Qua nội dung tài liệu Đề thi chọn HSG cấp trường môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS An Trường C có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nâng cao và bổ trợ kiến thức trong quá trình học tập của mình. Chúc các em học tốt.
TRƯỜNG THCS AN TRƯỜNG C
|
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 120 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1: (5điểm)
a/ Trình bày khái niệm, cơ chế và vai trò của quá trình đông máu?
b/ Ở người có mấy nhóm máu? Từ các nhóm máu hãy lập sơ đồ truyền máu. Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm vậy không? Tại sao?
Câu 2:(2điểm) Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
Câu 3: (4điểm) Vẽ sơ đồ minh họa và giải thích cơ chế sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
Câu 4: (4 điểm)
a/ Tiêu hóa là gì? Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
b/ Nêu cấu tạo của hệ tiêu hóa?
c/ Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
Câu 5: (5 điểm) Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng \(\frac{1}{2}\) chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng \(\frac{1}{3}\) thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
a/ Số lần mạch đập trong một phút?
b/ Thời gian hoạt động của một chu kì tim?
c/ Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a/ Đông máu: là hiện tượng máu lỏng chảy khỏi mạch tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
+ Cơ chế đông máu
+ Vai trò của quá trình đông máu: Hạn chế mất máu khi bị thương.
b/
+ Ở người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB
+ Sơ đồ truyền máu:
+ Một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nhóm O.
+ Vì nhóm máu O có thể truyền cho nhóm máu O, A, B, AB nên bệnh nhân có nhóm máu nào cũng nhận được.
+ Trong thực tế bác sĩ không làm vậy.
+ Vì để bệnh nhân tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
Câu 2:
* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:
- Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
→ Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 3:
+ Vẽ sơ đồ trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
* Trao đổi khí ở phổi.
- Khí O2 ở phế nang cao hơn trong mao mạch nên O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
- Khí CO2 trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
* Trao đổi khí ở tế bào.
- Khí O2 trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Khí CO2 trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên khí CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 4:
a/
+ Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
+ Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: Ăn và uống, đẩy các chất vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
b/ Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa:
+ Ống tiêu hóa gồm: khoang miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột.
c/ Một người bị triệu chứng thiếu axít ở dạ dày thì môn vị thiếu tính hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
Câu 5:
a/ Số lần mạch đập trong một phút.
Đổi: 7560 lít = 7560.000 ml
- Số phút trong một ngày đêm là: 24 giờ x 60 phút = 1440 phút
- Lượng máu đẩy đi trong 1 phút: 7560.000 ml : 1440 phút = 5250 ml
→ Vậy số lần mạch đập trong 1 phút là: 5250 ml : 87,5 ml = 60 lần
b/ Thời gian hoạt động của một chu kì tim:
60 giây : 60 lần = 1 (giây/ lần)
c/ Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung
- Pha dãn chung là: 1 giây : 2 = 0,5 (giây)
Gọi thời gian pha thất co là X (giây); thì pha nhĩ co là \(\frac{X}{3}\) (giây)
Ta có: pha nhĩ co + pha thất co = 1 – 0,5 = 0,5 (giây)
→ \(\frac{X}{3}\) + X = 0,5 → Giải ra ta có: X = 0,375 (giây)
→ Pha nhĩ co là: 0,375(giây) : 3 = 0,125 (giây)
Đáp số:
a/ Số lần mạch đập trong 1 phút : 60 lần
b/ Thời gian hoạt động của 1 chu kì co tim: 1 (giây)
c/
Thời gian hoạt động của pha dãn chung: 0,5 (giây)
Thời gian hoạt động của pha thất co: 0,375 (giây)
Thời gian hoạt động của pha nhĩ co: 0,125 (giây)
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi chọn HSG cấp trường môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS An Trường C có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: