YOMEDIA

Đề cương ôn thi Nguyên lý kế toán - ĐH Hàng Hải

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi hết học phần, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề cương ôn thi Nguyên lý kế toán. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI

 

Câu 1: Kế toán là gì? Vai trò của kế toán?

Định nghĩa kế toán:

  • Theo luật kế toán, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích, cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động
  • Xét trên khía cạnh khoa học: Kế toán được xác định là khoa học về thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính gắn liền với một tổ chức nhất định thông qua một hệ thống các phương pháp riêng biệt.
  • Xét trên khía cạnh nghề nghiệp: Kế toán là công việc tính toán và ghi chép bằng con số các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất định nhằm phản ánh và giám đốc tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị thông qua ba thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu

Vai trò của kế toán:

Kế toán là công cụ quản lý có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp.

  • Đối với nhà nước: Số liệu thông tin kế toán là căn cứ để tổng hợp, để tính thuế, để kiểm tra và chỉ đạo theo yêu cầu quản lý chung.
  • Đối với doanh nghiệp: Số liệu thông tin kế toán là cơ sở để lập kế hoạch, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và là cơ sở để ra quyết định.
  • Đối với các đối tượng khác: Số liệu thông tin kế toán là căn cứ để quyết định đầu tư, mua bán, thanh toán cũng như xử lý các vấn đề có liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm giữa doanh nghiệp và các bên có liên quan.

 

Câu 2: Trình bày các khái niệm, nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận?

  • Nguyên tắc giá phí: Nguyên tắc này yêu cầu khi xác định giá của đối tượng phải căn cứ vào chi phí thực tế ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra để có được đối tượng và dựa vào giá gốc để phản ánh, chứ không phải theo giá thị trường
  •  Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu là số tiền kiếm được khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm sản phẩm, hàng hóa được giao quyền sở hữu cho người mua, dịch vụ hoàn thành được người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán
  • Nguyên tắc phù hợp (tương xứng): Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh thu được ghi nhận, tức là các chi phí có liên quan đến việc tạo doanh thu ở kỳ nào thì được coi là chi phí của kỳ đó, bất kỳ chi phí đó chi ra ở kỳ nào
  • Nguyên tắc khách quan: Nguyên tắc này yêu cầu các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi chép theo đúng bản chất, nội dung của sự vật hiện tượng và phải kiểm chứng được thông qua các bằng chứng có tính khách quan như các chứng từ kế toán.
  • Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này đòi hỏi các khái niệm, các nguyên tắc, phương pháp mà kế toán sử dụng phải nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác để đảm bảo so sánh được thông tin tài chính của các kỳ kế toán với nhau. Tuy nhiên trong trường hợp nếu cần phải thay đổi phương pháp sử dụng thì phải thông báo cho người sử dụng thông tin biết và phải có giải trình rõ ràng.
  • Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này yêu cầu số liệu thông tin kế toán tài chính phải được trình bày công khai và giải trình rõ ràng, thông tin đưa ra không được giấu các sự kiện quan trọng.
  • Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này yêu cầu tất cả các khoản doanh thu chưa thực hiện hoặc doanh thu dự kiến thì chưa được ghi nhận. Trong khi đó đối với các khoản lỗ dự kiến cần phải được lập dự phòng tương ứng. Phương án được lựa chọn đảm bảo ảnh hưởng tới vốn chủ sở hữu thấp nhất.
  • Nguyên tắc trọng yếu: Với nguyên tắc này thì chỉ chú trọng đến các vấn đề, các yếu tố, các khoản mục mang tính chất trọng yếu quyết định bản chất nội dung sự vật hiện tượng mà có thể bỏ qua các vấn đề, các yếu tố thứ yếu, không quyết định bản chất nội dung sự vật hiện tượng. Hay nói cách khác nó không làm ảnh hưởng đến tính trung thực của báo cáo, không làm sai lệch sự phán xét của người đọc báo cáo tài chính.

Câu 3: Đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống phương pháp kế toán:

* Đối tượng của kế toán: là tài sản và nguồn vốn

1) Tài sản:

a) Tài sản ngắn hạn:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền.
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Hàng tồn kho
  • Tài sản ngắn hạn khác

b) Tài sản dài hạn:

  • Các khoản phải thu dài hạn.
  • Tài sản cố định:
    • Tài sản cố định hữu hình
    • Tài sản cố định vô hình
    • Tài sản cố định thuê tài chính
  • Bất động sản đầu tư
  • Tài sản dở dang dài hạn
  • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
  • Tài sản dài hạn khác

2) Nguồn vốn:

a) Nợ phải trả:

  • Nợ ngắn hạn
  • Nợ dài hạn

b) Vốn chủ sở hữu:

  • Vốn góp
  • Lợi nhuận chưa phân phối
  •  Nguồn vốn khác

* Nhiệm vụ:

  • Thực hiện ghi chép và phản ánh một cách kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp bằng các phương pháp thích hợp.
  • Thực hiện thu thập, xử lý, phân loại và tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu cần thiết để cung cấp các thông tin về hoạt động SXKD của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin
  • Tổng hợp số liệu và lập báo cáo quy định
  • Thực hiện phân tích các thông tin, đề xuất các ý kiến với lãnh đạo doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp từ đó đưa ra được các biện pháp, các quyết định đúng đắn, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

* Hệ thống phương pháp kế toán:
Chứng từ; Kiểm kê; Đánh giá; Tính giá thành; Tài khoản; Ghi sổ kép; Tổng hợp, cân đối kế toán

Câu 4: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán? Các yêu cầu đối với kế toán?

* Đối tượng sử dụng thông tin kế toán:

  • Các nhà quản trị doanh nghiệp
  • Các ban lãnh đạo doanh nghiệp
  • Các cán bộ công nhân viên; Các cổ đông; Các chủ sở hữu
  • Các bên liên doanh; Các nhà tài trợ vốn; Các nhà đầu tư; Các chủ nợ
  • Khách hàng; Nhà cung cấp;
  • Cơ quan thuế; Cục thống kê
  • Các cơ quan quản lý nhà nước và cấp chủ quản

* Các yêu cầu đối với kế toán:

  • Số liệu thông tin do kế toán cung cấp phải phản ánh trung thực, khách quan các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Số liệu thông tin kế toán phải phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.
  • Số liệu thông tin kế toán phải phản ánh đầy đủ, toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra ở đơn vị.
  • Số liệu thông tin kế toán phải rõ ràng, minh bạch.
  • Số liệu thông tin kế toán phải đảm bảo sự nhất quán về nội dung và phương pháp tính toán để đảm bảo so sánh được thông tin kế toán giữa các kỳ với nhau.
  • Tổ chức công tác kế toán đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả.


{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn thi Nguyên lý kế toán - ĐH Hàng Hải, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF