Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 421513
Chất ở thể khí không có tính chất nào sau đây?
- A. Không có hình dạng nhất định.
- B. Chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó.
- C. Chỉ nhìn thấy khi có màu.
- D. Có thể nhìn thấy được và có hình dạng nhất định.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 421515
Chọn phát biểu đúng:
- A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
- B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
- C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
- D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 421517
Thế nào là vật liệu?
- A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
- B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
- C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
- D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 421519
Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
- A. tính chất của chất.
- B. thể của chất.
- C. mùi vị của chất.
- D. số chất tạo nên.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 421523
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
- A. Hoà tan đường vào nước.
- B. Cô cạn nước đường thành đường.
- C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
- D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 421524
Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
- A. Mía.
- B. Lúa mạch.
- C. Ngô.
- D. Lúa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 421525
Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
- A. vật liệu.
- B. nhiên liệu.
- C. nguyên liệu.
- D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 421526
Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
- A. Lọc.
- B. Dùng máy li tâm.
- C. Chiết.
- D. Cô cạn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 421527
Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được
- A. nhũ tương.
- B. huyền phù.
- C. dung dịch.
- D. dung môi.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 421528
Để tách sulfur (lưu huỳnh) ra khỏi hỗn hợp sulfur và nước, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
- A. Lọc
- B. Chưng cất.
- C. Cô cạn.
- D. Chiết.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 421534
Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?
- A. Tế bào → cơ quan → mô → hệ cơ quan → cơ thể
- B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
- C. Cơ thể → hệ cơ quan → mô → tế bào → cơ quan
- D. Hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể → mô → tế bào
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 421535
Tên khoa học của một loài được hiểu là
- A. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
- B. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
- C. Cách gọi truyền thống của dân ản địa theo vùng miền, quốc gia
- D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 421536
Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?
- A. Hệ tuần hoàn
- B. Hệ thần kinh
- C. Hệ hô hấp
- D. Hệ tiêu hóa
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 421538
Cho các bộ phận sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tim
(3) Mô cơ
(4) Con thỏ
(5) Hệ tuần hoàn
Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:
- A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
- B. (4) → (3) → (1) → (2) → (5)
- C. (5) → (4) → (3) → (2) → (1)
- D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 421540
Cho các đặc điểm sau:
(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào
(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau
(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống
(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp
(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé
Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?
- A. (1), (3)
- B. (2), (4)
- C. (3), (5)
- D. (1), (4)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 421542
Loài nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?
- A. Tảo lục
- B. Dương xỉ
- C. Lúa nước
- D. Rong đuôi chó
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 421543
Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?
- A. Trùng giày
- B. Vi khuẩn lam
- C. Con dơi
- D. Trùng roi
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 421547
Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Động vật?
- A. Đa bào
- B. Nhân sơ
- C. Dị dưỡng
- D. Có khả năng di chuyển
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 421548
Ba yếu tố cần thiết của sự cháy là
- A. chất cháy, oxygen, nhiệt độ.
- B. chất cháy, carbon dioxide, nhiệt độ.
- C. chất không cháy, oxygen, nhiệt độ.
- D. chất không cháy, carbon dioxide, nhiệt độ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 421550
Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
- A. Đốt rơm rạ.
- B. Bón phân tươi cho cây trồng.
- C. Tưới nước cho cây trồng.
- D. Phun thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 421551
Cho câu sau: "Gỗ vừa là … để làm đồ thủ công, vừa là … sản xuất giấy, vừa là … để đun nấu."
Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu trên lần lượt là
- A. vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.
- B. nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu.
- C. nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu.
- D. nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 421554
Tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ nhất?
- A. Tế bào hồng cầu
- B. Tế bào vi khuẩn
- C. Tế bào trứng
- D. Tế bào lông hút
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 421556
Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị thay đổi tốc độ?
- A. Ấn mạnh tay xuống đệm
- B. Ngồi lên một cái yên xe
- C. Cầu thủ đá quả bóng vào lưới
- D. Gió thổi làm buồm căng
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 421557
Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:
- A. trọng lượng
- B. trọng lực
- C. lực đẩy
- D. lực nén
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 421559
Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
- A. sự tiếp xúc
- B. sự va chạm
- C. sự đẩy, sự kéo
- D. sự tác dụng
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 421561
Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N. Điều này có nghĩa
- A. Trọng lượng của vật bằng 300g
- B. Trọng lượng của vật bằng 400g
- C. Trọng lượng của vật bằng 3N
- D. Trọng lượng của vật bằng 4N
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 421563
Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu lò xo một vật có khối lượng 1kg. Nếu dùng lò xo này làm lực kế, trên thang chia độ, hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị mấy niutơn (N)?
- A. 0,5 N
- B. 2 N
- C. 1 N
- D. 1,5 N
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 421565
Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?
- A. Môi trường nước
- B. Môi trường chân không
- C. Môi trường không khí
- D. Cả A và C
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 421566
Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
- A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt.
- B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất.
- C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn.
- D. Lực làm cho lốp xe bị mòn.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 421568
Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó
- A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.
- B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
- C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.
- D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 421570
Để nâng tấm bê tông lên, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một
- A. Lực kéo
- B. Lực nâng
- C. Lực đẩy
- D. Lực ấn
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 421572
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
- B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
- C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
- D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 421574
Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật:
- A. có thể thay đổi tốc độ
- B. có thể bị biến dạng
- C. có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
- D. cả ba tác dụng trên
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 421576
Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
…. là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
- A. Trọng lượng
- B. Số đo lực
- C. Khối lượng
- D. Độ nặng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 421579
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
- A. làm mặt tường bị biến dạng.
- B. làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
- C. không làm mặt tường biến dạng.
- D. vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 421586
Mô tả nào sau đây đúng với lực được biểu diễn trong hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 2N).
- A. Lực F1 có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.
- B. Lực F1 có phương thẳng đứng, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.
- C. Lực F1 có phương ngang, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 4 N.
- D. Lực F1 có phương ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 4 N.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 421587
Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ
- A. không thay đổi.
- B. tăng dần.
- C. giảm dần.
- D. tăng dần hoặc giảm dần.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 421589
Lực ma sát xuất hiện ở:
- A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.
- B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.
- C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
- D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 421592
Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.
- A. 45 cm
- B. 40 cm
- C. 50 cm
- D. 55 cm
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 421594
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
- A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản.
- B. Con cá đang bơi.
- C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
- D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển.