YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa 8 năm học 2017-2018

Tải về
 
NONE

Sau khi sưu tầm và tổng hợp Học 247 giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Địa 8 năm học 2017-2018 giúp các em ôn lại kiến thức chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Bên cạnh đó Bộ đề cương này có thể giúp các em luyện thi THPT QG năm 2018 và kì thi Đại học - Cao đẳng sắp tới. Chúc các em ôn thi thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8 HỌC KỲ I

 

1/ Trình bày vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.

  • Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4 triệu km2, kéo dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo, giáp 3 đại dương lớn: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương & Ấn Độ Dương, giáp 2 Châu lục: Âu & Phi.
  • Do trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có đủ các đới khí hâu: nhiệt đới, ôn đới & hàn đới. Mặt khác ở  một số đới lại chia thành các kiểu khí hậu khác nhau  do lãnh thổ rộng lớn như: kiểu khí hậu gió mùa & khí hậu lục địa.(3 điểm)

2/ Nêu các đặc điểm địa hình của Châu Á. Kể tên các dãy núi & đồng bằng lớn của Châu Á.

  • Địa hình phức tạp, nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ, chiếm ¾ diện tích tập trung chủ yếu ở trung tâm chạy theo 2 hướng chính Bắc-Nam và Tây – Đông.
  • Nhiều đồng bằng lớn xen kẻ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
  • Các dãy núi cao: Hymalaya, Thiên Sơn, Côn Luân …
  • Các Đồng Bằng lớn: Tây Xibia, Ấn Hằng, Hoa Bắc ….

3/ Vì sao các cảnh quan của Châu Á phân hóa từ Bắc xuống nam & từ Tây sang Đông?

  • Do lãnh thổ của Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên Khí hậu Châu Á thay đổi theo các đới  từ Bắc xuống nam do đó các đới cảnh quan cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam.
  • Khí hậu Châu Á thay đổi theo các kiểu từ vùng duyên hải vào nội địa do kích thước rộng lớn, nhiều núi sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa nên các đới cảnh quan của Châu Á thay đổi từ Tây sang Đông.

4/ Đặc điểm dân cư của Châu Á.

  • Châu Á châu lục đông dân nhất thế giời. Năm 2002 hơn 3,7 tỷ dân chiếm hơn ½ dân số thế giới
  • Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,3%.
  • Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển khu vực gió mùa.
  • Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, ơ-rô-pê-ô-it, ô-xtra-lô-it
  • Châu Á là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.

5/ Các nước Châu Á đã đạt được những thành tựu gì về Nông nghiệp?

  • Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp ở nhiều nước châu Á đã đạt được thành tựu to lớn. Sản lượng lúa gạo  hơn 93% và sản lượng lúa mì chiếm 39%  tổng sản lượng  toàn thế giới. Thái Lan, Việt Nam xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ lương thực không những đủ ăn mà còn dư thừa để xuất khẩu.

6/ Tây Nam Á có vị trí địa lý chiến lược quan trọng như thế nào?

  • Tây Nam Á nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục lớn Á, Âu, Phi. Nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất từ biển Đen ra Địa Trung Hải, từ châu Âu sang châu Á qua kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ.

7/ Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.

  • Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.
  •  Khí hậu: Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.
  • Sông ngòi: Khô hạn, kém phát triển, lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrat
  • Cảnh quan: Phần lớn  là thảo nguyên, nửa hoang mạc và hoang mạc.
  • Tài nguyên: Dầu mỏ có trữ lượng rất lớn, phân bố chủ yếu ở ĐB Lưỡng Hà.

8/  Điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á.

  • Điạ hình: Nam Á gồm ba miền địa hình chính. Phía Bắc hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ. Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, hai rìa nâng cao với hai dãy Gát Đông và Gát Tây. Giữa chân núi Hymalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng, bằng phẳng.
  • Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa. Gió mùa Tây Nam nóng ẩm mang nhiều mưa . Nhịp điệu  gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuát, sinh hoạt của nhân dân khu vực.
  • Sông ngòi: Nhiều hệ thống sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bramaput Vùng hạ lưu sông Hằng thường có lũ lụt lớn vào mùa mưa.
  • Cảnh quan tự nhiên: Rừng nhiệt đới ẩm, xa-van, hoang mạc, núi cao.

9/ Nêu đặc điểm  kinh tế  của các nước ở khu vực Nam Á:

  • Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á, đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, có nhiều ngành đạt trình độ cao, xếp thứ 10 trên thế giới về giá trị sản lượng công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu nhờ cuộc “cách mạng xanh, cách mạng trắng”

10/ Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á?

*Thuận lợi:

  • Tài nguyên phong phú, khoáng sản trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, sắt,…)
  • Nguồn năng lượng phong phú (thủy năng, gió, năng lượng mặt trời,…)
  • Các nguồn tài nguyên khác: đất, khí hậu, nguồn nước, động – thực vật, rừng,…

*Khó khăn:

  • Các miền núi cao hiểm trở.
  • Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thất thường.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Địa 8 năm học 2017-2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON