Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 168491
Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học nào?
- A. Sử học
- B. Khảo cổ học
- C. Sinh học
- D. Văn học
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 168492
Nguyên tắc nào là cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là gì?
- A. Xác định không gian diễn ra các sự kiện
- B. Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.
- C. Xác định chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
- D. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 168493
Tại sao muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó theo trình tự thời gian?
- A. Không có nhiều cách để dựng lại lịch sử.
- B. Thời gian luôn gắn liền với không gian lịch sử.
- C. Cần ghi nhớ lại tất cả các sự kiện quan trọng.
- D. Xã hội loài người luôn có sự đổi thay qua thời gian.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 168494
Người nguyên thuỷ trên đất nước ta biết trồng trọt và chăn nuôi minh chứng cho điều gì?
- A. họ đã biết cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
- B. họ vẫn sống dựa vào tự nhiên.
- C. họ đã chinh phục được tự nhiên.
- D. họ đã bước vào thời đại văn minh, nhà nước đã ra đời.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 168496
Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta là gì?
- A. những mảnh sọ.
- B. răng, công cụ lao động,
- C. bộ xương.
- D. những mảnh sọ, rãng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 168498
Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là gì?
- A. Kĩ thuật mài đá.
- B. Kĩ thuật cưa đá.
- C. Thuật luyện kim.
- D. Làm đồ gốm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 168499
Công cụ sản xuất thuộc nền văn hóa Đông Sơn không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Số lượng công cụ đồng ngày càng tăng nhanh.
- B. Các công cụ ngày càng phong phú, đa dạng về loại hình.
- C. Có sự tiến triển về trình độ kĩ thuật và mĩ thuật.
- D. Thuật luyện kim được phát minh từ sự phát triển của nghề làm gốm.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 168500
Năm 111 TCN, nhà Hán đã chia nước ta thành bao nhiêu quận?
- A. hai.
- B. ba.
- C. bốn.
- D. năm.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 168501
Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?
- A. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ trên đất nước ta.
- B. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
- C. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam.
- D. Mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 168502
Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?
- A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.
- B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.
- C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.
- D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 168507
Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?
- A. Ánh sáng của mặt trời
- B. Nước sông hàng năm
- C. Thời tiết
- D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 168508
Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm?
- A. 2000 năm
- B. 10 năm
- C. 100 năm
- D. 1000 năm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 168509
Điểm tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của Người tinh khôn so với Người tối cổ là gì?
- A. Công cụ được ghè đẽo thô sơ
- B. Công cụ được ghè đẽo cẩn thận hơn.
- C. Công cụ đã biết mài ở lưỡi cho sắc
- D. Công cụ bằng kim loại.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 168510
Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy?
- A. Xã hội loài người phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp
- B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu khoa học – kĩ thuật
- C. Xã hội loài người mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm
- D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại và các tầng lớp khác
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 168512
Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?
- A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450)
- B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850 – 1100)
- C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn, dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850 – 1100)
- D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 168513
Theo Công lịch, một năm có bao nhiêu ngày?
- A. 365 ngày, chia làm 12 tháng
- B. 365 ngày, chia làm 13 tháng
- C. 366 ngày, chia làm 12 tháng
- D. 366 ngày, chia làm 13 tháng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 168514
Lịch sử là gì?
- A. khoa học tìm hiểu về quá khứ
- B. những gì đã diễn ra trong quá khứ
- C. sự hiểu biết của con người về quá khứ
- D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 168515
Gia đình Trưng Trắc, Trưng Nhị và gia đình Thi Sách đã không có hành động nào sau đây?
- A. Cùng nhau mưu việc lớn, chống lại quân Hán.
- B. Bí mật tìm cách liên lạc với thủ lĩnh ở mọi miền đất nước.
- C. Chuẩn bị nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán.
- D. Ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 168516
Nhà Hán lại gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì?
- A. Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
- B. Vơ vét được nhiều của cải, sản vật.
- C. Biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
- D. Thực hiện dễ dàng chính sách đồng hóa
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 168517
Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?
- A. Cai trị tàn bạo.
- B. Đồng hóa.
- C. Thân dân.
- D. Phân biệt dân tộc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 168518
Nội dung nào sau đây phản ánh sự thay đổi của nhà nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán?
- A. Nhân dân hoàn toàn bị người Hán đồng hóa.
- B. Nước ta bị chia thành quận sáp nhập vào Trung Quốc.
- C. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra liên tiếp.
- D. Đất nước bị mất hoàn toàn độc lập.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 168519
Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta?
- A. Nhân dân ta vùng dậy khởi nghĩa mạnh mẽ.
- B. Tầng lớp nô lệ và tư sản ngày càng tăng.
- C. Cuộc sống của nhân dân càng thêm khổ cực.
- D. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi tích cực.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 168520
“Châu” dưới thời kì Bắc thuộc là đơn hành chính nào?
- A. gồm nhiều huyện.
- B. giống tỉnh ngày nay.
- C. trên cấp huyện.
- D. trên cấp quận.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 168521
Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?
- A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- C. Hai Bà Trưng xây dựng chính quyền tự chủ.
- D. Hai Bà Trưng tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 168522
Học Lịch sử để làm gì?
- A. Biết cho vui
- B. Hiểu cội nguồn tổ tiên, cha ông.
- C. Tô điểm cho cuộc sống.
- D. Biết việc làm của người xưa.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 168523
Sự thay đổi trong môi trường học tập từ 100 năm trước so với hiện nay xuất phát từ lí do nào?
- A. Con người sáng tạo không ngừng để tạo ra của cải vật chất.
- B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.
- C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.
- D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 168524
Tại sao nói mỗi con người, cây cỏ và cả xã hội loài người đều có lịch sử?
- A. Tất cả đều được sinh ra cùng thởi điểm.
- B. Tất cả đều trải qua những thay đổi về thời gian.
- C. Tất cả đều không còn diễn biến đến hiện tại.
- D. Tất cả đều đang diễn biến đến hiện tại.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 168525
Các dân tộc, quốc gia, khu vực trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?
- A. một cách
- B. hai cách
- C. ba cách.
- D. bốn cách.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 168526
Ý nào sau đây phản ảnh không đúng về khái niệm môn Lịch sử?
- A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- B. Là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
- C. Là một môn khoa học.
- D. Là tìm hiểu cội nguồn của mỗi sự vật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 168527
Bộ lịch nào được sử dụng chung cho các dân tộc trên thế giới?
- A. Công lịch
- B. Âm lịch
- C. Lịch dương
- D. Lịch âm