Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 452535
Xi-xê-rông là nhà chính trị nổi tiếng của quốc gia cổ đại nào?
- A. Ấn Độ cổ đại
- B. La Mã cổ đại
- C. Hy Lạp cổ đại
- D. Trung Quốc cổ đại
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 452543
Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là môn học tìm hiểu về điều gì?
- A. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ
- B. Những chuyện cổ tích do người xưa kể lại
- C. Sự biến đổi của khí hậu qua thời gian
- D. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 452548
Nhà chính trị nổi tiếng La Mã cổ đại Xi-xê-rông đã nói: “Lịch Sử là thầy dạy của cuộc sống”. Câu nói nói có ý nghĩa như thế nào?
- A. Lịch Sử giúp ta đúc kết bài học kinh nghiệm tưf quá khứ để phục vụ cho hiện tại
- B. Lịch Sử chỉ có ý nghĩa với cuộc sống con người ở quá khứ
- C. Lịch Sử giúp cuộc sống con người giàu có lên nhanh chóng
- D. Tìm hiểu lịch sử giúp con người có thể thâu tóm toàn bộ tri thức trong cuộc sống
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 452551
Đâu là tư liệu chữ viết?
- A. Những câu chuyện cổ tích do người xưa tưởng tượng ra
- B. Những hoa văn trên thân và mặt trống đồng
- C. Những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy
- D. Những bản ghi; sách được in,…từ quá khứ còn được lưu giữ đến ngày nay
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 452553
Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?
- A. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
- B. Truyền thống chống giặc ngoại xâm
- C. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai
- D. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 452556
Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu lịch sử nào?
- A. Tư liệu chữ viết
- B. Tư liệu truyền miệng
- C. Tư liệu hiện vật
- D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 452564
Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của yếu tố nào?
- A. Mặt Trời quanh Trái Đất
- B. Trái Đất quanh Mặt Trời
- C. Mặt Trăng quanh Trái Đất
- D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 452571
Theo Công lịch, 1000 năm được gọi là gì?
- A. Thế kỉ
- B. Thập kỉ
- C. Kỉ nguyên
- D. Thiên niên kỉ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 452574
Tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm nào?
- A. Đức Phật ra đời
- B. Chúa Giê-su ra đời
- C. Chúa Giê-su qua đời
- D. Loài vượn người xuất hiện
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 452578
Những dấu tích nào của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?
- A. Công cụ và vũ khí bằng đồng
- B. Di cốt hóa thạch và công cụ bằng đá
- C. Di cốt hóa thạch và vu khí bằng sắt
- D. Đồ gốm và vũ khí bằng đồng thau
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 452579
Nội dung nào không đúng khi mô tả về đặc điểm hình thể của Người tối cổ?
- A. Hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân
- B. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao
- C. Thể tích hộp sọ lớn hơn so với vượn cổ
- D. Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 452583
Nhận định nào dưới đây không đúng khi mô tả đặc điểm hình thể của Người tinh khôn?
- A. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống với con người hiện nay
- B. Thể tích hộp sợ lớn hơn so với Người tối cổ
- C. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi lên cao
- D. Trên cơ thể chỉ còn một lớp lông mỏng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 452586
Nội dung nào không đúng khi mô tả về bầy người nguyên thủy?
- A. Sống thành từng bầy khoảng vài chục người
- B. Có người đứng đầu mỗi bầy người
- C. Nhiều bầy người sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc
- D. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 452590
Nội dung nào không đúng khi nói về đời sống tinh thần của Người nguyên thủy?
- A. Làm đồ trang sức bằng đá, đất nung
- B. Vẽ tranh trên vách đá
- C. Chôn cất người chế cùng với đồ tùy táng
- D. Tín ngưỡng thờ thần – vua
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 452594
Trong đời sống tinh thần, Người tinh khôn đã có tục nào sau đây?
- A. Thờ thần – vua
- B. Chôn cất người chết
- C. Xây dựng nhà cửa
- D. Lập đền thờ các vị vua
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 452598
Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã đưa đến chuyển biến nào trong đời sống xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
- A. Xuất hiện các gia đình mẫu hệ
- B. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo
- C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy
- D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 452601
Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã đưa đến chuyển biến nào trong đời sống xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
- A. Xuất hiện các gia đình phụ hệ
- B. Công xã thị tộc được mở rộng
- C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy
- D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 452605
Nội dung nào không đúng khi mô tả về những chuyển biến trong đời sống kinh tế ở Việt Nam vào cuối thời nguyên thủy?
- A. Dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng
- B. Con người định cư lâu dài ở ven các dòng sông lớn
- C. Công cụ lao động bằng đồng được sử dụng phổ biến
- D. Con người chuyển lên cư trú tại những vùng núi cao
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 452609
Vị vua nào đã thống nhất các công xã, lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại?
- A. Mê-nét
- B. Ha-mu-ra-bi
- C. Pê-ri-clét
- D. Ốc-ta-vi-út
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 452613
Người Lưỡng Hà cổ đại viết chữ lên vật liệu nào sau đây?
- A. Những tấm đất sét còn ướt
- B. Mai rùa, xương thú
- C. Giấy làm từ vỏ cây pa-pi-rút
- D. Chuông đồng, đỉnh đồng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 452616
Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà cổ đại là gì?
- A. Kim tự tháp Kê-ốp
- B. Vườn treo Ba-bi-lon
- C. Đền Pác-tê-nông
- D. Đấu trường Cô-lô-dê
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 452618
Đâu là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại?
- A. Sử thi Đăm-săn
- B. Sử thi Ra-ma-ya-na
- C. Sử thi I-li-át
- D. Sử thi Ô-đi-xê
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 452621
Thành tựu nào dưới đây là phát minh của cư dân Ấn Độ cổ đại?
- A. Hệ thống 10 chữ số
- B. Hệ chữ cái La-tinh
- C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở
- D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 452623
Đâu là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại?
- A. Sử thi I-li-át
- B. Sử thi Ô-đi-xê
- C. Vở kịch Sơ-kun-tơ-la
- D. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 452624
Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường nào?
- A. Đồng hóa văn hóa
- B. Chiến tranh
- C. Ngoại giao
- D. Luật pháp
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 452625
Loại chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú của người Trung Quốc cổ đại được gọi là gì?
- A. Kim văn
- B. Trúc thư
- C. Giáp cốt văn
- D. Thạch cổ văn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 452626
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?
- A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…
- B. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ
- C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh
- D. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 452627
Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?
- A. Nông nghiệp trồng lúa nước
- B. Khai thác lâm sản
- C. Buôn bán qua đường biển
- D. Nông nghiệp trồng các cây gia vị như: hồ tiêu, gừng…
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 452628
Nội dung nào không đúng khi mô tả về các thành bang ở Hi Lạp cổ đại?
- A. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm
- B. Xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt
- C. Thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng, …
- D. Đứng đầu mỗi thành bang là một hoàng đế
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 452630
Cơ quan nào ở thành bang A-ten có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước?
- A. Hội đồng 500 người
- B. Đại hội nhân dân
- C. Tòa án 6000 thẩm phán
- D. Hội đồng 10 tướng lĩnh
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 452631
Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở vị trí nào?
- A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây
- B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông
- C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây
- D. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 452633
Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ vào đâu?
- A. Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
- B. Đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ
- C. Số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ
- D. Mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 452640
Một điểm Y nằm trên kinh tuyến 1000 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 100 ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó như thế nào?
- A. 1000B và 100T
- B. 100N và 1000Đ
- C. 1000T và 100N
- D. 100B và 1000Đ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 452644
Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là gì?
- A. Thuốc nổ
- B. Giấy
- C. La bàn
- D. Địa chấn kế
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 452646
Nước ta nằm ở phía nào của châu Á?
- A. Tây Nam
- B. Đông Nam
- C. Tây Bắc
- D. Đông Bắc
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 452647
Đâu là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?
- A. 1 : 1 500.000
- B. 1 : 500.000
- C. 1 : 3 000.000
- D. 1 : 2 000.000
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 452649
Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là bao nhiêu?
- A. 120 km
- B. 12 km
- C. 120 m
- D. 1200 cm
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 452651
Kí hiệu bản đồ có bao nhiêu loại?
- A. 4
- B. 3
- C. 1
- D. 2
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 452653
Đâu là cách đọc bản đồ đúng?
- A. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ
- B. Chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu
- C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu
- D. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 452654
Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần nào?
- A. Kí hiệu bản đồ
- B. Tỉ lệ bản đồ
- C. Bảng chú giải và kí hiệu
- D. Bảng chú giải