Bài học dưới đây Bài 9: Mạch điện trong chương trình Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo giúp chúng ta tìm hiểu về cấu trúc chung của một mạch điện và các bộ phận chính của nó. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu trúc chung của mạch điện
- Mạch điện là tập hợp các bộ phận mang điện được kết nối lại với nhau bằng dây dẫn điện để thực hiện chức năng của mạch.
- Mạch điện đơn giản gồm các khối như Hình 9.1:
Hình 9.1. Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện
a) Nguồn điện: cung cấp năng lượng cho toàn mạch điện.
b) Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ bao gồm:
- Thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện đóng ngắt nguồn điện, điều khiển tải và bảo vệ an toàn mạch điện.
- Dây dẫn kết nối các bộ phận của mạch điện.
c) Phụ tải điện: tiêu thụ năng lượng điện từ nguồn điện.
Bảng. Kí hiệu trong sơ đồ điện
1.2. Các bộ phận chính của nguồn điện
1.2.1. Nguồn điện
a. Nguồn điện xoay chiều (AC):
- Nguồn điện xoay chiều cung cấp điện cho mạch điện xoay chiều.
- Dòng điện xoay chiều có giá trị và chiều thay đổi theo thời gian khi mạch điện hoạt động.
- Một số nguồn điện xoay chiều thông dụng: nguồn điện lưới, máy phát điện xoay chiều,...
b. Nguồn điện một chiều (DC):
- Nguồn điện cho mạch điện một chiều.
- Nguồn điện tạo dòng điện một chiều không thay đổi theo thời gian.
- Các nguồn điện một chiều thông dụng: pin, ắc quy, pin năng lượng mặt trời,...
1.2.2. Tải tiêu thụ điện
Tải tiêu thụ điện là các thiết bị sử dụng trong gia đình hoặc công nghiệp, chuyển đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như quang năng, cơ năng và nhiệt năng để phục vụ nhu cầu sử dụng.
1.2.3. Bộ phận đóng, cắt và bảo vệ mạch điện
Hình 9.2. Một số thiết bị đóng, cắt và bảo vệ mạch điện
Bộ phận đóng, cắt và bảo vệ mạch điện bao gồm cầu dao, cầu chì và aptomat.
- Cầu dao (Hình 9.2a): đóng, cắt nguồn điện bằng tay.
- Cầu chì (Hình 9.2b): bảo vệ sự cố ngắn mạch và quá tải cho mạch điện, thường kết hợp với cầu dao.
- Aptomat (Hình 9.2c): đóng, cắt nguồn điện bằng tay hoặc tự động khi có sự cố quá tải và ngắn mạch.
1.2.4. Bộ phận điều khiển mạch điện
Hình 9.3. Các bộ phận điều khiển mạch điện
- Bộ điều khiển mạch điện bao gồm các bộ phận để bật/tắt tải theo nhu cầu sử dụng, được chọn và sử dụng phù hợp với tính chất của mạch và tải.
- Các bộ phận bao gồm:
+ Công tắc nổi và công tắc âm tường: sử dụng để đóng/ngắt mạch điện trực tiếp bằng tay.
+ Công tắc điện từ: sử dụng để đóng/ngắt mạch điện tự động.
+ Mô đun điều khiển: sử dụng để đóng/ngắt mạch điện tự động theo chương trình đã được lập trình sẵn.
1.2.5. Dây dẫn điện
Hình 9.4. Một số loại dây dẫn điện thông dụng
Dây dẫn điện có chức năng kết nối các bộ phận (thiết bị) của mạch điện để tạo thành mạch kín cho dòng điện chạy qua khi mạch điện hoạt động.
Mỗi loại dây dẫn điện được lựa chọn sử dụng phù hợp với công suất của mạch điện. Lưu ý: – Chỉ sử dụng dây dẫn điện có vỏ cách điện an toàn. – Thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện để phát hiện và xử lí kịp thời sự cố hư hỏng vỏ cách điện. |
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Nêu sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện?
Hướng dẫn giải
Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là
Nguồn điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Tải tiêu thụ điện
Ví dụ 2: Đâu là đặc điểm của dây dẫn?
A. Tiêu thụ năng lượng điện
B. Đóng, cắt nguồn điện, điều khiển hoạt động của tải và bảo vệ an toàn cho mạch điện
C. Cung cấp năng lượng cho toàn mạch điện
D. Kết nối các bộ phận của mạch điện
Hướng dẫn giải
Đặc điểm của dây dẫn là kết nối các bộ phận của mạch điện.
Đáp án D
Luyện tập Bài 9 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện.
– Trình bày được thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.
3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 9 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 65 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 1 trang 65 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 2 trang 67 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 3 trang 67 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 4 trang 68 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 5 trang 69 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 6 trang 69 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 70 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 70 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 1 trang 70 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 2 trang 70 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 9 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!