Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 153190
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiều giúp Nhật Bản trồng loại cây chính nào sau đây?
- A. Lúa gạo.
- B. Cà phê.
- C. Khoai tây.
- D. Dâu tằm.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 153191
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2016
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
2000
2001
2004
2009
2016
Xuất khẩu
479,2
403,5
565,7
581,0
645,0
Nhập khẩu
379,0
349,1
454,5
502,0
607,0
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000- 2016 thì loại biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A. Đường.
- B. Tròn.
- C. Cột.
- D. Kết hợp.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 153192
Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp hiện đại, kĩ thuật cao là do
- A. có nguồn lao động trẻ, dồi dào.
- B. tốn ít nguyên liệu, lợi nhuận cao.
- C. không đủ khả năng nhập khẩu.
- D. tài nguyên khoáng sản phong phú.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 153193
Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
- A. Lào.
- B. Mi-an-ma.
- C. Việt Nam.
- D. Thái Lan.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 153194
Các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm phát triển mạnh ở địa bàn nông thôn Trung Quốc nhờ dựa vào
- A. lao động dồi dào, nguyên liệu sẵn có.
- B. thị trường tiêu thụ của nông thôn lớn.
- C. cơ sở vật chất, kĩ thuật đảm bảo.
- D. đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 153195
Nhận định nào sau đây không chính xác về đặc điểm địa hình của Đông Nam Á lục địa?
- A. Địa hình bị chia cắt mạnh.
- B. Có các đồng bằng phù sa màu mỡ.
- C. Nhiều đồi, núi và núi lửa.
- D. Nhiều nơi núi ăn lan sát biển.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 153196
Đâu là hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản ?
- A. Ford.
- B. Huyndai.
- C. Toyota.
- D. Mercedec.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 153197
Quốc gia đông dân nhất khu vực Đông Nam Á
- A. Mi-an-ma.
- B. Phi-lip-pin.
- C. Việt Nam.
- D. In-đô-nê-xia.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 153198
Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là
- A. Xi-cô-cư.
- B. Hôn-su.
- C. Hô-cai-đô.
- D. Kiu-xiu.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 153199
Nông sản nào dưới đây của Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới (2004)?
- A. Bông(sợi).
- B. Hồ tiêu.
- C. Cà phê.
- D. Mía.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 153200
Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
- A. ôn đới gió mùa.
- B. xích đạo.
- C. cận nhiệt đới.
- D. nhiệt đới gió mùa.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 153201
Trung Quốc thực hiện chính sách dân số triệt để đã gây nên tác động tiêu cực nào sau đây?
- A. Dân cư phân bố không đều.
- B. Mất cân bằng giới tính.
- C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
- D. Kinh tế phát triển chậm.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 153202
Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc giúp Đông Nam Á phát triển
- A. nền nông nghiệp nhiệt đới.
- B. du lịch sông nước, miệt vườn.
- C. ngành nuôi trồng thủy sản.
- D. ngành trồng cây lúa nước.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 153203
Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia (Đơn vị:USD)
Năm
2010
2015
Bru-nây
34 852,0
30 555,0
Cam-pu-chia
783,0
1 159,0
Lào
9 069,0
9 768,0
Mi-an-ma
2 145,0
2 904,0
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về so sánh tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành giữa các quốc gia qua hai năm đã cho?
- A. Lào tăng nhanh hơn Mi-an-ma.
- B. Bru-nây tăng nhanh hơn Lào.
- C. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Mi-an-ma.
- D. Lào tăng chậm hơn Mi-an-ma.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 153204
Phát biểu nào sau đây thể hiện khái quát nhất mục tiêu của ASEAN?
- A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của các nước thành viên.
- B. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- C. Giải quyết những khác biệt nội bộ trong mối quan hệ giữa các nước ASEAN.
- D. Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, có nền kinh tế phát triển.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 153205
Liên minh châu Âu (EU) được thành lập vào năm nào?
- A. Năm 1957.
- B. Năm 1967.
- C. Năm 1951.
- D. Năm 1993.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 153206
Cơ cấu kinh tế của khu vực Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện qua xu hướng:
- A. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
- B. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III.
-
C.
Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực III.
- D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 153207
Ảnh hưởng tích cực của khu vực hoá kinh tế là
- A. sự phụ thuộc chặt chẽ về chính trị.
- B. giảm sút sự tự chủ về kinh tế.
-
C.
tạo lập thị trường khu vực rộng lớn.
- D. giảm sút quyền lực quốc gia.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 153208
Các quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo?
- A. Việt Nam, Thái Lan, Xin-ga-po.
- B. Xin-ga-po, Mi-an-ma, Phi-lip-pin.
-
C.
Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.
- D. Thái Lan, Xi-ga-po, In-đô-nê-xi-a.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 153209
Sông Mê Công chảy qua các quốc gia Đông Nam Á nào sau đây?
- A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an ma.
- B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
-
C.
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an ma.
- D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 153210
Nền kinh tế trì thức không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Là kết quả của cách mạng khoa học và công nghệ.
- B. Diễn ra ở tất cả các nhóm nước.
-
C.
Là giai đoạn phát triển sau kinh tế công nghiệp.
- D. Công nghệ cao phát triển như vũ bão.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 153211
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế Nhật Bản suy giảm vào những năm 1979 -1980 là:
- A. Thiếu nguồn lao động có chất lượng cao.
- B. Thiếu vốn đầu tư và trang thiết bị hiện đại.
-
C.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới.
- D. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 153212
Phát biểu nào sau đây không đúng với châu Phi:
- A. đa số các nước kinh tế kém phát triển.
- B. đa số các nước đều thuộc nước nghèo.
- C. đóng góp chỉ 1,9% trong GDP toàn cầu.
- D. nghèo tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 153213
Sau năm 2000, nền kinh tế của Liên Bang Nga đạt được nhiều thành tựu nhờ vào việc:
- A. Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- B. Thu hút được nhiều vốn đầu tư.
- C. Thực hiện các chiến lược kinh tế mới.
- D. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 153214
Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á là:
- A. Ca-dắc-xtan.
- B. Áp-ga-ni-xtan.
- C. U-dơ-bê-ki-xtan.
- D. Tát-ghi-ki-xtan.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 153215
Ý nào sau đây không phải biểu hiện của bùng nổ dân số?
- A. Mức tử giảm nhanh hơn mức sinh.
- B. Số người già ngày càng nhiều.
- C. Mức sinh trung bình quá cao.
- D. Số người tăng hàng năm quá nhiều.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 153216
Cho biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DÂN SỐ CỦA NHẬT BẢN THEO ĐỘ TUỔI
Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây là đúng về cơ cấu dân số của Nhật Bản?
- A. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có xu hướng chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.
- B. Tỉ lệ trẻ em đang có xu hướng giảm dần, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng cao.
- C. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và ngày càng giảm.
- D. Qui mô dân số có xu hướng giảm dần.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 153217
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về Châu Phi:
- A. Kinh tế kém phát triển.
- B. Trình độ dân trí thấp.
- C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.
- D. Tuổi thọ trung bình thấp.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 153218
Đặc điểm nào sau đây không phải của khu vực Trung Á?
- A. Nghèo tài nguyên khoáng sản.
- B. Dân cư phần lớn theo đạo Hồi.
- C. Từng có “Con đường tơ lụa’’ đi qua.
- D. Vị trí mang tính chiến lược.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 153219
Biểu hiện rõ nhất chứng tỏ nền kinh tế các nước nước Mĩ La Tinh đang được cải thiện là:
- A. Xuất khẩu tăng nhanh.
- B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- C. Nhập khẩu tăng nhanh.
- D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.