HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Hóa học 8 với ba phần là: Tổng ôn lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận rất đầy đủ về Oxi - không khí, Hiđro - nước, Axit - Bazơ - muối và cuối cùng là Dung dịch. Hi vọng Đề cương ôn tập này sẽ giúp các em ghi nhớ và tư duy gắn kết các kiến thức Hóa học lớp 8, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 2 và cả năm sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 8
A/ LÝ THUYẾT :
CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ
I/ TÍNH CHẤT CỦA OXI
1/ Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
2/ Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
II/ SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI:
1. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa
2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
3. Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
III/ OXIT:
1. Định nghĩa oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: K2O, Fe2O3, SO3, CO2….
2. Công thức dạng chung của oxit MxOy
- M: kí hiệu một nguyên tố khác (có hóa trị n)
- Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n.x = II.y
3. Phân loại: Gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ
VD: Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. CO2, SO3, P2O5….
Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. K2O,CaO, ZnO…
4. Cách gọi tên oxit :
a. Oxit bazơ:
Tên oxit = tên kim loại(kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit.
VD: K2O: kali oxit CuO: đồng (II) oxit
b. Oxit axit:
Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
VD: N2O5: đinitơ pentaoxit SiO2: silic đioxit
Các nội dung về:
IV/ ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY:
V/ KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY:
CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC
I/ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO :
II/ ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ:
III/ NƯỚC:
IV/ AXIT – BAZƠ – MUỐI:
CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH
I/ DUNG DỊCH:
II/ ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC:
III/ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH:
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 8 nhé!
B/ BÀI TẬP
I/ Trắc nghiệm
Câu 1: Dung dịch axít làm quì tím chuyển đổi thành màu
A. xanh B. Đỏ C. Tím D. Vàng
Câu 2: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là axít
A. CaO B. Al2(SO4)3 C. NaOH D. HNO3
Câu 3: Chất nào sau đây được dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
A. KClO3 B. Fe3O4 C.CaCO3 D.H2O
Câu 4 - Câu 10: Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 8 nhé!
II/ Tự luận
Bài 1: Hãy viết công thức hóa học của:
a) Oxit axit tương ứng với những axit sau và đọc tên các oxit đó: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4, H2SiO3
b) Oxit bazơ tương ứng với những bazơ sau và đọc tên các oxit đó: Ca(OH)2, KOH, Fe(OH)3, Fe(OH)2
Bài 2: Viết công thức hóa học và phân loại các hợp chất sau: Nhôm hidroxit; natri sunfat, kẽm hidrocacbonat; canxi đihidrophotphat, bari hidroxit, magie hidrosunfat, Sắt (III) oxit, natri sunfit, kẽm clorua, axit sunfuric, kali hidrophotphat, axit sufurơ, axit clohidric
Câu 3 - Câu 10: Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Hóa học lớp 8 nhé!
Bài 11: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch khi hòa tan 15 gam NaCl vào nước thu được 150 gam dung dịch.
Bài 12: Tính nồng độ mol của của mỗi dung dịch sau:
a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch
b) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch
Bài 13: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric. Dẫn khí hiđro thu được qua 21,6 gam sắt (II) oxit và đun nóng
a) Viết phương trình hóa học .
b) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)
c) Tính khối lượng lượng sắt tạo thành ?
Bài 14: Cho 400 g dung dịch NaOH 30% tác dụng vừa hết với 100 g dung dịch HCl . Tính:
a) Nồng độ % muối thu được sau phản ứng?
b) Tính nồng độ % axit HCl . Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn?
Bài 15: Hoà tan hoàn toàn 11,2g sắt vào 100 ml dung dịch HCl 2M . Hãy :
a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?
b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?
c) Nồng độ mol/l các chất sau phản ứng ?
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa 8. Để xem toàn bộ nội dung để kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính. Các em quan tâm có thể xem thêm 5 Đề thi Học kì 2 môn Hóa học 8 có lời giải và thang điểm.Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới. Chúc các em học tốt!