Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 454643
Suy nghĩ của X trong tình huống dưới đây, thể hiện X là người như thế nào?
"Mỗi khi nói đến truyền thống gia đình, dòng họ, X cảm thấy rất xấu hổ, trong gia đình hay dòng họ mình không có ai học hành đỗ đạt cao hay làm chức vụ gì to trong các cơ quan nhà nước cả".
- A. X là người kiên trì, siêng năng.
- B. X là người tự tin.
- C. X là người biết tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- D. X là người không biết tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 454647
Hành vi nào sau đây là biểu hiện của giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển.
- B. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao.
- C. Mặc cảm vì có bố mẹ là người lao động chân tay.
- D. Không thích nghề của gia đình vì cho rằng nó tầm thường.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 454651
Nhận định nào không đúng về việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- C. Cần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của gia đình, dòng họ.
- D. Không coi thường thanh danh của gia đình, dòng họ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 454655
Trong tình huống dưới đây, việc Y đi cùng gia đình mình thể hiện điều gì?
"Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Y cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Đây là hoạt động có từ rất lâu của gia đình Y, từ khi Y còn chưa ra đời".
- A. Y muốn được nổi tiếng, nhận được sự hâm mộ của các bạn cùng tuổi.
- B. Y biết hình thành tình yêu thương với người khác, giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình.
- C. Y coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn.
- D. Y ham chơi, chỉ làm theo sở thích cá nhân.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 454665
Theo em, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sẽ mang lại những lợi ích gì?
- A. Không quan trọng, vì không còn phù hợp xu thế hiện nay nữa.
- B. Những gì đã lạc hậu, cần phải xóa bỏ.
- C. Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
- D. Những truyền thống chỉ có ý nghĩa giá trị vật chất.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 454668
Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
- B. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
- C. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.
- D. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 454671
Em đồng tình với nhận định nào sau đây?
- A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.
- B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
- C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp.
- D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 454681
Gia đình Hòa luôn động viên con cháu trong gia đình theo học ngành Y để tiếp nối truyền thống làm nghề làm thuốc nam của dòng họ. Hòa đã thi đỗ Đại học Y Hà Nội. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- B. Yêu thương con cháu.
- C. Giúp đỡ con cháu.
- D. Quan tâm con cháu.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 454683
Bố mẹ V đều là tiến sĩ và đảm nhiệm những chức vụ quan trọng ở cơ quan. V cho rằng bổ mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của V thể hiện điều gì?
- A. V thông minh và nhanh nhẹn.
- B. V không làm điều gì tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ.
- C. V trân trọng, tự hào truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ.
- D. V chưa giữ gìn và và phát huy truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 454685
Hành vi nào dưới đây chưa thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
- A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.
- B. Tổ chức cúng bái linh đình vào ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
- C. Dành thời gian thăm hỏi và chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
- D. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 454687
Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có nghĩa là gì?
- A. Góp phần làm phong phú truyền thống.
- B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm.
- C. Tự hào về truyền thống của gia đình.
- D. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 454688
Trong thời đại 4.0, để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, chúng ta cần làm những gì?
- A. Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình; từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống.
- B. Chúng ta cần học hỏi những truyền thống của các gia đình giàu có, còn truyền thống của gia đình nghèo thì cần xóa bỏ.
- C. Chúng ta không cần làm gì vì nhà nước sẽ giữ gìn các truyền thống.
- D. Chúng ta cần sang nước khác để học tập truyền thống của họ và về thay đổi truyền thống của mình.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 454689
T luôn cố gắng học tập để xứng đáng với truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ mình. Việc làm của T cho thấy T là người như thế nào?
- A. Biết phát huy truyền thống của dòng học.
- B. Bảo thủ, lạc hậu.
- C. Coi thường truyền thống gia đình.
- D. Làm tổn hại đến truyền thống của dòng họ.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 454692
Câu tục ngữ nào sau đây bàn về việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Kiến tha lâu đầy tổ.
- B. Lá lành đùm lá rách.
- C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- D. Học một biết mười.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 454694
Nội dung nào dưới đây đúng với ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.
- B. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta sống trong giàu có, sung sướng, không cần lao động vất vả.
- C. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta xóa bỏ những phong tục cổ xưa, lạc hậu, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, lạc hậu.
- D. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta nổi tiếng hơn so với những gia đình nghèo.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 454697
Việc làm nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người?
- A. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác.
- B. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không nghĩ đến sự trả ơn.
- C. Luôn ghen ghét, đố kị với những người giàu có hơn mình.
- D. Chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 454698
Hành vi nào sau đây là biểu hiện trái với yêu thương con người?
- A. Nhỏ nhen, ích kỳ thờ ơ trước những khó khăn và đau khổ của người khác, bao che cho điều xấu, vô cảm, vụ lợi cá nhân, đánh đập, sỉ nhục người khác.
- B. Quan tâm, giúp đỡ thông cảm, sẻ chia, biết tha thứ, biết hi sinh vì người khác.
- C. Các bạn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
- D. Thầy cô động viên, dìu dắt, dạy bảo các em học sinh.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 454700
Bố mẹ cho em tiền để ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng các bạn trong lớp rủ em dùng số tiền đó đề chơi điện tử. Em sẽ làm gì?
- A. Nghe lời bạn, dùng tiền để đi chơi điện tử.
- B. Từ chối, không làm theo bạn và dùng số tiền đó để ủng hộ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- C. Rủ thêm các bạn khác đi chơi điện tử cùng.
- D. Dùng tiền để mua bánh kẹo chia cho các bạn cùng lớp để lần sau các bạn lại rủ đi cùng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 454703
Hành vi nào sau đây là biểu hiện của tình yêu thương con người?
- A. Ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
- B. Chế giễu bạn khuyết tật trong lớp, trong trường.
- C. Cản trở bà con nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản.
- D. Ăn chặn tiền hỗ trợ của người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 454707
Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” nói lên đức tính nào của con người?
- A. Siêng năng, kiên trì.
- B. Tự tin.
- C. Tự lập.
- D. Yêu thương con người.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 454709
Theo em, lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu?
- A. Xuất phát từ lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
- B. Xuất phát từ sự ban ơn.
- C. Xuất phát từ lòng thương hại.
- D. Xuất phát từ sự mong trả ơn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 454712
Hành động nào dưới đây là biểu hiệu của lòng yêu thương con người?
- A. Giúp đỡ tù nhân trốn khỏi trại giam.
- B. Thờ ơ, lảng tránh trước nỗi đau khổ của người khác.
- C. Tha thứ cho những người đã có lỗi lầm để họ tiến bộ.
- D. Ganh tị, giành giật quyền lợi cho mình.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 454716
Khi yêu thương con người, chúng ta sẽ nhận được những gì?
- A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
- B. Mọi người kính nể và sợ hãi.
- C. Mọi người coi thường.
- D. Mọi người xa lánh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 454720
Việc làm của M trong tình huống dưới đây thể hiện M là người như thế nào?
"Cạnh nhà M có một bà cụ neo đơn. M thường sang chơi với cụ mỗi khi rảnh rỗi. Cuối tuần được nghỉ, M rủ các bạn hàng xóm sang quét dọn nhà cửa, nhổ cỏ vườn và nói chuyện để cụ đỡ buồn".
- A. Tự tin.
- B. Tiết kiệm.
- C. Khoan dung.
- D. Yêu thương con người.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 454725
Để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình, em sẽ làm những gì?
- A. Kiếm thật nhiều tiền bằng mọi cách để cho bố mẹ.
- B. Kính trọng, vâng lời, chia sẻ việc nhà với ông bà, cha mẹ và cố gắng học tập thật tốt.
- C. Làm theo ý thích của mình, không quan tâm đến gia đình.
- D. Sẵn sàng trả thù tất cả những người có mâu thuẫn với gia đình mình.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 454729
Trong các tình huống sau, hành vi nào không thể hiện yêu thương con người?
- A. Mẹ bạn X không may bị ốm, lớp trường Y biết tin đã tổ chức các bạn tới thăm hỏi mẹ X.
- B. Cụ M ở nhà một mình, mắt kém không nấu cơm được. N là hàng xóm, biết chuyện nên đi học về đã vào nấu cơm cho cụ.
- C. G chẳng may bị tai nạn nên phải nghỉ học ở nhà một tuần. Lớp cử H chép và giảng bài cho G sau mỗi buổi học nhưng H không đồng ý với lí do G không phải bạn thân của H.
- D. L luôn giúp đỡ hàng xóm xung quanh nhà, không ngại việc gì.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 454733
Chương trình 'Cặp lá yêu thương" có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- A. Là thông điệp của lòng yêu thương con người.
- B. Là chương trình dạy làm giàu.
- C. Là chương trình mua bản quyền từ nước ngoài.
- D. Mang đến nền văn minh cho người dân.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 454736
Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc không yêu thương con người?
- A. Đem lại niềm vui cho người khác.
- B. Ganh ghét, đố kị.
- C. Tham gia hoạt động từ thiện.
- D. Tha thứ cho người khác khi họ hối hận.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 454739
Tình huống nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?
- A. Mai và gia đình thường đến thăm trại trẻ mồ côi vào cuối tuần.
- B. Hiếu đã giận Trung vì Trung không cho chép bài trong giờ kiểm tra.
- C. Ngọc đã kêu cứu mọi người để bảo vệ em nhỏ khỏi bị đuối nước.
- D. Hà thường giúp đỡ những trẻ em lang thang trên phố.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 454742
Câu tục ngữ nào dưới đây bàn về yêu thương con người?
- A. Thương người như thể thương thân.
- B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- C. Có cứng mới đứng đầu gió.
- D. Cây ngay không sợ chết đứng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 454747
Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?
- A. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người không cần lao động vất vả mà vẫn thành công.
- B. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
- C. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người có môi trường trong lành, yên bình hơn.
- D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người bớt đi bạn bè và các mối quan hệ trong cuộc sống.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 454749
Năm học này, Hân dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng Hân lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế. Hân cần làm gì để thực hiện được mục tiêu của mình?
- A. Hân không nên đi thi hùng biện nữa.
- B. Hân nên tự tin đi thi dù mới chỉ có vốn từ vựng ít ỏi.
- C. Hân cần lên kế hoạch bồi dưỡng vốn từ vựng mỗi ngày, học thêm trên internet hoặc tham gia các câu lạc bộ hay tiếp xúc với những người nước ngoài…
- D. Hân nên chuyển sang học ngoại ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Trung…
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 454752
Hành vi nào sau đây là thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
- A. Hoàng suốt ngày chơi game trên máy tính.
- B. Hôm nay các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học, Thư lại xin nghỉ ốm vì sợ mệt.
- C. Hằng thường luyện thanh đều đặn mỗi ngày một giờ để chuẩn bị cho cuộc thi hát cấp trường sắp tới.
- D. Hạnh quyết tâm làm xong các bài tập Toán trong giờ học Ngữ văn.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 454754
Em đồng ý với ý nhận định nào sau đây về siêng năng, kiên trì?
- A. Những bạn có hoàn cảnh khó khăn mới cần siêng năng, kiên trì.
- B. Mọi người đều cần có tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
- C. Siêng năng, kiên trì không giúp học sinh đạt học lực giỏi vì cần phải có sự thông minh.
- D. Siêng năng dọn dẹp góc học tập khi được mẹ nhắc nhở.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 454756
Việc làm nào sau đây nào thể hiện tính siêng năng kiên trì?
- A. Chưa làm xong bài tập, Nam đã đi chơi.
- B. Lan không bao giờ đi lao động cùng lớp.
- C. Ngoài giờ học, Nam luôn giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
- D. Đến phiên trực nhật, Hà luôn nhờ bạn làm hộ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 454759
Câu tục ngữ sau đây nào không nói về tính siêng năng, kiên trì?
- A. Cần cù bù thông minh.
- B. Kiến tha lâu đầy tổ.
- C. Thua keo này bày keo khác.
- D. Đi thưa, về gửi.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 454761
Hãy tìm việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì trong các tình huống dưới đây?
- A. Minh thường xuyên tị nạnh làm việc nhà với em gái mình.
- B. Tùng thích chơi đá bóng nên thường rủ bạn bè trốn học đi chơi.
- C. Khi gặp bài toán khó, Xuân thường hỏi bạn bè cách làm cho nhanh.
- D. Trung thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và kĩ năng bắt bóng để trở thành một thủ môn giỏi của đội.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 454763
Theo em, siêng năng được hiểu là gì?
- A. Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.
- B. Siêng năng là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- C. Siêng năng là sự biết ơn, có thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình.
- D. Siêng năng là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 454765
Tú thường bỏ qua hoặc không làm những bài toán khó vì lười suy nghĩ. Nếu là bạn của Tú, em sẽ khuyên Tú điều gì?
- A. Rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó.
- B. Khó thì bỏ qua, không cần cố gắng.
- C. Nên tìm cách chép bài giải ở trên mạng hoặc trong sách tham khảo.
- D. Đi học thêm nhà thầy giáo rồi nhờ thầy giải hộ.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 454767
Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây?
- A. Học sinh không cần có tính siêng năng, kiên trì.
- B. Siêng năng học tập cũng không giỏi được vì quan trọng phải là thông minh.
- C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người.
- D. Siêng năng, kiên trì không giúp chúng ta thành công trong công việc.