YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Toán 8 KNTT năm 2023 - 2024 các trường THCS

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 8 Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Toán 8 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024 các trường THCS. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em có thể tự luyện tập và làm quen với dạng đề thi. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!

ADSENSE

1. Đề thi số 1

TRƯỜNG THCS XUÂN THỚI THƯỢNG

 

ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM 2023 – 2024

Môn Toán 8 – KNTT

Thời gian: 90p

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

Câu 1.     Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không phải là đơn thức?

A. \(7{{x}^{3}}\)                                                   B. \(-2x{{y}^{2}}\)

C. \(8\)                                                                   D. \(\frac{-3}{2}x+y\)

Câu 2.     Cho các biểu thức \(3x-y;\text{ }\frac{1}{x-5y};\,\text{ }0;\text{ }4{{x}^{2}}yz;\text{ }\sqrt{x}\). Có bao nhiêu đa thức nhiều biến trong các đa thức trên?

A. 3                      B. 2                            C. 4                           D. 1

Câu 3.     Khẳng định nào sau đây là sai?

A. \({{\left( a-b \right)}^{2}}={{a}^{2}}-2ab+{{b}^{2}}\)              B. \(\left( a-b \right)\left( {{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}} \right)={{a}^{3}}-{{b}^{3}}\)

C. \({{\left( A+B \right)}^{2}}={{A}^{2}}-2AB+{{B}^{2}}\)           D. \({{x}^{2}}-{{y}^{2}}=\left( x-y \right)\left( x+y \right)\)

Câu 4.     Tìm hằng đẳng thức là lập phương của một tổng

A. \({{\left( A+B \right)}^{3}}={{A}^{3}}+3AB+3A{{B}^{2}}+{{B}^{3}}\)               B. \({{\left( A+B \right)}^{3}}={{A}^{3}}+3{{A}^{2}}B+3A{{B}^{2}}+{{B}^{3}}\)

C. \({{\left( A+B \right)}^{3}}={{A}^{3}}-3{{A}^{2}}B+3A{{B}^{2}}-{{B}^{3}}\)      D. \({{\left( A-B \right)}^{3}}={{A}^{3}}-3{{A}^{2}}B+3A{{B}^{2}}-{{B}^{3}}\)

Câu 5.     Viết đa thức sau \(\left( y-z \right)\left( {{y}^{2}}+yz+{{z}^{2}} \right)\) thành hiệu của hai lập phương

A. \({{\left( z-y \right)}^{3}}\)

B. \({{\left( y-z \right)}^{3}}\)

C. \({{y}^{3}}-{{z}^{3}}\)

D. \({{z}^{3}}-{{y}^{3}}\)

Câu 6.     Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{3}{y}\) là:

A. \(y \ne 0\)            B. \(y \ne 3\)                 C. \(y=0\)               D. \(y \ne -3\)

Câu 7.     Khẳng định nào sau đây là sai?

A.  Khi ta nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

B.  Khi ta chia cả tử và mẫu của một phân thức cho cùng một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

C.  Một phân thức đại số là một biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó A, B là những đa thức.

D.  Một phân thức đại số là một biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức không.

Câu 8.     Hai phân thức \(\frac{C}{D}\) và \(\frac{M}{N}\) bằng nhau nếu

A. N.D = M.C              B. M.N = C.D              C. M.D = N.C                  D. C:N = D:M

Câu 9.     Nhận xét nào sau đây đúng với hình chóp tứ giác đều?

A.  Thể tích bằng tích nửa chu vi đáy với chiều cao

B.  Hình chóp tứ giác đều có 1 đỉnh, 5 mặt, 8 cạnh

C.  Hình chóp tứ giác đều có bốn mặt bên là tam giác vuông

D.  Diện tích xung quanh bằng tổng chu vi đáy với đường cao của mặt bên

Câu 10.     Mặt bên SAB của hình chóp tam giác đều S.ABC là:

A. Tam giác đều                                                    B. Tam giác cân tại A

C. Tam giác vuông                                                D. Tam giác cân tại S

Câu 11.   Chiều cao của hình chóp tam giác đều sau là:

A. SO                         B. SH                                  C. HC                                    D.  SA.

Câu 12.   Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?

A.  Nếu tam giác ABC có \(B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}\) thì tam giác ABC vuông tại B

B.  Nếu tam giác ABC vuông tại A thì \(A{{B}^{2}}=A{{C}^{2}}+B{{C}^{2}}\)

C.  Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông

D.  Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng hiệu các bình phương của hai cạnh góc vuông.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Bài 1.  (1,0 điểm) Cho hai đa thức: \(M={{x}^{4}}-5xy+7{{y}^{3}}\) và \(N={{x}^{4}}+3xy-12{{y}^{3}}\)

a)      Tính M + N

b)      Tính M - N

Bài 2.  (2,0 điểm) Thực hiện phép tính:

a)       \(x\left( 3{{x}^{2}}-y \right)-\left( xy+3{{x}^{3}} \right)\)

b)      \(\left( x-y \right)\left( 2x+y \right)+2{{x}^{4}}{{y}^{2}}:(-{{x}^{2}}{{y}^{2}})\)

c)       \(\left( 12{{x}^{5}}{{y}^{3}}+8{{x}^{4}}y-4{{x}^{3}}y \right):\left( 4{{x}^{3}}y \right)\)

d)      \(8x\left( x+y \right)\left( x-y \right)-\left( 2x-y \right)\left( 4{{x}^{2}}+2xy+{{y}^{2}} \right)\)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

2. Đề thi số 2

TRƯỜNG THCS TRUNG MỸ TÂY 1

 

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 NĂM 2023 – 2024

Môn Toán 8 – KNTT

Thời gian: 90p

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

Câu 1. Trong những biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức nhiều biến?

A. \(2x{{y}^{2}}+1\)                B. \(\frac{1}{2}{{x}^{3}}{{y}^{2}}\).                     C. \(\frac{3}{4}x{{y}^{2}}+2\).                       D. \(\frac{3}{-2xy}\) 

Câu 2. Cho các biểu thức \(-5x{{y}^{2}}+xyz\,\,\,\,\,;\,\,\,-\frac{1}{4}xy\,\,\,\,\,;\,\,\,\,{{x}^{2}}-3x+5\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\frac{2}{7}xy+3y\) có bao nhiêu đa thức nhiều biến?

A. 1                                 B.2                                C.3                                D.4

Câu 3: Đẳng thức nào sau đây là hằng đẳng thức?

A.  \(x(3x+2)=3{{x}^{2}}+2x\)        B. \(3x+2={{x}^{2}}+1\)          C. \({{x}^{2}}+x+1={{\left( x+1 \right)}^{2}}\)         D. \(3x+1=x+1\)

Câu 4: Tìm hằng đẳng thức là bình phương của một tổng:

A. \({{\left( a+b \right)}^{2}}={{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}}\)                                                 B. \({{\left( a+b \right)}^{2}}={{a}^{2}}+2ab+{{b}^{2}}\)

C. \({{\left( a-b \right)}^{2}}={{a}^{2}}+2ab-{{b}^{2}}\)                                                 D. \({{\left( a+b \right)}^{2}}={{a}^{2}}-2ab+{{b}^{2}}\)

Câu 5: Tìm hằng đẳng thức là hiệu hai lập phương:

A. \({{a}^{3}}+{{b}^{3}}=(a-b)({{a}^{2}}+2ab+{{b}^{2}})\)                                  B. \({{a}^{3}}-{{b}^{3}}=(a+b)({{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}})\)

C. \({{a}^{3}}-{{b}^{3}}=(a-b)({{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}})\)                                   D. \({{a}^{3}}+{{b}^{3}}=(a+b)({{a}^{2}}-ab+{{b}^{2}})\)

Câu 6: Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{2x-1}{x+5}\) là:

A. \(2x+1 \ne 0\)                   B. \(2x+1 \ne 0\) và \(x+5 \ne 0\)       C. \(x+5 \ne 0\)          D. \(2x+1 \ne 0\) hoặc \(x+5 \ne 0\)

Câu 7: Phân thức \(\frac{2{{x}^{2}}}{3y}\) bằng phân thức nào

A. \(\frac{4x}{6y}\)                         B. \(\frac{6{{x}^{2}}}{9y}\)                              C. \(\frac{8{{x}^{2}}y}{-12y}\)                     D. \(\frac{4{{x}^{3}}}{6y}\)

Câu 8: Hai phân thức \(\frac{A}{B}=\frac{C}{D}\) nếu:

AA.B = C.D                   B.  A.C = B.D                      C. A.D = B.C             D. A.B = B.C

Câu 9: Hãy chọn phát biểu sai:

A. Hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau

B. Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau.

C. Hình chóp tứ giác đều có các cạnh đáy bằng nhau.

D. Hình chóp tứ giác đều có các mặt bên là tam giác cân và mặt đáy là hình vuông.

Câu 10.  Cho hình chóp tứ giác đều S. ABCD như hình. Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD, khi đó SO là:

A. Đường cao của hình chóp tứ giác đều

B. Cạnh trong của hình chóp tứ giác đều

C. Cạnh bên của hình chop tứ giác đều

D. Trung tuyến của hình chóp tứ giác đều

Câu 11. Trong những hình dưới đây, những hình nào là hình chóp tam  giác đều?

  A. Hình d                       B. Hình c                                  C. Hình a                                     D.Hình b.

Câu 12. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là định lý Pythagore?

A.Nếu một tam giác có bình phương cạnh huyền bằng hiệu bình phương của hai cạnh góc vuông thì tam giác đó là tam giác vuông.

B.Nếu một tam giác có  một cạnh bằng tổng của hai cạnh  còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.

C.Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng  bình phương của hai cạnh góc vuông.

D.Trong một tam giác vuông, bình phương một cạnh bằng tổng  bình phương của hai cạnh còn lại.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Bài 1.  (1 điểm) Cho hai đa thức  \(A=2{{x}^{2}}-2xy+3; B=-{{y}^{2}}-2xy+{{x}^{2}}-3\)

a)      Tìm đa thức C = A + B

b)      Tìm đa thức D = A - B

Bài 2. (2 điểm) Thực hiện phép tính

a)   \(A=x(x-2y)-y({{y}^{2}}-2x)\)

b)   \(B=(x-y)(2x+y)-4{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+3xy\)

c)   \(C=(-{{x}^{4}}y-2{{x}^{2}}{{y}^{2}}+3{{x}^{2}}):(-{{x}^{2}})\)

d)   \(D=(2x-3y)(4{{x}^{2}}+6xy+9{{y}^{2}})-(2x+3y)(4{{x}^{2}}-6xy+9{{y}^{2}})\)

---(Để xem tiếp nội dung đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

3. Đề thi số 3

TRƯỜNG THCS TÔ KÝ

 

ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM 2023 – 2024

Môn Toán 8 – KNTT

Thời gian: 90p

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM) (Mỗi đáp án đúng được 0,25điểm)

Câu 1.     Trong các biểu thức sau biểu thức nào là đơn thức nhiều biến?

A. \(2x-5y\)                                      C. \(4{{x}^{2}}-4x+1\)

B. \(2x{{y}^{3}}{{z}^{2}}\)                  D. \(2x:3y\)

Câu 2.     Trong các biểu thức sau biểu thức nào là đa thức nhiều biến?

A.  \(3x:2y\)                                                               C. \(3{{x}^{3}}y-4xy+2\)

B.  \(\frac{2x-3}{4+{{y}^{2}}}\)                                    D. \(\frac{1}{x}\)

Câu 3.     Chọn câu sai: Với \(x\ne 0,m\in {{N}^{*}},n\in {{N}^{*}},m>n\) ta có :

A.  \({{x}^{m}}.{{x}^{n}}={{x}^{m+n}}\)                                              C. \({{\left( {{x}^{m}} \right)}^{n}}={{x}^{m.n}}\)

B.  \({{x}^{m}}:{{x}^{n}}={{x}^{m-n}}\)                                               D. \({{x}^{m}}:{{x}^{m}}=0\)

Câu 4.     Tìm hằng đẳng thức “bình phương của một tổng”:

A.  \({{\left( a+b \right)}^{2}}={{a}^{2}}+2ab+{{b}^{2}}\)                           C. \({{\left( a+b \right)}^{2}}={{a}^{2}}+{{b}^{2}}\)

B.  \({{\left( a+b \right)}^{2}}={{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}}\)                             D. \({{\left( a+b \right)}^{2}}=a+2ab+b\)

Câu 5.     Tìm hằng đẳng thức “hiệu hai lập phương”:

A.  \(x{}^{3}-{{y}^{3}}=\left( x-y \right)\left( {{x}^{2}}-xy+{{y}^{2}} \right)\)               C. \(x{}^{3}-{{y}^{3}}=\left( x-y \right)\left( {{x}^{2}}-2xy+{{y}^{2}} \right)\)

B.  \(x{}^{3}-{{y}^{3}}=\left( x-y \right)\left( {{x}^{2}}+xy+{{y}^{2}} \right)\)              D. \(x{}^{3}-{{y}^{3}}=\left( x-y \right)\left( {{x}^{2}}+2xy+{{y}^{2}} \right)\)

Câu 6.     Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) bằng nhau nếu :

A.  A.C = B.D                     B. A.B = C.D                    C. A.D = B.C                     D. A:D = C:B

Câu 7.     Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{2x+1}{x-3}\) là:

A.  \(2x+1 \ne 0\)                                                        C. \(2x+1=0\)

B.  \(x-3 \ne 0\)                                                           D. \(x-3=0\)

Câu 8.     Giá trị của đa thức \(2x-y\) tại \(x=1,y=2\) là:

A.  0                                   B. 3                             C. 1                             D. 2

Câu 9.     Hình chóp tứ giác đều có mặt đáy là :

A.  Tam giác đều                                                  C. Hình vuông

B.  Ngũ giác đều                                                   D. Lục giác đều

Câu 10.   Hình chóp tam giác đều S.ABC có mặt đáy là :

A.  Tam giác ABC                                                C. Tam giác SAB

B.  Tam giác SAC                                     D. Tam giác SBC

Câu 11.   “Các cạnh bên của hình chóp tứ giác đều …”.Hãy điền vào dấu “…” để được khẳng định đúng:

A.  Không bằng nhau                                           C. Song song với nhau

B.  Bằng nhau                                                       D. Không cắt nhau

Câu 12.   Cho hình sau, đẳng thức nào sau đây đúng?

A.  \(B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}\)

B.  \(A{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}\)

C.  \(A{{B}^{2}}=B{{C}^{2}}+A{{C}^{2}}\)

D.  \(BC=AB+AC\)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Bài 1.  (1,0 điểm) : Cho hai đa thức \(A=2{{x}^{2}}+3xy+{{y}^{2}}\) và \(B={{x}^{2}}-3xy+{{y}^{2}}\).

a)  Tính A + B

b)  Tính A - B

Bài 2.  (2,0 điểm) : Thực hiện phép tính:

a)  \(4xy\left( {{x}^{2}}-3y+2 \right)\)

b)  \(\left( a-b \right)\left( a+2b \right)-ab+{{b}^{2}}\)

c)   \(\left( 2{{x}^{3}}y-4x{{y}^{2}}+8xy \right):\left( 2xy \right)\)

d)  \({{\left( a+b \right)}^{3}}-{{\left( a-b \right)}^{3}}\)

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Toán 8 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024 các trường THCS. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF