Em làm thế nào để phát hiện và khắc phục các trường hợp gây nguy hiểm về điện tương tự như dây nguồn hỏng vỏ cách điện. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 8: An toàn điện trong chương trình Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện
1.1.1. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
Hình 8.1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện
- Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
- Kiểm tra thiết bị điện mà không sử dụng dụng cụ bảo vệ hoặc hỗ trợ.
- Chạm vào ổ điện bằng vật dẫn điện.
1.1.2. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện
- Tiếp xúc với dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
- Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện.
- Tiếp xúc với khu vực có dây dẫn bị đứt rơi xuống đất.
1.1.3. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
Gần đường dây cao áp và trạm biến áp có nguy cơ phóng điện qua không khí hoặc truyền điện xuống đất.
1.2. Biện pháp an toàn điện
Để sử dụng điện an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Khi sử dụng điện:
+ Lựa chọn thiết bị điện an toàn và sử dụng đúng hướng dẫn.
+ Kiểm tra định kỳ thiết bị và dây cấp nguồn.
+ Sử dụng dây cấp nguồn có vỏ cách điện.
+ Sử dụng thiết bị chống giật và tuân thủ khoảng cách an toàn.
- Khi sửa chữa điện:
+ Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa.
+ Sử dụng đúng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
1.3. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
1.3.1. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Hình 8.2. Một số dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn điện
1.3.2. Sử dụng bút thử điện
a. Cấu tạo bút thử điện
Hình 8.3. Cấu tạo bút thử điện
b. Nguyên lí làm việc
- Khi chạm tay vào kẹp kim loại và đặt đầu bút lên vật mang điện, dòng điện tử vật mang điện đi qua điện trở và bóng đèn thể người, hình thành mạch kín, làm bóng đèn sáng lên.
- Dòng điện qua bóng đèn nhỏ, không nguy hiểm cho người.
c. Sử dụng bút thử điện
- Đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra nguồn điện.
- Ấn nhẹ ngón tay cái vào kẹp kim loại ở đầu còn lại của bút (nắp bút).
- Quan sát đèn báo, nếu đèn phát sáng thì tại vị trí kiểm tra có điện.
1.4. Sơ cứu người bị điện giật
1.4.1. Các bước cần làm khi có người bị tai nạn điện giật
Các bước sơ cứu nạn nhân bị điện giật:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện gần nhất.
- Bước 2: Sử dụng vật cách điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Bước 3: Dưa nạn nhân đến nơi thoáng, rộng rãi để kiểm tra hô hấp và sơ cứu.
- Bước 4: Đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc gọi điện cho nhân viên y tế.
1.4.2. Thực hành sơ cứu người bị tai nạn điện giật
a. Yêu cầu thực hiện
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng (sàn nhà hoặc mặt bàn).
- Thực hiện hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo đúng số lần thao tác trong mỗi phút.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành.
b. Dụng cụ, vật liệu
- Khăn lau sạch.
- Khăn lót sản cho nạn nhân nằm.
- Đồng hồ bấm giờ.
c. Quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện giật
Thực hiện sơ cứu theo thứ tự các bước như trong Bảng .
Bảng. Các bước sơ cứ người bị tai nạn điện
– Những nguyên nhân chính gây tai nạn điện bao gồm: tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện; tiếp xúc gián tiếp với vật nhiễm điện; vi phạm an toàn lưới điện cao thế. – Các biện pháp bảo vệ an toàn điện bao gồm: ngắt nguồn điện khi sửa chữa đồ dùng thiết bị điện; thường xuyên kiểm tra để phát hiện và sửa chữa kịp thời những tình huống gây mất an toàn điện; sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. – Khi có người bị tai nạn điện cần nhanh chóng ngắt nguồn điện; tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện; kiểm tra hô hấp và sơ cứu; đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc liên hệ nhân viên y tế. |
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần làm gì?
Hướng dẫn giải
Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần:
+ Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng
+ Lựa chọn thiết bị an toàn, dây dẫn có vỏ cách điện
+ Không vi phạm an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
+ Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải, chống rò điện
Ví dụ 2: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật trường hợp nạn nhân còn tỉnh ta nên làm thế nào?
A. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, gọi người sơ cứu.
B. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho ăn uống gì.
C. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân uống nước.
D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
Hướng dẫn giải
Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật trường hợp nạn nhân còn tỉnh ta nên: Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho ăn uống gì.
Đáp án B
Luyện tập Bài 8 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
– Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.
– Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
– Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện.
3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 8 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 58 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 1 trang 59 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 2 trang 60 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 3 trang 60 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 4 trang 61 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 5 trang 61 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Khám phá 6 trang 62 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 64 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 64 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 64 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 8 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!