Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 455615
Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?
- A. Giáo dục.
- B. Quân sự.
- C. Kinh tế.
- D. Chính trị.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 455618
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe
- A. Anh, Pháp, Nga.
- B. Anh, Pháp, Mĩ.
- C. Đức, Áo – Hung.
- D. Đức, Áo Hung, Italia.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 455620
Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của
- A. giai cấp vô sản Trung Quốc.
- B. giai cấp nông dân Trung Quốc.
- C. giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.
- D. Liên minh giữa tư sản và vô sản.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 455623
Đâu không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Campuchia ?
- A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.
- B. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
- C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.
- D. Thực dân Pháp còn mạnh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 455628
Những ngành kinh tế nào phát triển nhanh sau cải cách Minh Trị ở Nhật?
- A. Nông nghiệp, công nghiệp, đường sắt, ngoại thương.
- B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải, ngân hàng.
- C. Công nghiệp, đường sắt, hàng hải, ngoại thương.
- D. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương, hàng hải.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 455634
Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là nhờ
- A. duy trì chế độ phong kiến.
- B. tiến hành cách mạng vô sản.
- C. tăng cường khả năng quốc phòng.
- D. thực hiện chính sách duy tân của Ra ma V.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 455638
Đặc điểm của đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa
- A. đế quốc thực dân.
- B. đế quốc phong kiến quân phiệt.
- C. đế quốc cho vay nặng lãi.
- D. quân phiệt hiếu chiến.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 455641
Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) mang tính chất là cuộc cách mạng
- A. vô sản.
- B. dân chủ tư sản.
- C. tư sản.
- D. xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 455642
Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Trung Quốc đã lật đổ được chế độ phong kiến?
- A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc
- B. cuộc Duy Tân Mậu Tuất
- C. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
- D. cách mạng Tân Hợi 1911
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 455643
Nguyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất là sự kiện
- A. thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
- B. Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công.
- C. Nga tấn công vào Đông Phổ.
- D. phe Hiệp ước thành lập.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 455644
Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội dựa trên học thuyết
- A. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu.
- B. Tam dân của Khang Hữu Vi.
- C. Tam dân của Tôn Trung Sơn.
- D. Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 455654
Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?
- A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc.
- C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
- D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 455657
Đâu không phải là mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?
- A. Đánh đổ Mãn Thanh.
- B. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.
- C. Bình đẳng ruộng đất cho dân cày.
- D. Đánh đuổi đế quốc xâm lược.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 455658
Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hiếu chiến nhất?
- A. Anh
- B. Nhật
- C. Đức
- D. Mĩ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 455660
Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là
- A. Liên minh và Hiệp ước.
- B. Hiệp ước và Phát xít.
- C. Phát xít và Liên minh.
- D. Hiệp ước và Đồng minh.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 455661
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), mang tính chất
- A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
- B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
- C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.
- D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 455663
Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?
- A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
- B. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
- C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
- D. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 455666
Nội dung nào sau đây không phải là lí do để các nước phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?
- A. Lãnh thổ khá rộng.
- B. Có nhiều tài nguyên.
- C. Trình độ phát triển thấp kém.
- D. Các nước Đông Nam Á tiến hành cải cách không thành công.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 455671
Cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp giữa Việt Nam và Cam pu chia?
- A. Khởi nghĩa Pu- côm - bô.
- B. Khởi nghĩa Si- vô- tha.
- C. Khởi nghĩa Pha- ca -đuốc.
- D. Khởi nghĩa Ong Kẹo.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 455673
Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) được tiến hành nhằm mục đích là đưa Nhật Bản
- A. trở thành một cường quốc ở Châu Á.
- B. thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
- C. phát triển mạnh như các nước phương Tây.
- D. thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 455677
Hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi tham gia CTTG I là
- A. bị thiệt hại nặng nề về sức người, sức của.
- B. gây ra những mâu thuẫn trong phe đế quốc.
- C. sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga.
- D. gây đau thương, chết chóc cho nhân loại.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 455681
Những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ nửa sau thế kỉ XIX?
- A. Philippin, Xingapo, Brunây.
- B. Malaixia, Miến Điện (Mianma).
- C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
- D. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 455682
Ý nào sau đây giải thích đúng về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
- A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực hoàn toàn thuộc về tầng lớp quí tộc tư sản hoá.
- B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
- C. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị, chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
- D. Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 455683
Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ nào giữ địa vị thống trị ở các nước Đông Nam Á?
- A. Xã hội chủ nghĩa.
- B. Chiếm nô.
- C. Phong kiến.
- D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 455684
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp
- A. tư sản.
- B. binh lính.
- C. nông dân.
- D. công nhân.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 455685
Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ đề ra chủ trương đấu tranh bằng phương pháp nào trong 20 năm đầu (1885 - 1905)?
- A. Kết hợp ôn hòa và bạo lực.
- B. Bạo lực.
- C. Ôn hoà.
- D. Kết hợp cải cách với bạo lực.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 455686
Biểu hiện nào sau đây cho thấy cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
- A. Không lật đổ được triều đại phong kiến Mãn Thanh.
- B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- C. Đã lật đổ được hoàn toàn ách thống trị của các nước đế quốc.
- D. Không mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 455687
Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
- B. chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
- C. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
- D. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 455688
Nội dung nào trong cải cách giáo dục được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
- A. Pháp luật và triết học.
- B. Khoa học kĩ thuật.
- C. Các giáo lí của tôn giáo.
- D. Văn học nghệ thuật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 455689
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
- A. Giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lãnh đạo phong trào.
- B. Chưa có một đường lối đấu tranh đúng đắn.
- C. Do sự chống đối của phái thủ cựu trong triều đình.
- D. Các nước đế quốc mạnh về quân sự, kinh tế.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 455690
Nội dung nào sau đây không phải là một trong những mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội (1905)?
- A. khôi phục Trung Hoa.
- B. quyền bình đẳng ruộng đất.
- C. thành lập Dân quốc.
- D. quyền bình đẳng nam nữ
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 455691
Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
- A. Chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng, suy yếu và tự sụp đổ.
- B. Các nước phương Tây dùng lực lượng quân sự đánh bại Nhật Bản.
- C. Nhật Bản thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược với nhà Thanh.
- D. Phong trào đấu tranh của nhân dân vào những năm 60 của thế kỷ XIX.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 455692
Sự kiện nào đánh dấu Lào trở thành thuộc địa của Pháp?
- A. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm, éo Lào công nhận nền thống trị của chúng.
- B. Chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào với Hiệp ước 1893.
- C. Pháp buộc triều đình Luôngphabăng chấp nhận nền thống trị.
- D. Các đoàn thám hiểm người Pháp xâm nhập Lào.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 455696
Vì sao đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện của “đế quốc già” và “đế quốc trẻ”?
- A. Sự chệnh lệch về vị trí kinh tế giữa các nước sau cách mạng công nghiệp.
- B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
- C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.
- D. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 455698
Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ làm cho Đảng Quốc đại bị phân hóa, dẫn đến sự ra đời của phái
- A. Cánh hữu.
- B. Ôn hòa.
- C. Cánh tả.
- D. Cấp tiến.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 455706
Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
- A. Tướng quân
- B. Tư sản
- C. Thủ tướng
- D. Thiên Hoàng
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 455710
Những nước nào thuộc phe Hiệp ước?
- A. Anh, Pháp, Nga.
- B. Đức, Áo- Hung, Italia.
- C. Anh, Pháp, Nhật.
- D. Đức, Áo - Hung, Anh.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 455713
Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân Anh khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở Ấn Độ trong nửa sau thế kỉ XIX?
- A. Duy trì nền thống trị lâu dài ở Ấn Độ.
- B. Duy trì nền thống trị gián tiếp ở Ấn Độ.
- C. Xóa bỏ sự cách biệt về chủng tộc ở Ấn Độ.
- D. Phát triển văn hóa địa phương ở Ấn Độ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 455720
Những đế quốc nào thuộc “đế quốc già” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX,?
- A. Anh, Pháp.
- B. Mĩ, Đức.
- C. Anh, Pháp, Mĩ.
- D. Anh, Pháp, Đức.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 455724
Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa
- A. nông dân năm 1890 do Samin lãnh đạo.
- B. do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo.
- C. của nhân dân Achê và Si -vô-tha.
- D. của A cha xoa và Pu-côm-pô.