Câu hỏi (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 110247
Hàm và thủ tục khác nhau ở chỗ:
- A. Hàm là chương trình con còn thủ tục thì không phải
- B. Hàm và thủ tục giống nhau.
- C. Hàm có giá trị trả về
- D. Thủ tục có giá trị trả về
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 110248
Kiểu dữ liệu của hàm
- A. Chỉ có thể là Real
- B. chỉ có thể là các kiểu integer, real, char, boolean, string
- C. chỉ có thể là integer, real, char, boolean, string, record, kiểu mảng
- D. Chỉ có thể là kiểu integer
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 110249
Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác… và có thể được thực hiện từ nhiều vị trí khác nhau trong chương trình. Trong dấu ( …) là cụm từ?
- A. Nhất định
- B. Hợp lý
- C. Hữu hạn
- D. Xác định
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 110251
Phần đầu của thủ tục được bắt đầu với từ dành riêng…
- A. Begin
- B. Program
- C. Function
- D. Procedure
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 110253
Trong khai báo danh sách tham số hình thức của chương trình con, các tham số có từ khóa var là:
- A. Tham số biến
- B. Tham số giá trị
- C. Biến cục bộ
- D. Tham số thực sự
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 110254
Các biến được khai báo trong chương trình con và chỉ có tác dụng trong chương trình con đó được gọi là các….
- A. Biến cục bộ
- B. Biến toàn cục
- C. Biến tệp
- D. Biến xâu.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 110255
Giả sử có thủ tục Procedure Vidu(x: real; var y: integer); thì
- A. x là tham biến, y là tham trị
- B. x, y là tham biến
- C. x, y là tham trị
- D. x là tham trị, y là tham biến
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 110256
Các biến được khai báo trong chương trình chính được gọi là các…
- A. biến tệp
- B. biến xâu.
- C. biến cục bộ
- D. biến toàn cục
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 110258
Giả sử có hàm Function dientich(m,n: real); thì
- A. m,n là tham trị
- B. m,n là tham biến
- C. m,n là tham só thực sự
- D. Tất cả đều sai
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 110259
….không trả về giá trị nào thông qua tên ….
- A. Hàm
- B. Chương trình con
- C. thủ tục
- D. Chương trình
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 110260
Từ khóa khai bào hàm là:
- A. Procedure
- B. Program
- C. Function
- D. Begin
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 110261
Cho đoạn chương trình sau:
Program baitap;
Var a,b,S :Byte;
Procedure VD(x:byte; Var y:byte);
Var i:byte;
Begin
i:=5;
writeln(x , ‘ ‘, y);
x:=x*i;
y:=y*i;
s:=x+y;
writeln(x , ‘ ‘, y);
end;
Begin
Write(‘nhap vao 2 so a,b ‘); Readln(a,b);
VD(a,b);
writeln(a , ‘ ‘, b, ‘ ’, S);
Readln;
End.
Trong chương trình trên có các biến toàn cục là:
- A. x và y
- B. a và b
- C. a, b, S
- D. i
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 110262
Cho đoạn chương trình sau:
Program baitap;
Var a,b,S :Byte;
Procedure VD(x:byte; Var y:byte);
Var i:byte;
Begin
i:=5;
writeln(x , ‘ ‘, y);
x:=x*i;
y:=y*i;
s:=x+y;
writeln(x , ‘ ‘, y);
end;
Begin
Write(‘nhap vao 2 so a,b ‘); Readln(a,b);
VD(a,b);
writeln(a , ‘ ‘, b, ‘ ’, S);
Readln;
End.
Giả sử khi chạy chương trình trên ta nhập a = 5, b = 7 thì kết quả:
- A. 5 7 25 35 5 7 60
- B. 5 7 25 35 25 7 60
- C. 5 7 25 35 5 35 60
- D. 5 7 5 7 25 35 60
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 110263
Cho chương trình con:
Program Maxbaso;
Var a, b, c: integer;
Function Max(a, b:integer) : integer;
Begin
If a>b then max: = a else ….. ;
End;
Begin
Write(‘nhap 3 so: ’);readln(a, b, c);
Writeln(‘so lon nhat la: ‘, max(max(a, b), c));
Readln
End.
Chương trình trên dùng để cho biết số lớn nhất trong ba số nhập từ bàn phím. Trong dấu (…) còn thiếu câu lệnh gì?
- A. Min := c
- B. Max := c
- C. Max := b
- D. Min := b
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 110264
Cho chương trình con:
Program Maxbaso;
Var a, b, c: integer;
Function Max(a, b:integer) : integer;
Begin
If a>b then max: = a else ….. ;
End;
Begin
Write(‘nhap 3 so: ’);readln(a, b, c);
Writeln(‘so lon nhat la: ‘, max(max(a, b), c));
Readln
End.
Kiểu dữ liệu trả về của hàm trên là?
- A. Kiểu logic
- B. Kiểu xâu
- C. Số nguyên
- D. Số thực
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 110265
Cho chương trình con:
Program Maxbaso;
Var a, b, c: integer;
Function Max(a, b:integer) : integer;
Begin
If a>b then max: = a else ….. ;
End;
Begin
Write(‘nhap 3 so: ’);readln(a, b, c);
Writeln(‘so lon nhat la: ‘, max(max(a, b), c));
Readln
End.
Các biến a, b, c là các biến:
- A. Biến toàn cục
- B. Biến cục bộ
- C. Tham số biến
- D. Tham số giá trị
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 110266
Cho chương trình sau:
Program VD_thbien_thtri;
Var a , b: Integer;
Procedure VD(x: Integer; Var y : Integer);
Begin
x := x + y;
y : = y + x;
Writeln(x : 6, y : 6);
End;
Begin
a := 20; b := 6;
Writeln(a : 5 , b : 5);
VD(a , b);
Writeln(a : 5 , b : 5);
Readln;
End.
Trong chương trình trên, sử dụng:
- A. x, y là tham số biến
- B. x là tham số biến - y là tham số giá trị
- C. x là tham số giá trị - y là tham số biến
- D. x, y là tham số giá trị.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 110267
Cho chương trình sau:
Program VD_thbien_thtri;
Var a , b: Integer;
Procedure VD(x: Integer; Var y : Integer);
Begin
x := x + y;
y : = y + x;
Writeln(x : 6, y : 6);
End;
Begin
a := 20; b := 6;
Writeln(a : 5 , b : 5);
VD(a , b);
Writeln(a : 5 , b : 5);
Readln;
End.
Kết quả sau khi thực hiện là:
- A. 20 6 26 32 20 26
- B. 20 6 20 26 26 32
- C. 20 6 26 32 20 32
- D. 20 6 20 32 20 32
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 110268
Cho chương trình sau:
Program VD_thbien_thtri;
Var a , b: Integer;
Procedure VD(x: Integer; Var y : Integer);
Begin
x := x + y;
y : = y + x;
Writeln(x : 6, y : 6);
End;
Begin
a := 20; b := 6;
Writeln(a : 5 , b : 5);
VD(a , b);
Writeln(a : 5 , b : 5);
Readln;
End.
Nếu trong chương trình trên,nếu thay thủ tục Procedure VD(x :Integer; Var y : Integer); bằng thủ tục Procedure VD(x :Integer; y : Integer); thì kết quả sau khi thực hiện chương trình là:
- A. 20 6 26 32 20 26
- B. 20 6 26 32 20 6
- C. 20 6 26 32 20 32
- D. 20 6 20 32 26 6
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 110269
Cho chương trình sau:
Program VD_thbien_thtri;
Var a , b: Integer;
Procedure VD(x: Integer; Var y : Integer);
Begin
x := x + y;
y : = y + x;
Writeln(x : 6, y : 6);
End;
Begin
a := 20; b := 6;
Writeln(a : 5 , b : 5);
VD(a , b);
Writeln(a : 5 , b : 5);
Readln;
End.
Nếu trong chương trình trên,nếu thay thủ tục Procedure VD(x :Integer; Var y : Integer); bằng thủ tục Procedure VD(var x :Integer; var y : Integer); thì kết quả sau khi thực hiện chương trình là:
- A. 20 6 26 32 26 32
- B. 20 6 26 32 20 6
- C. 20 6 26 32 20 32
- D. 20 6 20 32 6 20
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 120353
Cho biết chương trình sau dùng để làm gì?
program inso;
var m, n, i: integer;
begin
m:= 0; n:= 0;
for i:= 1 to 10000 do
begin
if (i mod 3 = 0) then m:= m+1;
if (i mod 3 = 0) and (i mod 5 = 0) then n:= n+1;
end;
writeln (m, ‘ ’, n);
end.
- A. Đếm các số nguyên trong khoảng từ 1 đến 10000 là bội số của 3
- B. Đếm và thông báo ra màn hình số lượng các số nguyên trong khoảng từ 1 đến 10000 chia hết cho 3
- C. Đếm và thông báo ra màn hình số lượng số nguyên trong khoảng từ 1 đến 10000 là bội số của 3 và 5
- D. Đếm và thông báo ra màn hình trong khoảng từ 1 đến 10000 có bao nhiêu số là bội của 3 và bao nhiêu số là bội chung của 3 và 5
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 120354
Cho câu lệnh: For a:= 5 downto 1 do write(a); Kết quả thực hiện lệnh trên là:
- A. 5 4 3 2 1
- B. 12345
- C. 54321
- D. 1 2 3 4 5
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 120355
Cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
- A. FOR <điều kiện> TO <câu lệnh>;
- B. FOR <điều kiện> DO <câu lệnh>;
- C. WHILE <điều kiện> DO <câu lệnh>;
- D. WHILE <biểu thức> DO <câu lệnh>;
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 120356
Có mấy lỗi cú pháp trong đoạn chương trình sau?
If 3*a >0 then a:=1; else a:=2
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 120357
Biểu thức nào sau đây có thể sử dụng làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?
- A. a + b
- B. a > b
- C. n mod 100
- D. ‘false’
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 120358
Câu lệnh nào sau đây là chưa đúng khi tìm giá trị nhỏ nhất (x) của a và b?
- A. if a <= b then x:= a else x:= b;
- B. if a < b then x:= a;
- C. x:= b; if a < b then x:= a;
- D. if a < b then x:= a else x:= b;
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 120359
Cho đoạn chương trình:
A:=0; B:=0;
IF A>0 then A:=1 ELSE Begin A:=2; B:=1; End;
C:=A+B;
Sau khi thực hiện, C có giá trị là:
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 120360
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh ghép nào sau đây là đúng cú pháp?
- A. Begin A:=1; B:=5; End;
- B. Begin: A:=1 B:=5 End;
- C. Begin: A:=1; B:=5; End;
- D. Begin A:=1; B:=5; End.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 120361
Cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh có dạng:
- A. IF <điều kiện> THEN <Câu lệnh 1>; ELSE < Câu lệnh 2>;
- B. IF <điều kiện> THEN <Câu lệnh 1> ELSE < Câu lệnh 2>;
- C. IF <điều kiện> DO <Câu lệnh >;
- D. IF <điều kiện> THEN <Câu lệnh >
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 120362
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, nhấn phím Alt + F3 có tác dụng:
- A. Đóng cửa sổ chương trình
- B. Lưu chương trình hiện hành
- C. Thoát khỏi Turbo Pascal
- D. Mở chương trình có trên đĩa
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 120363
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, nhấn phím F7 có tác dụng:
- A. Mở cửa sổ hiệu chỉnh
- B. Thực hiện từng câu lệnh trong chương trình
- C. Chạy chương trình
- D. Theo dõi giá trị của các biến trong cửa sổ Watches
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 120364
Tổ hợp phím để chạy chương trình trong Pascal?
- A. Alt+F3
- B. Alt+X
- C. Ctrl+F9
- D. Shift+F9
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 120365
Cho biết kết quả sau khi thực hiện chương trình sau. Giả sử x:= 0; y:= -1;
begin
readln(x, y); T:= x; x:= y; y:= T;
write(‘x = ‘, x, ‘, y = ‘, y);
end.
- A. x = 0, y = -1
- B. x = - 1, y = T
- C. x = T, y = T
- D. x = -1, y = 0
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 120366
Cho câu lệnh: write(‘1 + 3 + . . . + ‘ ,2*n - 1, ‘ = ‘, sqr(n)) và n = 5. Cho biết kết quả sau khi thực hiện câu lệnh:
- A. 1 + 3 + . . . + 9 = 25
- B. 1 + 3 + . . . + = 25
- C. 1 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 25
- D. 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 120367
Để nhập giá trị từ bàn phím cho 2 biến x, y không là kiểu Boolean ta dùng lệnh:
- A. writeln[xy];
- B. Readln(x,y);
- C. Write(x,y);
- D. Read(‘x,y’);
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 120368
Biến Y có giá trị 7.593. Kết quả thực hiện câu lệnh Write('Tong la: Y = ',Y:6:2); là:
- A. Tong la: Y = Y:6:2
- B. Tong la: Y = 7.59
- C. Tong la: Y = 7,59
- D. Tong la: Y = 7.593
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 120369
Ý nghĩa của thủ tục Write(<Danh sách kết quả>); trong Pascal?
- A. Nhập danh sách kết quả vào từ bàn phím
- B. Xuất danh sách kết quả ra máy in.
- C. Xuất danh sách kết quả ra màn hình.
- D. Xuất ra màn hình dòng chữ: Danh sách kết quả
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 120370
Biểu thức 0 < N ≤ 103 được biểu diễn trong Pascal là:
- A. (N>=103) and (N>0)
- B. (N<=103) or (N>0)
- C. (N >= 103) or (N>0)
- D. (N <= 103) and (N>0)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 120371
Cho khai báo: Var c: char; i,j: integer; x,y: real; p,q: Boolean;. Phép toán gán nào sau đây không hợp lệ:
- A. c:='A';
- B. x:=0.5;
- C. q:=2;
- D. i:=2*i+1;
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 120372
Cho chương trình sau:
Var c: char; i,j: integer; x,y: real; p,q: Boolean;
begin
i:= 3; j:=2* i+1; c:='A'; x:=0.5; q:=j>i;
end.
Giá trị của q sau khi thực hiện chương trình là:
- A. 7 > 3
- B. 2*i +1> i
- C. FALSE
- D. TRUE