YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 trường THCS Đốc Binh Kiều

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 trường THCS Đốc Binh Kiều. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập môn Ngữ văn 9 và ôn thi Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐỐC BINH KIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm)

Chép lại theo trí nhớ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân). Nêu giá trị nội dung bài thơ.

Câu 2:  (2 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến

b. Chỉ ra những câu cầu khiến trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cầu khiến:

Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:

- Đi thôi con.

(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 3: (6 điểm)

Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu1 (2đ)

- Chép chính xác bài thơ(1đ)

- Nội dung:Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc,cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. (1đ)

Câu 2: (2đ)

a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến

- Câu cầu khiến là câu có chứa các từ ngữ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến.

- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...(0,5đ)

- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (0,5đ)

b. Câu cảm thán: Đi thôi con!

- Các câu trên là câu cầu vì chúng chứa các từ ngữcầu khiến: đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ, giọng điệu trong đoạn văn.

Câu 2: (2 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!  Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

 (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3: (6 điểm)

 Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2 điểm)

- Chép chính xác đoạn văn sau: (0,5 điểm)

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

- (1,0 điểm) Cách sử dụng câu văn biền ngẫu (0,5đ) các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vi chủ tướng đối với quân giặc. (0,5đ)

Câu 2: (2 điểm)

a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán: Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào…(0,5®) dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.(0,5đ)

* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

- Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

Câu 3: (6 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp.

b.Yêu cầu về kiến thức:

* Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề:  Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh...

- Mở bài (1 điểm):

+ Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ)

+ Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ)

- Thân bài (4 điểm):

+ Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm … nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ)

+ Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.

+ Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ)

---(Để xem đầy đủ đáp án của câu 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."    

(Ngữ văn 8 – Tập hai)

Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, ai là tác giả?

Câu 2: (1 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: (2 điểm) Từ nội dung trên em hãy viết đoạn văn ( Khoảng 200 từ) bàn về lòng yêu nước.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “Hịch tướng sĩ”

- Tác giả: Trần Quốc Tuấn

Câu 2:

- Nội dung đoạn văn: Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước cảnh tình của đất nước; uất ức, căm tức khi chưa trả được thù; sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu 3:

1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:  Yêu cầu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng.

2. Yêu cầu về nội dung:

Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản

* Hình thức:

- Đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận xã hội.( Khoảng 200 từ)

- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu.

- Trình bày chữ viết sạch đẹp, ít mắc các loại lỗi.

* Nội dung:

- Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ

- Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

 1. Giải thích về lòng yêu nước

- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kì chiến tranh

*Thời kỳ hòa bình

3. Vai trò của lòng yêu nước

- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.

- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

1. Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Phương Định.

- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Yêu cầu về nội dung:

+ Mở bài: Giới thiệu về La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp và văn bản “Bàn về phép học” gửi lên vua Quang Trung của ông 

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc hiểu (2,0 điểm)

 Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

 (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. (0,5 điểm) Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

II. Phần làm văn (8,0 điểm)

Câu 4 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng

150 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân tương ái trong  phòng, chống COVID -19.

Câu 5 (6,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn nghiện game của giới trẻ hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc - hiểu

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

Câu 2:

Xét kiểu câu theo phân chia mục đích nói, câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 3:

Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh:

- Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin

- Tập luyện thể thao.

- Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

II. Phần làm văn (8,0 điểm)

Câu 4

1. Mở đoạn

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tinh thần tương thân tương ái trong  phòng, chống COVID -19.

2. Phát triển đoạn

a. Giải thích:

Tương thân tương ái: là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a) Chép chính xác phần dịch thơ bài thơ “Ngắm Trăng” của Hồ Chí Minh? (1 điểm).

b) Qua bài thơ “Ngắm Trăng” em học tập được gì ở Bác? (1 điểm).

Câu 2: (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 

“Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm.  Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe…

-  Ông giáo hút trước đi.

Lão đưa đóm cho tôi…

- Tôi xin cụ.

Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”

(Lão Hạc - Ngữ văn 8 Tập hai)

a) Trong đoạn trích trên mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt lời? (1 điểm).

b)  Xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên? (1điểm).

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 trường THCS Đốc Binh Kiều. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF