Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 311581
Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
- A. Pha co tâm nhĩ → pha giãn chung → pha tâm thất
- B. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất →pha giãn chung
- C. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha giãn chung
- D. Pha giãn chung → pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 311583
Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối của quang hợp là gì?
- A. ATP, NADPH và O2
- B. NADPH và O2
- C. ATP và CO2
- D. ATP và NADPH
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 311584
Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp?
- A. Dạ lá sách
- B. Dạ múi khế
- C. Dạ tổ ong
- D. Dạ cỏ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 311585
Trong các nguyên nhân sau:
(1) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(2) Thế năng nước của đất là quá thấp.
(3) Các ion khoáng độc hại đối với cây.
(4) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.
(5) Lông hút bị chết.
Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:
- A. (1), (2) và (5)
- B. (1), (4) và (5)
- C. (3), (4) và (5)
- D. (1), (3) và (4)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 311587
Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
- A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học
- B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học
- C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học
- D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 311588
Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây là căn cứ vào yếu tố nào?
- A. dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra
- B. dấu hiệu bên ngoài của thân cây
- C. dấu hiệu bên ngoài của lá cây
- D. dấu hiệu bên ngoài của hoa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 311590
Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là gì?
- A. Tăng diện tích lá
- B. Tăng cường độ quang hợp
- C. Tăng hệ số kinh tế
- D. Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 311591
Cho các nội dung sau:
(1). Lực đẩy của rễ.
(2). Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
(3). Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
(4). Sự chênh lệch áp suât thẩm thấu giữa cơ quan nguồnvà cơ quan đích .
(5). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất.
Động lực vận chuyển của dòng mạch gỗ bao gồm:
- A. (1), (2), (4 )
- B. (1), (2), (3)
- C. (1), (3), (4)
- D. (1), (3), (5)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 311592
Khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm thi cơ thể điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu diễn ra theo trật tự nào?
- A. Gan →Glucagôn → Tuyến tụy → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng
- B. Gan → Tuyến tụy → Glucagôn → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng
- C. Tuyến tụy → Gan → Glucagôn → Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng
- D. Tuyến tụy →Glucagôn → Gan →Glicôgen → Glucôzơ trong máu tăng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 311593
Nguyên nhân chính làm cho phần lớn cây lương thực không thích nghi với đất có độ mặn cao là gì?
- A. Hàm lượng ôxi trong đất thấp
- B. Thế nước của đất thấp
- C. Các ion khoáng là độc đối với cây
- D. Cường độ ánh sáng quá cao
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 311594
Ở Cây Xoài, nitơ được hấp thụ dưới dạng nào?
- A. Nito tự do có trong khí quyển (N2)
- B. Nitrat (NO3-)
- C. Nitrat (NO3-) và amôni (NH4+)
- D. Amôni (NH4+)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 311595
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất rễ là gì?
- A. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
- B. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao
- C. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao
- D. Động lực của dòng mạch rây
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 311596
Ở cá xương, mang có diện tích trao đổi khí lớn vì sao?
(1) Mang có nhiều cung mang.
(2) Mỗi cung mang có nhiều phiến mang.
(3) Mang có khả năng mở rộng.
(4) Mang có diềm nắp mang.
Phương áp trả lời đúng là:
- A. (2) và (3)
- B. (1) và (4)
- C. (2) và (4)
- D. (1) và (2)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 311597
Ghép nội dung cột 1 với cột 2 sao cho hợp lí
- A. I: 5, 1; II: 3, 7, 8; III: 4, 2
- B. I: 3, 1, 7; II: 5, 8; III: 4, 2
- C. I: 3, 1; II: 5, 7, 8; III: 4, 2
- D. I: 5, 1, 7; II: 3, 8; III: 4, 2
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 311598
Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?
- A. Khi mới bón phân, cây dễ hút nước do sự sinh trưởng của rễ tăng, sau đó sự hút nước giảm dần
- B. Khi mới bón phân, cây khó hút nước do nồng độ dịch đất tăng, sau đó cây dễ hút nước hơn do hút khoáng làm tăng dịch bào
- C. Khi mới bón phân, hàm lượng H+ giảm, cây tăng cường hút nước để bù lại, sau đó hàm lượng H+ cân bằng, quá trình hút nước trở lại bình thường
- D. Khi mới bón phân, hàm lượng OH- tăng, cây giảm hút nước, sau đó hàm lượng OH- cân bằng quá trình hút nước trở lại bình thường
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 311599
Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình nào?
- A. Tổng hợp cacbohiđrat
- B. Tổng hợp lipit
- C. Tổng hợp prôtêin
- D. Tổng hợp ADN
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 311600
Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
- A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
- B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
- C. Ngựa, thỏ, chuột
- D. Trâu, bò, cừu, dê
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 311601
Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
- A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch
- B. Qua thành mao mạch
- C. Qua thành động mạch và mao mạch
- D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 311602
Hệ sắc tố quang hợp là gì?
- A. diệp lục và carôtennôit
- B. diệp lục a và carôten
- C. diệp lục b và carôten
- D. diệp lục và carôten
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 311604
Giả sử nồng độ ion Ca2+ ở trong tế bào lông hút của cây A là 0,001 cM. Theo lí thuyết, cây A sống ở môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây thì cần phải tiêu tốn năng lượng cho việc hấp thụ ion Ca2+?
- A. 0,012
- B. 0,065
- C. 0,008
- D. 0,0008
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 311605
Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào ?
(1) Lông hút
(2) mạch gỗ
(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì
(5) trung trụ
- A. (1)→(3) → (4) → (5) → (2)
- B. (1) → (3) → (5) → (4) → (2)
- C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5)
- D. (1) → (4) → (3) → (5) → (2)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 311606
Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
- A. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này
- B. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2
- C. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước
- D. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 311607
Có bao nhiều biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng?
I. Bón phân, tưới nước hợp lí.
II. Chọn giống có cường độ quang hợp cao.
III. Trồng cây với mật độ thích hợp.
IV, Trồng cây đúng mùa vụ.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 311609
Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?
- A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
- B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
- C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
- D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v)khá lớn
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 311610
Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
- A. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
- B. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào
- C. Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể
- D. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 311611
Ở động vật có ống tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa thế nào?
- A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào
- B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào
- C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào
- D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 311612
Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:
(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao.
(2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.
(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.
(4). Có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây trồng.
Số phát biểu chính xác là:
- A. 1
- B. 4
- C. 3
- D. 2
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 311614
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ thành các dạng mà cây hấp thụ được?
I. Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.
II. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
III. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
IV. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
- A. 1
- B. 3
- C. 4
- D. 2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 311615
Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình quang hợp?
- A. CO2
- B. H2O
- C. N2
- D. O2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 311616
Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hoá dạng túi?
- A. Gà
- B. Bò
- C. Thủy tức
- D. Ngựa
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 311617
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi ở động vật?
- A. Trong cơ thể, chỉ có các hệ đệm mới có vai trò trong điều hoà cân bằng pH nội môi
- B. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong
- C. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ,...
- D. Gan tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 311618
Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là gì?
- A. lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước)
- B. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- C. lực liên kết giữa các phân tử nước
- D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 311619
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là gì?
- A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
- B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
- C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh
- D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 311620
Phương trình hô hấp hiếu khí nào dưới đây là chính xác?
- A. C6H12O6 + 6O2→6CO2+ 6H2 O
- B. C6H12O6 + 6O2→6H2 O + 6CO2+ ATP
- C. C6H12O6 + 6O2→6H2 O + 6CO2 + năng lượng (nhiệt + ATP)
- D. C6H12O6 + 6O2→6H2 O + 6CO2 + NADPH + NADH + ATP
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 311621
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua bào quan nào?
- A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
- B. từ mạch gỗ sang mạch rây
- C. từ mạch rây sang mạch gỗ
- D. qua mạch gỗ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 311622
Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
- A. Tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch
- B. Lưu lượng máu có trong tim
- C. Tiết diện mạch
- D. Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 311623
Quá trình khử nitrat xảy ra theo các bước nào?
- A. NO3- → NO2- → NH4+
- B. N2 → NH3 → NH4+
- C. NO2- → NO3- → NH4+
- D. NH3→ NO3- → NH4+
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 311624
Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
- A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng
- B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm
- C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng
- D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 311625
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
- A. Tích luỹ năng lượng
- B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường
- C. Điều hòa không khí
- D. Tạo chất hữu cơ
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 311626
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ yếu tố nào?
- A. Sự va đẩy của các tế bào máu
- B. Năng lượng co tim
- C. Dòng máu chảy liên tục
- D. Co bóp của mạch