YOMEDIA

Bài tập Nguyên lý kế toán về báo cáo kế toán của doanh nghiệp có lời giải

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi hết học phần, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Bài tập Nguyên lý kế toán về báo cáo kế toán của doanh nghiệp có lời giải. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ LỜI GIẢI

 

Bài 1: Ông Trương Gia Hùng cùng ba người bạn quyết định thành lập công ty TNHH Thành Gia, với số vốn pháp định khi thành lập là 800.000.000 đồng. Các giao dịch phát sinh được ghi nhận như sau:

1.Thành lập công ty với số vốn ban đầu là 800.000.000 đồng, các thành viên đã góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng 50% , còn lại bằng tiền mặt.

2.Nhập kho hàng hóa trị giá 200.000.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt.

3.Đầu tư mua 20.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thanh toán bằng chuyển khoản. 

4.Vay ngắn hạn 500.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng.

5.Mua một nhà xưởng 600.000.000 đồng thanh toán bằng chuyển khoản.

6.Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 20.000.000 đồng

Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán (gồm 2 cột, một cột là tài sản và một cột khác là nguồn vốn).

Lời giải đề xuất:

*Phân tích các giao dịch:

 1.Thành lập công ty với số vốn ban đầu là 800.000.000 đồng, các thành viên đã góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng 50% , còn lại bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 3 đối tượng kế toán:

– Tiền gửi ngân hàng                                       400.000.000 đồng

– Tiền mặt                                                       400.000.000 đồng

– Vốn chủ sở hữu:                                           800.000.000 đồng

Giải thích: Khi nhận tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để thành lập công ty làm cho tài khoản tiền gửi ngân hàng tăng và tiền mặt tăng và khoản tiền nhận là để góp vốn thành lập công ty làm cho vốn chủ sở hữu tăng. Tiền gửi ngân hàng là tài sản, tiền mặt là tài sản, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, nguồn vốn tăng. 

2.Nhập kho hàng hóa trị giá 200.000.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Hàng hóa                       200.000.000 đồng

– Tiền mặt                         200.000.000 đồng

Giải thích: Khi nhập kho hàng hóa làm cho hàng hóa tồn kho tăng và thanh toán bằng tiền mặt làm cho tiền mặt giảm. Hàng hóa là tài sản, tiền mặt là tài sản. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, tài sản giảm.  

3.Đầu tư mua 20.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thanh toán bằng chuyển khoản.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Đầu tư cổ phiếu                                    200.000.000 đồng

– Tiền gửi ngân hàng                               200.000.000 đồng

Giải thích: Khi đầu từ mua cổ phiếu làm cho khoản đầu tư cổ phiếu tăng và thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng làm cho tiền gửi ngân hàng giảm. Khoản đầu tư cổ phiếu là tài sản, tiền gửi ngân hàng là tài sản. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăn, tài sản giảm.

4.Vay ngắn hạn 500.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng. 

Nghiệp vụ kinh tế pahts sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán: 

 – Vay ngắn hạn                                    500.000.000 đồng

– Tiền gửi ngân hàng                            500.000.000 đồng

Giải thích: Khi vay ngắn hạn làm cho khoản vay ngắn hạn tăng và nhận bằng tiền gửi ngân hàng làm cho tiền gửi ngân hàng tăng. Khoản vay ngắn hạn là nguồn vốn, tiền gửi ngân hàng là tài sản. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, nguồn vốn tăng.    

5.Mua một nhà xưởng 600.000.000 đồng thanh toán bằng chuyển khoản.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Nhà xưởng (tài sản cố định)        600.000.000 đồng

– Tiền gửi ngân hàng                      600.000.000 đồng

Giải thích: khi mua nhà xưởng làm cho tài sản cố định hữu hình tăng và thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng làm cho tiền gửi ngân hàng giảm. Nhà xưởng là tài sản, tiền gửi ngân hàng là tài sản. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, tài sản giảm.

6.Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 20.000.000 đồng

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Tạm ứng                                  20.000.000 đòng

– Tiền mặt                                  20.000.000 đồng

Giải thích: Khi tạm ứng chon nhân viên làm cho khoản tạm ứng tăng và thanh toán bằng tiền mặt làm cho tiền mặt giảm. Khoản tạm ứng cho nhân viên là tài sản, tiền mặt là tài sản. Như vậy, trong trường hợp này, tài sản tăng, tài sản giảm.

*Phân loại theo nội dung kinh tế:           

                                                                                      Đơn vị tính: 1.000 đồng

          Tiền gửi ngân hàng                                        Vốn chủ sở hữu

Số đầu kỳ                                      0         Số đầu kỳ                                     0

Số tăng trong kỳ (1, 4)      900.000         Số tăng trong kỳ (1)           800.000

Số giảm trong kỳ (3, 5)     800.000         Số giảm trong kỳ                          0

Số cuối kỳ                         100.000         Số cuối kỳ                           800.000

           Tiền mặt                                                           Hàng hóa

Số đầu kỳ                                      0         Số đầu kỳ                                     0

Số tăng trong kỳ (1)          400.000           Số tăng trong kỳ (2)         200.000

Số giảm trong kỳ (2, 6)    220.000            Số giảm trong kỳ                         0    

Số cuối kỳ                        180.000            Số cuối kỳ                         200.000

            Đầu tư cổ phiếu                                        Vay ngắn hạn

Số đầu kỳ                                    0             Số đầu kỳ                                     0

Số tăng trong kỳ (3)        200.000             Số tăng trong kỳ (4)         500.000

Số giảm trong kỳ                       0              Số giảm trong kỳ                         0

Số cuối kỳ                       200.000             Số cuối kỳ                        500.000

              Tài sản cố đinh                                          Tạm ứng

Số đầu kỳ                                  0                 Số đầu kỳ                                0

Số tăng trong kỳ (5)       600.000                Số tăng trong kỳ (6)       20.000

Số giảm trong kỳ                        0               Số giảm trong kỳ                     0

Số cuối kỳ                      600.000                 Số cuối kỳ                      20.000

*Bảng cân đối kế toán

Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

Tiền mặt

180.000.000

Vay ngắn hạn

500.000.000

Tiền gửi ngân hàng

100.000.000

   

Khoản đầu tư

200.000.000

   

Tạm ứng

20.000.000

   

Hàng hóa

200.000.000

Vốn chủ sở hữu

800.000.000

Tài sản cố định

600.000.000

   

Tổng tài sản

1.300.000.000

Tổng nguồn vốn

1.300.000.000

Bài 2: Ông Trần Thanh Hà cùng hai người bạn quyết định thành lập công ty TNHH Hà Giang, với số vốn pháp định khi thành lập là 600.000.000 đồng. Các giao dịch phát sinh được ghi nhận như sau:

1.Thành lập công ty với số vốn ban đầu là 600.000.000 đồng, các thành viên đã góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng.

2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 200.000.000 đồng 

3. Nhập kho hàng hóa trị giá 100.000.000 đồng công ty chưa thanh toán cho người cung cấp

4. Mua một tài sản cố định trị giá 400.000.000 đồng, công ty chưa thanh toán cho người bán.

5. Chuyển khoản trả cho người bán 100.000.000 đồng

Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán (gồm 2 cột, một cột là tài sản và một cột khác là nguồn vốn)

Lời giải đề xuất:

*Phân tích các giao dịch

1.Thành lập công ty với số vốn ban đầu là 600.000.000 đồng, các thành viên đã góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Tiền gửi ngân hàng                         600.000.000 đồng

– Vốn chủ sở hữu                              600.000.000 

Giải thích: Khi nhập góp vốn để thành lập công ty làm cho tài khoản tiền gửi ngân hàng tăng và vốn góp của người chủ trong công ty tăng nghĩa là làm cho vốn chủ sở hữu tăng. Tiền gửi ngân hàng là tài sản, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, nguồn vốn tăng.

2.Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 200.000.000 đồng

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Tiền gửi ngân hàng            200.000.000 đồng

– Tiền mặt                             200.000.000 đồng

Giải thích: Khi rút tiền gửi ngân hàng làm cho tài khoản tiền gửi ngân hàng giảm và đem về nhập quỹ tiền mặt làm cho tiền mặt tăng. Tiền gửi ngân hàng là tài sản, tiền mặt là tài sản. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, tài sản giảm.

3.Nhập kho hàng hóa trị giá 100.000.000 đồng công ty chưa thanh toán cho người cung cấp. 

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Hàng hóa                     100.000.000 đồng

– Phải trả người bán       100.000.000 đồng

Giải thích: Khi nhập kho hàng hóa làm cho hàng hóa tồn kho tăng và thanh toán cho người cung cấp làm cho nợ phải trả người bán tăng. Hàng hóa là tài sản, phải trả người bán là nguồn vốn. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, nguồn vốn tăng. 

4.Mua một tài sản cố định trị giá 400.000.000 đồng, công ty chưa thanh toán cho người bán.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Tài sản cố định                             400.000.000 đồng

– Phải trả người bán                       400.000.000 đồng

Giải thích: Khu mua tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng và chưa thanh toán cho người cung cấp làm cho nợ phải trả người bán tăng. Tài sản cố định là tài sản, phải trả người bán là nguồn vốn. Như vậy, trong trường hợp này tài sản tăng, nguồn vốn tăng.

5.Chuyển khoản trả cho người bán 100.000.000 đồng

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này liên quan đến 2 đối tượng kế toán:

– Tiền gửi ngân hàng                     100.000.000 đồng

– Phải trả người bán                       100.000.000 đồng

Giải thích: Khi chuyển khoản làm cho tài khoản tiền gửi ngân hàng giảm và thanh toán cho người cung cấp làm cho nợ phải trả người bán giảm. Tiền gửi ngân hàng là tài sản, phải trả người bán là nguồn vốn. Như vậy, trong trường hợp này tài sản giảm, nguồn vốn giảm.

*Phân loại theo nội dung kinh tế

Đơn vị tính: 1.000 đồng

          Tiền gửi ngân hàng                                        Vốn chủ sở hữu

Số đầu kỳ                                      0         Số đầu kỳ                                     0

Số tăng trong kỳ (1)          600.000         Số tăng trong kỳ (1)           600.000

Số giảm trong kỳ (2, 5)     300.000         Số giảm trong kỳ                          0

Số cuối kỳ                         300.000         Số cuối kỳ                           600.000

           Tiền mặt                                                           Hàng hóa

Số đầu kỳ                                      0          Số đầu kỳ                                     0

Số tăng trong kỳ (2)          200.000           Số tăng trong kỳ (3)         100.000

Số giảm trong kỳ                         0            Số giảm trong kỳ                         0    

Số cuối kỳ                         200.000            Số cuối kỳ                         100.000

            Phải trả người bán                                        Tài sản cố định

Số đầu kỳ                                      0             Số đầu kỳ                                      0

Số tăng trong kỳ (3, 4)       500.000             Số tăng trong kỳ (4)           400.000

Số giảm trong kỳ (5)           100.000            Số giảm trong kỳ                          0

Số cuối kỳ                           400.000            Số cuối kỳ                          400.000

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập Nguyên lý kế toán về báo cáo kế toán của doanh nghiệp có lời giải, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF