Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 8 do 247 tổng hợp của Phòng GD&ĐT Cam Lộ có đáp án bao gồm các câu hỏi Đọc hiểu và Tập làm văn mà các em đã học nhằm giúp các em ôn tập, luyện đề chuẩn bị tốt cho kỳ thi HSG sắp tới. Các em cùng tham khảo nhé.
PHÒNG GD& ĐT CAM LỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: Ngữ Văn
( Đề gồm 01 trang )
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
(…)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nh ững lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời…
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo. Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ sân khấu.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển.
Câu 3. Đoạn thơ đã gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo?
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1. (7.0 điểm)
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười.
(Trịnh Công Sơn. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
Từ nội dung của những ca từ trên, em hãy viết một bài văn bàn luận về niềm vui trong cuộc sống.
Câu 2. (10.0 điểm)
Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: “Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
.............HẾT...........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
C âu 1:
Các từ cùng trường từ vựng với từ "sân khấu": cánh gà, phông màn, giai điệu, lời ca.
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
so sánh: Những giai điệu ngang tàng /như/ gió biển
Câu 3:
Tình cảm với người lính đảo: yêu mến, cảm phục trước tinh thần vượt lên gian khổ và sự lạc quan của người lính đảo.
Trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn biển đảo quê hương.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1:
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Kiểu bài: nghị luận xã hội
- Phạm vi dẫn chứng: trong cuộc sống
- Bài làm có bố cục rõ 3 phần
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề
- Trích dẫn đoạn ca từ
2. Thân bài
a. Giải thích được nội dung của những ca từ:
+ Câu hát khẳng định: cuộc sống đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa hạnh phúc và đau khổ. Mỗi người sẽ có những thái độ, lựa chọn khác nhau trước những vấn đề của cuộc sống. Để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa chúng ta nên chọn cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc...
+ Niềm vui không hẳn là những điều to tát mà có thể chỉ là những điều nhỏ bé, giản dị như ngắm một bông hoa, nở một nụ cười.
b. Bàn luận về vấn đề:
- Hiểu biết chung về niềm vui:
Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan cho con người trong cuộc sống.
- Chỉ ra được ý nghĩa của niềm vui:
+ Niềm vui đem lại cho con người sự sảng khoái về tinh thần, là động lực cho con người tham gia tốt tất cả mọi công việc. (dẫn chứng)
+ Có niềm vui, con người thêm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. (dẫn chứng)
+ Niềm vui nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người. (dẫn chứng)
- Chỉ ra được những biểu hiện của niềm vui:
+ Người có niềm vui là người luôn hòa đồng, sống chan hòa, yêu đời, yêu cuộc sống. (dẫn chứng)
+ Người có niềm vui luôn biết đồng cảm và tạo ra niềm vui cho những người xung quanh. (dẫn chứng)
- Liên hệ:
+ Cần rèn luyện cho mình thái độ sống tích cực, lạc quan, yêu đời, biết tìm niềm vui trong những điều giản dị nhất.
+ Thái độ của bản thân đối với những người sống bi quan, tiêu cực.
3. Kết bài
Khẳng định lại tính đúng đắn của quan điểm.
Mong muốn của bản thân
Câu 2:
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Kiểu bài: nghị luận xã hội
- Bài làm có bố cục rõ 3 phần
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề
- Trích dẫn ý kiến
2. Thân bài
a. Giải thích ý kiến: Sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành tha thiết mà Tế Hanh dành cho con người quê hương.
b. Làm sáng tỏ ý kiến:
- Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi cảnh vật vùng biển quê hương:
+ Giới thiệu về vùng quê thanh bình
+ Cảnh dân chài ra khơi:
+) Hình ảnh thiên nhiên: yên ả, trong lành, tươi sáng, kì vĩ.
+) Hình ảnh con thuyền ra khơi: căng tràn sức sống.
Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, sử dụng động từ mạnh
=> Bức tranh thiên nhiên vùng biển tươi sáng, sống động.
- Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi tình yêu dành cho người dân vạn chài:
+ Cảnh đoàn thuyền trở về bến: bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.
+ Hình ảnh người dân chài khỏe mạnh, rắn rỏi.
Nghệ thuật miêu tả: kết hợp tả thực và lãng mạn.
+ Hình ảnh người dân chài khỏe mạnh, rắn rỏi.
Nghệ thuật miêu tả: kết hợp tả thực và lãng mạn.
+ Hình ảnh con thuyền mệt mỏi sau hành trình.
Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Nỗi nhớ quê hương.
c. Đánh giá, mở rộng
- Khẳng định ý kiến là đúng
- Liên hệ, mở rộng một số tác phẩm khác.
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề chứng minh, khẳng định giá trị của bài thơ Quê hương về nội dung và nghệ thuật.
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 8 của Phòng GD&ĐT Cam Lộ . Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---