Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2013 - 2014 trường THCS Đáp Cầu - Đề số 1 kèm đáp án chi tiết và thang điểm. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8; giúp các em ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất.
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận… ”
(Ngữ Văn 8- tập I)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Tôi đi học B. Trong lòng mẹ.
C. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc.
Câu 2: Đoạn văn trên nói lên điều gì về con người nhân vật “tôi”?
A. Thương hại lão Hạc và những người như lão Hạc.
B. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống.
C. Có thái độ sống, cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
D. Bênh vực, đồng ý đối với hành động từ chối giúp lão Hạc của vợ mình.
Câu 3: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Tình cảm con người. B. Tính cách con người
C. Trí tuệ con người. D. Năng lực con người.
Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng phép nói giảm nói tránh. Nhận xét đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
Câu 5: Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn trên?
A. 2 câu B. 3 câu C. 4 câu D. 5 câu
Câu 6: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
“Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn”.
A. Quan hệ nguyên nhân B. Quan hệ mục đích
C. Quan hệ điều kiện D. Quan hệ nhượng bộ.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố, trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép (gạch chân câu ghép đó).
Câu 2: (5 điểm)
Những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học đã để lại trong em những ấn tượng khó phai. Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm; 6 câu, mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
C |
B |
B |
C |
C |
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: ( 2điểm) Học sinh trình bày được những ý cơ bản sau:
Phần |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Nội dung |
|
0,25 |
|
0,25 |
|
|
0,5 đ |
|
|
0,5 đ |
|
Hình thức |
|
0,5 đ |
Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu cần đạt
1. Dàn ý
a. Mở bài
- Nêu lí do nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên.
- Ấn tượng sâu đậm về buổi tựu trường.
- Những kỉ niệm có thể kể lại (Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; Khi đi trên đường đến trường; Khi đứng trên sân trường; Khi xếp hàng cùng các bạn; Khi nhận thầy giáo chủ nhiệm; Khi vào lớp.......)
- Những kỉ niệm có thể được kể theo trình tự:
- Thời gian, không gian.
- Diễn biến tâm trạng.
- Mỗi kỉ niệm để lại ấn tượng cảm xúc sâu đậm được trình bày thành một đoạn.
c. Kết bài
- Kết thúc những kỉ niệm bằng dòng cảm xúc của bản thân về ngày đầu đi học.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2013 - 2014 trường THCS Đáp Cầu - Đề số 1. Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để tải tài liệu về máy. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi khảo sát cuối kì cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp giúp các em có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt được kết quả thật cao trong kì thi tổng hợp cuối kì 1 này.
-- MOD Ngữ văn HỌC247 (Tổng hợp)