YOMEDIA
NONE
  • Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

    Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp khí phách hiên ngang của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khí phách hiên ngang của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
      • Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học. Mở bài giới nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của nhân vật Huấn Cao.
      • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
        • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
        • Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của nhân vật Huấn Cao.
          • Không sợ lao tù: 
            • Huấn Cao mang ý chí “chọc trời khuấy nước” nên đã cầm quân chống lại triều đình phong kiến thối nát, khi bị bắt thì “bẻ khóa, vượt ngục” để tiếp tục thực hiện lí tưởng. 
            • Điều này cũng thể hiện rõ qua ý nghĩ của Quản ngục về Huấn Cao “những kẻ chọc trời khuấy nước đến trên đầu người ta cũng chẳng biết có ai nữa”. Như vậy Huấn Cao rõ ràng là một trang anh hùng nghĩa liệt có lí tưởng, có dũng khí, có chí lớn, yêu công bằng và tự do. 
          • Không sợ quyền uy: 
            • Khí phách hiên ngang của Huấn Cao còn hiện rõ ở tinh thần “uy vũ bất năng khuất” (không sợ gông xiềng, đòn roi, cường quyền). Vừa đến nhà ngục, bất chấp việc lính giơ roi dọa dẫm, Huấn Cao vẫn điềm nhiên chỉ huy những người tù dỗ cái gông nặng đến bảy, tám tạ xuống nền đá làm rơi ra một trận mưa rệp.
            • Lúc viên quản ngục cho người đem rượu thịt đến, Huấn Cao đã điềm nhiên ăn uống như cái lúc còn tung hoành ngoài đời... Đặc biệt, khi Huấn Cao tưởng viên quản ngục đến để mua chuộc mình, ông đã tỏ ra “khinh bạc đến điều” và nói: “Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. 
          • Không sợ chết: 
            • Khi đối mặt với cái chết, họ thường tỏ ra khiếp sợ. Vậy mà, khi được tin cái chết đã đến, Huấn Cao vẫn thanh thản “mỉm cười”. 
            • Hơn thế, Huấn Cao vẫn ung dung, chủ động sắp xếp kế hoạch để cho chữ viên quản ngục sau khi đã nhận ra tấm lòng yêu quý cái đẹp của ông ta
        • Đánh giá chung: 
          • Xây dựng nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp thiên lương ngời sáng, Nguyễn Tuân đã thể hiện rõ tài hoa độc đáo trong phong cách sáng tác của mình. Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống éo le, bút pháp lãng mạn, tương phản đối lập. 
          • Qua vẻ đẹp thiên lương nói riêng và nhân vật Huấn Cao nói chung, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; đồng thời thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.
      • Sáng tạo 
        • Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu 
        • Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 63569

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON