Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 450719
Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa được gọi là gì?
- A. Cạnh tranh.
- B. Đấu tranh.
- C. Đối đầu.
- D. Đối kháng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 450720
Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
- A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
- B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
- C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
- D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 450730
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
- A. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.
- B. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
- C. Cạnh tranh là phải sử dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ.
- D. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 450735
Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa ra sao?
- A. chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý.
- B. giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.
- C. đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.
- D. chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 450743
Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.
- A. Văn hóa tiêu dùng.
- B. Đạo đức kinh doanh.
- C. Cạnh tranh lành mạnh.
- D. Cạnh tranh không lành mạnh.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 450746
Theo em, hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
- A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
- B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
- C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
- D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 450750
Ý nào sau đây sai khi nói về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh?
- A. Là những hành vi trái với quy định của pháp luật.
- B. Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác.
- C. Phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực trong kinh doanh.
- D. Tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến xã hội.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 450758
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau nhằm mục đích gì?
- A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.
- B. được lợi ích từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
- C. mua được hàng hóa đắt hơn, chất lượng tốt hơn.
- D. mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 450761
"Giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình". Đó là sự cạnh tranh giữa những chủ thể nào?
- A. Giữa các chủ thể sản xuất với nhau.
- B. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
- C. Giữa người tiêu dùng với nhau.
- D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 450765
Ý nào sau đây không phải là vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
- A. Không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
- B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
- D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 450774
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?
- A. Giá cả hàng hóa, dịch vụ.
- B. Thu nhập của người tiêu dùng.
- C. Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.
- D. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 450778
Xác định yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
"Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập bình quân của người dân tăng lên. Điều này làm cho cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường của họ cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi các hoạt động kinh tế gặp khó khăn do tác động của thiên tai và sự bất ổn của thị trường thế giới, nền kinh tế rơi vào suy thoái. Hệ quả là nhiều người mất việc làm, mức thu nhập trung bình giảm xuống. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng phải cân nhắc hơn trước khi mua các hàng hoá, dịch vụ".
- A. Thu nhập của người tiêu dùng.
- B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.
- C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
- D. Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 450781
Nội dung nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?
- A. Mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều được coi là cầu.
- B. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu trên thị trường.
- C. Quy mô dân số là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến lượng cầu.
- D. Giá bán sản phẩm không ảnh hưởng gì đến lượng cầu hàng hóa.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 450785
Cung và cầu có mối quan hệ như thế nào trong nền kinh tế thị trường?
- A. Tác động lẫn nhau.
- B. Chỉ có cầu tác động đến cung.
- C. Tồn tại độc lập với nhau.
- D. Chỉ có cung tác động đến cầu.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 450789
Lượng cung có tác động như thế nào đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường?
- A. Kích thích lượng cầu.
- B. Xác định cơ cấu của cầu.
- C. Xác định khối lượng của cầu.
- D. Không có tác động gì đến cầu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 450793
Hãy điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định”.
- A. cung.
- B. cầu.
- C. giá trị.
- D. giá cả.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 450795
Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi nhân tố nào?
- A. Chính sách của nhà nước.
- B. Thu nhập của người tiêu dùng.
- C. Trình độ công nghệ sản xuất.
- D. Số lượng người tham gia cung ứng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 450798
Lượng cung bánh Trung thu cho thị trường ở nước ta năm 2022 không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào trong trường hợp dưới đây?
"Vào thời điểm gần Tết Trung thu năm 2022, thị trường bánh trung thu trở nên sôi động. Nhu cầu đa dạng về chủng loại, mẫu mã bánh trung thu và xu thế tăng giá bán là những yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất tập trung nguồn lực cho sản phẩm này. Ngoài số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất lớn chuyển sang làm bánh trung thu theo thời vụ, nhiều cơ sở sản xuất theo kiểu thủ công, qui mô nhỏ hơn, như các hộ cá thể trong các làng nghề truyền thống cũng gia nhập thị trường".
- A. Giá bán sản phẩm.
- B. Chính sách của nhà nước.
- C. Trình độ công nghệ sản xuất.
- D. Số lượng người tham gia cung ứng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 450800
Trong trường hợp dưới đây, nhữngyếu tố nào đã ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa trên thị trường?
"Doanh nghiệp T chuyên sản xuất, kinh doanh những thực phẩm chế biến từ thịt lợn. Gần đây, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn do giá của các yếu tố đầu vào (con giống, cám,..) tăng khiến chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm bị đẩy lên cao. Số lượng các đơn đặt hàng cũng giảm sút do thị trường xuất hiện nhiều nhà cung ứng sản phẩm cùng loại".
- A. Số lượng người bán trên thị trường và giá bán của sản phẩm.
- B. Trình độ công nghệ và dự đoán của người bán về thị trường.
- C. Chính sách của nhà nước và sự kì vọng của chủ thể sản xuất.
- D. Giá cả các yếu tố đầu vào và số lượng người tham gia cung ứng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 450803
Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định được gọi là gì?
- A. cung.
- B. cầu.
- C. giá trị.
- D. giá cả.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 450806
Quan hệ cung - cầu có vai trò như thế nào đối với nhà nước?
- A. Là cơ sở để đưa ra các biện pháp góp phần bình ổn thị trường.
- B. Là căn cứ để quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.
- C. Là căn cứ giúp người dân lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp.
- D. Là cơ sở để lập kế hoạch nhằm đầu cơ, tích trữ hàng hóa thiết yếu.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 450808
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp thường có xu hướng gì?
- A. tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.
- B. mở rộng quy mô sản xuất.
- C. tăng khối lượng cung hàng hóa.
- D. thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 450811
Khi cung lớn hơn cầu, sẽ dẫn đến tình trạng gì?
- A. giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.
- B. giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.
- C. giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định.
- D. giá cả lúc tăng, lúc giảm, không ổn định.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 450815
Nhà sản xuất, kinh doanh có thể thu được lợi nhuận cao trong trường hợp nào sau đây?
- A. cung lớn hơn cầu.
- B. cung nhỏ hơn cầu.
- C. cung bằng cầu.
- D. không cung ứng sản phẩm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 450817
Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng, chủ thể sản xuất thường có xu hướng:
- A. thu hẹp sản xuất.
- B. mở rộng sản xuất.
- C. sa thải bớt nhân công.
- D. giảm lượng cung hàng hóa.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 450819
Người tiêu dùng có xu hướng hạn chế/ mua ít hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp nào sau đây?
- A. cung lớn hơn cầu.
- B. cung nhỏ hơn cầu.
- C. cung bằng cầu.
- D. giá cả hàng hóa giảm.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 450822
Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong trường hợp dưới đây:
"Khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng 17%, trong khi đó, tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng tăng tới 73%".
- A. Chi phí sản xuất tăng cao.
- B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
- C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
- D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 450824
Khi mức độ lạm phát vừa phải sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế?
- A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
- B. không có tác động gì tới nền kinh tế.
- C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
- D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 450825
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng hậu của của lạm phát đối với đời sống xã hội?
- A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
- B. Mức sống của người dân giảm sút.
- C. Giảm tình trạng phân hóa giàu - nghèo.
- D. Thu nhập thực tế của người lao động giảm.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 450826
Tình trạng lạm phát tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?
- A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.
- C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 450829
Nhà nước sẽ ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy?
- A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
- B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
- C. Giảm mức cung tiền.
- D. Tăng thuế.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 450847
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ nguyên nhân:
- A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
- B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
- C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
- D. chi phí sản xuất tăng cao.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 450856
Nhà nước cần làm những gì để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết?
- A. giảm thuế.
- B. giảm mức cung tiền.
- C. giảm lãi suất tiền gửi.
- D. tăng chi tiêu ngân sách.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 450859
Ý nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
- A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
- B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
- C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
- D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 450864
Ý nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
- A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
- B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
- C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
- D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 450868
"Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm". Đây là khái niệm của loại hình thất nghiệp nào?
- A. thất nghiệp tạm thời.
- B. thất nghiệp cơ cấu.
- C. thất nghiệp chu kì.
- D. thất nghiệp tự nguyện.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 450872
Hãy xác định loại hình thất nghiệp trong trường hợp sau:
"Anh M sau thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh nay đang làm hồ sơ xin việc và vẫn chưa tìm được việc làm".
- A. Thất nghiệp cơ cấu.
- B. Thất nghiệp chu kì.
- C. Thất nghiệp tự nguyện.
- D. Thất nghiệp không tự nguyện.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 450878
Loại hình thất nghiệp nào được đề cập đến trong trường hợp dưới đây?
"Do kinh tế thế giới suy thoái đã làm cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Hệ quả là người lao động trong những doanh nghiệp này bị thất nghiệp".
- A. Thất nghiệp tạm thời.
- B. Thất nghiệp cơ cấu.
- C. Thất nghiệp chu kì.
- D. Thất nghiệp tự nguyện.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 450882
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
- A. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
- B. Thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
- C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
- D. Nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 450887
Hậu quả của tình trạng thất nghiệp đối với các doanh nghiệp như thế nào?
- A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
- B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
- C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
- D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.