YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Vĩnh Tường có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Vĩnh Tường có đáp án giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi kiểm tra giữa học kì 1 sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

VĨNH TƯỜNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ?

A. Bạch cầu ưa kiềm

B. Bạch cầu mônô

C. Bạch cầu limphô

D. Bạch cầu trung tính

Câu 2. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ?

A. Bạch cầu trung tính

B. Bạch cầu limphô

C. Bạch cầu ưa kiềm

D. Bạch cầu ưa axit

Câu 3. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của

A. bạch cầu trung tính.

B. bạch cầu limphô T.

C. bạch cầu limphô B.

D. bạch cầu ưa kiềm.

Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?

A. Bạch cầu mônô

B. Bạch cầu limphô B

C. Bạch cầu limphô T

D. Bạch cầu ưa axit

II. Tự Luận

Câu 1

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? Vì sao khi lao động hay đi ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang?

Câu 2

a. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?

b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

Câu 3

Công cơ là gì? Công cơ được sử dụng vào mục đích gì? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ. Biện pháp luyện tập cơ?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

B

A

C

B

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?

A. Miễn dịch tự nhiên

B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm

D. Miễn dịch bẩm sinh

Câu 2. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Câu 3. Cho các loại bạch cầu sau :

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ?

A. 4      B. 2

C. 3      D. 1

Câu 4. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?

A. Kháng nguyên – kháng thể

B. Kháng nguyên – kháng sinh

C. Kháng sinh – kháng thể

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Câu 5. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

A. chất kháng sinh.

B. kháng thể.

C. kháng nguyên.

D. prôtêin độc.

Câu 6. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ?

A. Toi gà

B. Cúm gia cầm

C. Dịch hạch

D. Cúm lợn

II. Tự Luận

Câu 1

Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Giải thích vì sao máu O lại có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu khác, máu AB lại có thể nhận được tất cả các nhóm máu?

Câu 2

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? Vì sao khi lao động hay đi ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang?

Câu 3

a. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?

b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

B

A

C

A

C

A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực ?

A. Xương cột sống

B. Xương đòn

C. Xương ức

D. Xương sườn

Câu 2. Phần cẳng chân có bao nhiêu xương ?

A. 2      B. 3

C. 1      D. 4

Câu 3. Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu

C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ

D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển

Câu 4. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn ?

A. 4 đôi      B. 3 đôi

C. 1 đôi      D. 2 đôi

Câu 5. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?

A. Xương hộp sọ

B. Xương đùi

C. Xương cánh chậu

D. Xương đốt sống

Câu 6. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?

A. Xương đốt sống

B. Xương bả vai

C. Xương cánh chậu

D. Xương sọ

Câu 7. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?

A. Mô xương cứng

B. Mô xương xốp

C. Sụn bọc đầu xương

D. Màng xương

Câu 8. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động

B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang

D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

Câu 9. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?

A. Mô xương xốp và khoang xương

B. Mô xương cứng và mô xương xốp

C. Khoang xương và màng xương

D. Màng xương và sụn bọc đầu xương

Câu 10. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài

B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong

C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài

D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. B

4. D

5. B

6. A

7. B

8. C

9. A

10. D

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

Câu 3. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 4. Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?

A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.

B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 5. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 6. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

A. Ngón út      B. Ngón giữa

C. Ngón cái      D. Ngón trỏ

Câu 7. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống

B. Lao động vừa sức

C. Rèn luyện thân thể thường xuyên

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người ?

A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng

B. Lồi cằm xương mặt phát triển

C. Xương cột sống hình vòm

D. Cơ mông tiêu giảm

Câu 9. Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

A. nuốt.      B. viết.

C. nói.      D. nhai.

Câu 10. Bộ phận nào dưới đây của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú ?

1. Mặt

2. Bàn tay (tương ứng với bàn chân trước của thú)

3. Đùi

4. Thắt lưng

A. 1, 2

B. 1, 4

C. 1, 2, 3, 4

D. 2, 3, 4

II. Tự Luận

Câu 1

Công cơ là gì? Công cơ được sử dụng vào mục đích gì? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ. Biện pháp luyện tập cơ?

Câu 2

Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Giải thích vì sao máu O lại có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu khác, máu AB lại có thể nhận được tất cả các nhóm máu?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1. B

2. B

3. A

4. B

5. C

6. C

7. D

8. B

9. C

10. A

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Vĩnh Tường có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF