Câu hỏi trắc nghiệm (20 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 26860
Hỗn số \(5\frac{3}{4}\) được viết dưới dạng phân số :
- A. \(\frac{{15}}{4}\)
- B. \(\frac{3}{{23}}\)
- C. \(\frac{{19}}{{44}}\)
- D. \(\frac{{23}}{4}\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 26865
Để nhân hai phấn số ta làm như sau:
- A. Ta nhân tử phân số này với mẫu phân số kia
- B. Ta phải quy đồng mẫu sau đó nhân tử với tử còn mẫu giữ nguyên
- C. Ta nhân phân số thứ nhất với nghịch đảo của phân số thứ hai
- D. Ta nhân tử với tử, mẫu với mẫu
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 26901
Kết quả của phép chia \( - 5:\frac{1}{2}\)
- A. \( - \frac{1}{{10}}\)
- B. 10
- C. -10
- D. \(- \frac{5}{2}\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 26904
Số nghịch đảo của \(\frac{1}{5}\)
- A. \(- \frac{1}{5}\)
- B. 1
- C. 5
- D. -5
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 26907
Tìm x biết \(\frac{4}{5}:x = \frac{1}{3}\)
- A. \(x=2\frac{2}{5}\)
- B. \(x = \frac{5}{{12}}\)
- C. \(x = \frac{4}{{12}}\)
- D. \(x = 3\frac{3}{{14}}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 26916
Tìm cặp phân số không bằng nhau
- A. \(\frac{1}{{14}};\frac{1}{2}\)
- B. \( - \frac{3}{{15}};\frac{6}{{ - 30}}\)
- C. \(\frac{4}{5};\frac{{20}}{{25}}\)
- D. \(\frac{{ - 4}}{{15}};\frac{8}{{30}}\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 26941
Lớp 6A có \(\frac{4}{5}\)số học sinh thích bóng bàn, \(\frac{{22}}{{25}}\) số học sinh thích cầu lông, \(\frac{7}{{10}}\) số học sinh thích đá cầu, \(\frac{3}{{4}}\)số học sinh thích bóng đá. Môn thể thao nào được nhiều bạn lớp 6A yêu thích nhất
- A. Bóng bàn
- B. Cầu lông
- C. Đá cầu
- D. Bóng đá
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 26970
Nếu \(\frac{a}{b} + \frac{3}{6} = 0\) thì
- A. \(\frac{a}{b} = - \frac{3}{6}\)
- B. \(\frac{a}{b} = \frac{{ - 3}}{6}\)
- C. \(\frac{a}{b} = - \frac{1}{2}\)
- D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 26977
Để cộng hai phân số với nhau ta làm như sau:
- A. Cộng tư với tử cộng mẫu với mẫu
- B. Đưa 2 phân số về dạng cùng mẫu rồi cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu
- C. Cộng tử với tử, nhân mẫu với mẫu
- D. Đưa 2 phân số về dạng cùng mẫu rồi cộng tử với tử, cộng mẫu với mẫu
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 27012
Tìm đẳng thức đúng
- A. \(\frac{a}{{b + c}} = \frac{a}{b} + \frac{a}{c}\)
- B. \(\frac{{a + c}}{b} = \frac{a}{b} + \frac{c}{b}\)
- C. \(\frac{a}{b} - \frac{c}{d} = \frac{a}{b} + \frac{c}{d}\)
- D. \(\frac{{a + c}}{b} = \frac{a}{b} - \frac{c}{b}\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 27094
Hai nửa mặt phẳng có chung bờ là hai nửa mặt phẳng:
- A. có chug 1 cạnh
- B. đối nhau
- C. chung gốc
- D. bằng nhau
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 27095
Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy khi:
- A. góc xOy là góc bẹt
- B. góc xOy lớn hơn góc tOy
- C. góc xOy nhỏ hơn góc tOy
- D. góc xOy bằng góc tOy
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 27096
Cho 3 điểm O, A, B không thẳng hàng. Tia Ox nằm giữa 2 tia OA, OB khi tia Ox cắt:
- A. Đoạn thẳng OA
- B. Đoạn thẳng OB
- C. Đoạn thẳng AB
- D. Đường thẳng OB
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 27097
Hai góc phụ nhau là hai góc?
- A. Có tổng số đo bằng \({90^o}\)
- B. Có tổng số đo bằng \({180^o}\)
- C. Kề nhau và có tổng số đo bằng \({90^o}\)
- D. Kề nhau và có tổng số đo bằng \({180^o}\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 27104
Khi Oz là tia phân giác của xOy ta có:
- A. \(\widehat {xOz} + \widehat {zOy} = \widehat {xOy}\)
- B. \(\widehat {xOz} = \widehat {zOy}\)
- C. \(\widehat {xOz} = \widehat {zOy} = \widehat {xOy}\)
- D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 27109
Hinh gồm các điểm cách O một khoảng 4m là
- A. Hình tròn tâm O bán kính 4cm
- B. Đường tròn tâm O bán kính 4cm
- C. Đường tròn tâm O đường kính 4cm
- D. Hình tròn tâm O đường kính 4cm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 27114
Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Tia nào nằm giữa 2 tia còn lại
- A. Tia OM
- B. Tia OA
- C. Tia OB
- D. Không có tia nào
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 27126
Cho đường tròn tâm O bán kính 3cm. Lấy điểm M sao cho OM=2cm
- A. Điểm M nằm trên đường tròn
- B. Điểm M nằm trong đường tròn
- C. Điểm M nằm ngoài đường tròn
- D. Cả 3 câu đều sai
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 27132
Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng a khi:
- A. Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng AB
- B. Hai điểm A, B ở cùng 1 nửa mặt phẳng bờ a
- C. Hai điểm A, B nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng a
- D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 27144
Góc nhon có số đo
- A. Nhỏ hơn \({180^o}\)
- B. Nhỏ hơn \({90^o}\)
- C. Lớn hơn 0 nhỏ hơn \({90^o}\)
- D. Lớn hơn 0 nhỏ hơn \({180^o}\)