YOMEDIA
NONE

Soạn bài Bánh chưng bánh giầy - Ngữ văn 6

Hướng dẫn soạn bài bánh chưng bánh giầy giúp các em thấy được hoàn cảnh, ý định, hình thức chọn tuyển người nối ngôi của Vua Hùng. Lý do Thần giúp đỡ để hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế trời đất và Tiên Vương. Thấy được ý nghĩa truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy. Bên cạnh đó, bài soạn còn giúp các em giải quyết các câu hỏi trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các em có quá trình soạn bài thật tốt, để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp thật hiệu quả.

 

1. Tóm tắt nội dung

1.1. Nội dung

  • Nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
  • Đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao lòng hiếu thảo.

1.2. Nghệ thuật

  • Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo.
  • Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian.

2. Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Hoàn cảnh và ý định của vua Hùng khi chọn người nối ngôi?

  • Vua Hùng chọn người nối ngôi khi tuổi đã già, đất nước thanh bình. Với ý định chọn người nối chí, không nhất thiết là con trưởng thông qua cuộc thi tài, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Câu 2: Trong 20 hoàng tử, ai là người được Thần giúp đỡ?

  • Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng không có hoàn cảnh thuận lợi như các anh em. Chàng gần gũi với đời sống nhân dân, làm đồng áng, trồng lúa, khoai; cũng chỉ có chàng là hiểu được gợi ý của Trời: lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương,

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên Vương?

  • Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế lễ bởi hai thứ bánh đó thể hiện sự quý trọng của nghề nông (thời bấy giờ là nước nông nghiệp); thể hiện ý tưởng sáng tạo xâu xa (tượng trưng cho Trời, tượng trưng cho Đất, thể hiện sự đùm bọc).
  • Lang Liêu thể hiện là người có tài, đức, hiếu xứng đáng trở thành minh quân trong tương lai.

Câu 4: Ý nghĩa nổi bật nhất trong truyền thuyết “Bánh Chưng, bánh Giầy”  là gì?

  • Ý nghĩa truyền thuyết: giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phong tục lễ tết (đây là thành tựu của văn minh nông nghiệp); đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện tín ngưỡng thờ cúng Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1.

  • Hoàn cảnh để vua Hùng chọn người nối ngôi
    • Giặc ngoại xâm đã bị đánh dẹp, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững.
    • Vua Hùng tuổi đã cao không thể tiếp tục trị vì. Nhưng nhà vua lại có tới hai mươi người con trai, phân vân không biết chọn ai vào ngai vàng cho xứng đáng.
  • Ý định của nhà vua
    • Nhà vua muốn chọn cho được người có thể nối được chí hướng của mình.
    • Cụ thể được biểu hiện qua câu: "... người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Qua câu nói của nhà vua, chứng minh một sự đúng đắn trong cách nhìn nhận người đứng đầu đất nước. Người đứng đầu theo nhà vua phải là người tài giỏi, phải thể hiện được cái chí.

→ Đây là một tư tưởng tiến bộ khi nó không chịu sự ràng buộc bởi các luật lệ triều đình là truyền ngôi cho con trưởng.

  • Hình thức chọn tuyển
    • Thông qua việc làm cỗ để cúng Tiên vương.
    • Nhưng cái chính ở đây là qua việc làm cỗ, các con của nhà vua phải thể hiện được cái chí chứ không phải là cái tài làm ra các mâm cỗ.

Câu 2. Trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu là được Thần giúp đỡ bởi:

  • ­ Chàng là người thiệt thòi nhất.
    • Sớm mồ côi mẹ.
    • Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: Trong nhà rất nhiều lúa, khoai.
  • ­ Thần thực ra chính là trí tuệ, ý nguyện của nhân dân lao động.
    • Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.

Câu 3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên Vương vì:

  • Bánh Giầy là tượng trời; bánh Chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”.
  • Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình.

→ Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

  • ­ Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:
    • Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
    • Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm no, thái bình cho dân.

Câu 4. Truyền thuyết "Bánh Chưng, bánh Giầy" có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất

  • Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật ﴾bánh Chưng, bánh Giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam﴿, truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất cho 4 câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Bánh chưng bánh giầy. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm

bài giảng Bánh Chưng, bánh Giầy.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

  • Đây là một phong tục có ý nghĩa
    • ­ Đề cao lao động.
    • ­Sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
    • ­Người Việt Nam dù theo bất cứ tôn giáo gì (Phật, Thiên Chúa, Cao Đài…) thì việc thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh rất đáng trân trọng.
    • Con cháu luôn nhớ ơn những tiền nhân đi trước, nguyện làm tốt hơn những điều mà cha ông đã làm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.

Câu 2. Đọc truyện "Bánh Chưng, bánh Giầy", em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

  • ­Có thể chọn chi tiết “thi tài”, Lang Liêu được thần giúp đỡ.
    • ­ Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian (Sơn Tinh, Thủy Tinh biểu diễn phép thuật; Tấm và Cám thi bắt nhiều cá, tép để giành Yếm thắm…).
    • ­ Chi tiết này tạo tình huống cho truyện phát triển gây hấp dẫn bất ngờ; nó phân ra được hai phe, qua đó mà làm nổi bật được tính cách của Lang Liêu (chủ yếu qua suy nghĩ và hành động).

Hoặc chi tiết:

  • Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo...".
    • Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện.
    • Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ.
    • Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sông bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính
    • Thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bánh Chưng, bánh Giầy

Bánh Chưng, bánh Giầy là một câu chuyện cổ tích mang ý nghĩa giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng và bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về những hương vị của nước ta trong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Đây là một bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam. Để cảm nhận sâu sắc hơn về truyền thuyết này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về văn bản Bánh Chưng, bánh Giầy

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF