YOMEDIA
NONE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực


Để có cái nhìn rõ hơn về một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí động lực, cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai, HOC247 mời các em cùng tìm hiểu nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực

 Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực là công việc áp dụng các kiến thức toán, khoa học, kĩ thuật vào việc đáp ứng yêu cầu kinh tế.

 

- Các sản phẩm cơ khí động lực gồm động cơ đốt trong, thân vỏ tàu thuỷ, hình dáng khí động học của máy bay, hệ thống truyền lực cho ô tô, toàn bộ ô tô,...

- Để thực hiện nhóm công việc này, cần theo học các chương trình đào tạo:

+ Kĩ thuật cơ khí động lực, ô tô, tàu thuỷ, hàng không

+ Các ngành có liên quan như kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điều khiển và tự động hoá.

- Nhóm công việc này thường được thực hiện bởi các kỹ sư như:

+ Kỹ sư kĩ thuật cơ khí động lực

+ Kỹ sư kĩ thuật ô tô

+ Kỹ sư kĩ thuật hàng không

+ Kỹ sư kĩ thuật tàu thuỷ,...

Hình 1. Hoạt động thiết kế sản phẩm ngành cơ khí động lực

1.2. Sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực

 Sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực bao gồm chế tạo các chi tiết, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

 

- Các ngành đào tạo liên quan đến công việc này bao gồm:

+ Công nghệ kĩ thuật cơ khí

+ Công nghệ kĩ thuật thuỷ lực

+ Công nghệ hàn

+ Công nghệ sơn.

- Các kĩ thuật viên và thợ chuyên nghiệp thường thực hiện công việc này, bao gồm:

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật hàng không

+ Kĩ thuật viên máy tự động

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật ô tô

+ Thợ hàn, thợ lắp ráp máy cơ khí, thợ phun sơn xe cơ giới.

Hình 2. Hoạt động sản xuất lắp ráp sản phẩm cơ khi động lực

1.3. Bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí động lực

 Nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa các máy cơ khí động lực có nhiều công việc cụ thể như kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật và khắc phục các sự cố.

 

- Để thực hiện công việc này, cần theo học các chương trình đào tạo các ngành phù hợp.

- Công việc này chủ yếu được thực hiện bởi các nghề thợ và kĩ thuật viên như:

+ Thợ cơ khí và sửa chữa xe cơ giới

+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy bay

+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc nông nghiệp và công nghiệp

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật ô tô

+ Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ.

Hình 3. Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc cơ khí động lực

Bài tập minh họa

Bài 1. Em hãy mô tả ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí động lực.

 

Hướng dẫn giải

Mô tả ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí động lực:

- Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật của ô tô để đưa ra yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục các sự cố hiện hữu hoặc tiềm ẩn để đảm bảo máy vận hành tốt;

- Tháo lắp, kiểm tra đánh giá, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết và kiểm tra trước khi xuất xưởng.

 

Bài 2. Em hãy cho biết nhóm ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực thường thực hiện công việc ở đâu?

 

Hướng dẫn giải

Nhóm ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực thường được thực hiện tại các nhà máy sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực.

Luyện tập Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể:

- Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến liên quan đến cơ khí động lực.

- Trình bày được nội dung của các ngành nghề phổ biến liên quan đến cơ khí động lực.

2.1. Trắc nghiệm Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 79 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 79 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 80 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 81 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 81 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF