YOMEDIA

Hệ thống câu hỏi ôn tập Kinh tế vi mô II - ĐH Thương mại

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi hết học phần, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập Kinh tế vi mô II của trường ĐH Thương mại. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
                                                                                                                                                                                                                                                             

ADSENSE
YOMEDIA

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP KINH TẾ VI MÔ II

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

 

I. PHẦN LÝ THUYẾT

 1. Vẽ đồ thị và giải thích chiều của ảnh hưởng thay thế, ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởng đối với loại hàng hóa thông thường, khi giá của nó giảm.

 2. Vẽ đồ thị và giải thích chiều của ảnh hưởng thay thế, ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởng đối với loại hàng hóa Giffen, khi giá của nó tăng hoặc giảm.

 3. Vẽ đồ thị và giải thích chiều của ảnh hưởng thay thế, ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởngđối với loại hàng hóa thông thường, khi giá của nó tăng hoặc giảm.

 4. Vẽ đồ thị và giải thích đường Engel, đường tiêu dùng - thu nhập (ICC) và đường tiêu dùng - giá cả (PCC).

 5. Vẽ đồ thị và giải thích chiều của ảnh hưởng thay thế, ảnh hưởng thu nhập và tổng ảnh hưởng đối với loại hàng hóa thứ cấp, khi giá của nó tăng hoặc giảm.

 6. Vẽ đồ thị và chỉ rõ cách xác định đường cầu Hicks và đường cầu Marshall.

 7. Viết và giải thích các yếu tố trong phương trình Slustky. Chỉ ra cách xác định ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế theo hàm cầu Hicks.

 8. Vẽ đồ thị và giải thích tính cứng nhắc của sản xuất trong ngắn hạn so với sản xuất trong dài hạn.

 9. Vẽ đồ thị và giải thích đường phát triển (đường mở rộng sản xuất) đối với các trường hợp hiệu suất tăng, giảm và cốđịnh theo quy mô.

 10. Vẽ đồ thị và giải thích cách thức hãng lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí.

 11. Vẽ đồ thị và giải thích cách thức hãng lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng.

 12. Vẽ đồ thị và chỉ ra khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn.

 13. Vẽ đồ thị và giải thích thặng dư sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn.

 14. Vẽ đồ thị và giải thích thị trường phụ thuộc l n nhau về cạnh tranh trong lĩnh vực cho thuê băng hình và vé xem phim ở rạp.

 15. Vẽ đồ thị và giải thích cách thức các hãng phân biệt giá cấp 2 và cấp 3.

 16. Vẽ đồ thị và chỉ ra phần tổn thất (mất mát xã hội ròng) do độc quyền gây ra.

17. Phân biệt cách định giá và lựa chọn sản lượng của các loại hình doanh nghiệp: cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền thuần túy, cạnh tranh độc quyền, và độc quyền nhóm. Phân tích tác động của thuế đến việc định giá và lựa chọn sản lượng đối với mỗi loại cấu trúc thị trường trên.

18. Vẽ đồ thị và chỉ ra khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn.

19. Vẽ đồ thị và giải thích sựứng phó của doanh nghiệp khi giá đầu vào của lao động tăng lên, các yếu tố khác không đổi.

20. Vẽ đồ thị và giải thích sự ứng phó của doanh nghiệp khi giá đầu vào của vốn tăng lên, các yếu tố khác không đổi.

21. Lấy 1 ví dụ về tình thế tiến thoái lưỡng nan của những người tù và phân tích cân bằng Nash.

22. Xây dựng một ma trận lợi ích trong đó tồn tại chiến lược ưu thế của mỗi hãng và xác định cân bằng Nash.

23. Hãy xây dựng một hàm sản xuất tổng quát có thể miêu tả được cả hiệu suất tăng, giảm và cố định theo quy mô.

24. Phân tích thế cân bằng Nash, chiến lược ưu thế, và chiến lược Maximin trong lý thuyết trò chơi.

25. Vẽ đồ thị và lấy ví dụđể giải thích cách đặt giá cả hai phần để chiếm đoạt thêm thặng dư tiêu dùng.

26. Xây dựng sơ đồ hộp Edgeworth biểu diễn cân bằng trong tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và chỉ ra điểm hiệu quả tối ưu Pareto.

27. Xây dựng sơđồ hộp Edgeworth để giải thích đường hợp đồng đối với hai người tiêu dùng A và B trong việc tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y.

28. Vẽ các đồ thị để biểu diễn hàm lợi ích của những người thích rủi ro, trung lập với rủi ro và những người ghét rủi ro.

29. Vẽ đồ thị và chỉ ra ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả (chỉ ra phần tổn thất của xã hội). Giả sử chính phủ áp đặt một mức thuế (t) trên mỗi đơn vị sản phNm sản xuất ra, khi đó hãy vẽđồ thị minh họa tác động của thuế.

30. Xây dựng sơ đồ hộp Edgeworth biểu diễn hiệu quả trong việc sử dụng yếu tố sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

31. Vẽ đồ thị và chỉ ra ảnh hưởng ngoại ứng tích cực và tính phi hiệu quả (chỉ ra phần tổn thất của xã hội).

II. PHẦN BÀI TẬP

Bài tập 1: Một người tiêu dùng sử dụng số tiền là I = 160 USD để mua 2 loại hàng hoá thông thường X và Y. Giá của hai loại hàng hoá này tương ứng là PX và PY. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng này là TUX,Y = 20XY.

a) Xác định tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng MRSXY. Viết phương trình đường bàng quan khi biết tổng lợi ích của người tiêu dùng này là TU0.

b) Nếu giá của hàng hoá X là PX = 4USD và PY = 8USD thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn bao nhiêu hàng hoá X và Y để mua? Tính lợi ích tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được.

c) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp n lần (n > 0) và giá của cả hai loại hàng hoá không đổi thì sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu có thay đổi không? Vì sao?

d) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng không đổi và giá của cả hai loại hàng hoá đều giảm đi một nửa, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng có thay đổi không? Vì sao?

Bài tập 2: Thị trường của loại hàng hóa Z có 3 người tiêu dùng tương ứng với 3 hàm cầu cá nhân là: P = 250 - 2q1; P = 300 - 5q2 và P = 220 - 0,5q3.

a) Viết phương trình đường cầu thị trường cho loại hàng hóa Z.

b) Hãy vẽ các đồ thị minh họa mối quan hệ giữa các đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường về loại sản phẩm này.

c) Đường cầu thị trường đã xây dựng sẽ thoải hơn hay dốc hơn các đường cầu cá nhân? Vì sao? Độ co dãn của cầu theo giá của các điểm trên đường cầu thị trường lớn hơn độ co giãn của cầu theo giá của các điểm trên đường cầu cá nhân tương ứng với mỗi mức giá, đúng hay sai? Vì sao?

d) Giả sử phương trình đường cầu của cá nhân 1 bây giờ là P = 300 - 2q1. Hãy viết lại phương trình đường cầu thị trường cho hàng hóa Z.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần "", để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF