YOMEDIA
NONE

Công nghệ 8 CTST Bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện


Nội dung Bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện trong chương trình Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo giúp chúng ta trình bày được đặc điểm cơ bản, nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện.. Mời các em tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Hình 12.1. Một số công việc của ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện

Kĩ thuật điện có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất. Các ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm:

- Kĩ sư điện: nghiên cứu, thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống, linh kiện và thiết bị điện.

- Kĩ sư điện tử: nghiên cứu, thiết kế, vận hành và bảo trì linh kiện và thiết bị điện tử.

- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: hỗ trợ kĩ thuật cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.

- Thợ điện: lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện và các thiết bị liên quan.

1.2. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Hình 12.2. Một số điều khiển làm việc của người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện

1.2.1. Phẩm chất

- Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung

- Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới

- Sức khoẻ tốt, không sợ độ cao.

1.2.2. Năng lực

- Người lao động kĩ thuật điện cần có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và làm việc nhóm.

- Mỗi ngành trong kĩ thuật điện có yêu cầu riêng:

+ Kĩ sư điện, điện tử cần tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát.

+ Kĩ thuật viên cần kĩ năng giám sát, hỗ trợ kĩ thuật.

+ Thợ điện cần kiến thức an toàn lao động, kỹ năng sử dụng thiết bị điện.

Một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện như: kĩ sư điện, kĩ sư điện tử, kĩ thuật viên kĩ thuật điện, thợ điện.

– Một số đặc điểm cơ bản của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện như:

+ Kĩ sư điện: thiết kế và chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị điện.

+ Kĩ sư điện tử: thiết kế và chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị điện tử.

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: hỗ trợ sản xuất, vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị điện.

+ Thợ điện: trực tiếp lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống máy móc, thiết bị điện và điện tử

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?

A. Kĩ sư luyện kim

B. Kĩ sư điện

C. Kĩ thuật viên siêu âm

D. Kĩ thuật viên kết cấu

 

Hướng dẫn giải

Kĩ sư điện thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện

 

Ví dụ 2: Công việc cụ thể của kĩ thuật viên kĩ thuật điện là gì?

 

Hướng dẫn giải

Công việc cụ thể của kĩ thuật viên kĩ thuật điện là thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, ... thiết bị điện

Luyện tập Bài 12 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

Trình bày được đặc điểm cơ bản, nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 83 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 1 trang 84 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 2 trang 84 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 3 trang 85 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 4 trang 85 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 86 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 86 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 1 trang 86 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 2 trang 86 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 3 trang 86 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 12 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON