Để các em có thể ôn luyện thật tốt chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi, ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Tiền Hải có đáp án. Tài liệu gồm các câu hỏi hay và khó có hướng dẫn giải chi tiết, mời các em cùng theo dõi.
PHÒNG GD & ĐT TIỀN HẢI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN HÓA HỌC 8
THỜI GIAN: 150 PHÚT
Câu 1: (3,5 điểm)
Cho sơ đồ phản ứng sau:
a) A1→ FeaOb→ A2 \(\xrightarrow{{HCl}}\) A3 + H2 b) FeS2→ A4 → A5→ A6 \(\xrightarrow{{ + Al}}\) A7 + H2
Hãy chọn các chất thích hợp A1; A2; A3;….. A7 để viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá trên (ghi rõ điều kiện nếu có)
Câu 2: (4,0 điểm)
1) Có 4 chất lỏng không màu đựng riêng biệt trong 4 lọ hoá chất mất nhãn sau: dung dịch H2SO4; dung dịch Ca(OH)2; dung dịch NaCl; Nước cất. Nêu phương pháp nhận biết 4 chất lỏng trên.
2) Nhiệt phân 63,2 gam hỗn hợp thuốc tím Kalipemanganat và Canxicacbonat thu được a lít khí X(đktc). Tìm giá trị a biết rằng hiệu suất phản ứng nhiệt phân chỉ đạt 90%.
Câu 3: (4,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn khí Y cần dùng hết 13,44 dm3 khí oxi, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72dm3 khí cacbonic và 10,8 gam hơi nước(các thể tích đo ở đktc).
a) Hợp chất Y do những nguyên tố hoá học nào tạo nên? Tính khối lượng chất Y đem đốt cháy.
b) Biết tỉ khối hơi của chất Y so với khí oxi là 0,5. Xác định công thức phân tử của Y, viết sơ đồ công thức của hợp chất Y.
Câu 4: (4,5 điểm)
1) Hoà tan hoàn toàn 7,0 gam kim loại R (chưa rõ hoá trị) vào dung dịch axitclohiđric. Khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lít khí hiđro (đktc).
a) Viết phương trình hoá học.
b) Xác định kim loại R biết R là một trong số các kim loại: Na; Fe; Zn; Al
c) Lấy toàn bộ lượng khí hiđro thu được ở trên cho vào bình kín chứa sẵn 2,688 lít khí oxi (đktc). Bật tia lửa điện đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp. Tính số phân tử nước thu được.
2) Cho 11,7 gam hỗn hợp Kẽm và Magie tác dụng với dung dịch axitclohiđric sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Chứng minh hỗn hợp Kẽm và Magie không tan hết.
Câu 5: (3,5 điểm)
Cho hỗn hợp khí Hiđro và Cacbonic đi qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 1,0 gam kết tủa A màu trắng. Nếu cho hỗn hợp khí này đi qua bột Đồng(II)oxit nung nóng, dư thì thu được 1,28 gam chất rắn B màu đỏ (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a) Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. Xác định A, B.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu.
c) Trình bày cách tách riêng từng chất khỏi hỗn hợp khí ban đầu (viết phương trình hóa học nếu có).
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3,5 điểm) |
1.Hoàn thành PTHH a. 2aFeO +(b -a)O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeaOb (A1) FeaOb + bH2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) aFe + bH2O (A2) Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 (A3) b. 4FeS2 + 11O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 8 SO2 (A4) 2SO2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^o},xt}}\) 2SO3 (A5) SO3 + H2O → H2SO4 (A6) 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (A7) |
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ |
Câu 2 (4 điểm) |
1. - Lấy các mẫu chất thử ra từng ống nghiệm rồi đánh số thứ tự. - Nhúng quỳ tím vào từng mẫu chất thử + Nếu quỳ tím chuyển thành màu đỏ đó là dd H2SO4 + Nếu quỳ tím chuyển thành màu xanh đó là dd Ca(OH)2 + Nếu quỳ tím không chuyển màu là dd NaCl và Nước cất - Cô cạn 2 mẫu chất thử còn lại Nếu thu được cặn trắng đó là dd NaCl + Bay hơi hết là Nước cất 2. PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2 (1) CaCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CaO + CO2 (2) Giả hỗn hợp toàn KMnO4 khi đó số mol hỗn hợp = số mol KMnO4 = 0,4 mol Theo PTHH (1) ta có số mol O2 = ½ số mol KMnO4 = 0,2 mol Thể tích khí O2 (đktc) = 0,2.22,4. 90% = 4,032 lít Giả hỗn hợp toàn CaCO3 khi đó số mol hỗn hợp = số mol CaCO3 = 0,632mol Theo PTHH (2) ta có số mol CO2 = số mol CaCO3 = 0,632 mol Thể tích khí CO2 (đktc) = 0,632.22,4 . 90% 12,741 lít Vậy thể tích khí X hay hỗn hợp O2 và CO2 có giá trị: 4,032 < a < 12,741 |
0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
0,5 đ |
Câu 3 (4,5 điểm) |
Vì đốt cháy Y thu được CO2 và H2O nên trong Y phải có C, H và có thể có O Số mol O2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol Số mol CO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol Số mol H2O = 10,8/18 = 0,6 mol Số mol O(O2)= 2.0,6 = 1,2 mol Số mol O(CO2)= 2.0,3 = 0,6 mol Số mol O(H2O)= số mol H2O = 0,6 mol Số mol O(O2)= Số mol O(CO2) + Số mol O(H2O) Vậy trong Y chỉ có C và H Khối lượng O2 = 0,6.32 = 19,2 g Khối lượng CO2 = 0,3. 44 = 13,2 g Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: MY + mO2 = mCO2 + mH2O mY = 13,2 + 10,8 – 19,2 = 4,8 g MY = 0,5.32 = 16 g/mol nY = 4,8/16 = 0,3 mol Gọi CTTQ của Y là CxHy ta có sơ đồ CxHy + (x + y/4)O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) xCO2 + y/2H2O 0,3 mol 0,3x mol 0,3y/2 mol Ta có số mol CO2 = 0,3x = 0,3 → x = 1 Ta có số mol H2O = 0,3y/2 = 0,6 → y = 4 Vậy CTPT của Y là CH4 |
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
|
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Tiền Hải có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Bình Xuyên có đáp án
- Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Lập Thạch có đáp án
Chúc các em học tốt!