Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tổng hợp các kiến thức đã học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!
BỘ 5 ĐỀ THI HK2 NĂM 2021 MÔN GDCD LỚP 8
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
1. Đề số 1
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 : Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất:
A. Làm lây truyền HIV/ AIDS.
B. Dẫn đến phạm tội.
C. Dẫn đến tệ nạn xã hội.
D. Dẫn đến vi phạm pháp luật.
Câu 2: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi vi phạm………,
gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
A. Chuẩn mực đạo đức.
B. Đạo đức và pháp luật.
C. Quy định của pháp luật .
D. Chuẩn mực của xã hội.
Câu 3: Những hiện tượng xã hội nào sau đây không được coi là tệ nạn xã hội?
A. Đánh bạc.
B. HIV/ AIDS.
C. Mê tín dị đoan
D. Sử dụng ma túy.
Câu 4: Để phòng, chống các tệ nạn xã hội chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?
A. Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào.
B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và buôn bán ma túy.
C. Mua, bán dâm.
D. Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
Câu 5: HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây ?.
A. Qua đường máu.
B. Qua giao tiếp thông thường.
C. Từ mẹ sang con.
D. Qua quan hệ tình dục.
Câu 6: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là:
A. Lợi ích tập thể
B. Lợi ích toàn dân
C. Lợi ích quốc gia
D. Lợi ích công cộng
Câu 7: Lợi ích công cộng gắn liền với công trình nào sau đây?
A. Căn hộ của người dân
B. Đường quốc lộ
C. Khách sạn tư nhân
D. phòng khám tư
Câu 8: Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi …..tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
A. Đụn chạm đến
B. Sử dụng
C. Xâm phạm
D. khai thác
Câu 9: Các quy định của pháp luật mang tính:
A. Quy phạm đặc thù
B. Quy phạm
C. Quy phạm phổ biến
D. Phổ cập
Câu 10: Pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính chất của
A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động
C. Nhân dân Việt Nam
D. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy nêu tác hại của HIV/AIDS. Em hãy đề xuất 2 biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
Câu 2: (1.5 điểm): Công dân có nghĩa vụ gì trong việc tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. Em hãy nêu 2 việc làm của em vừa bảo vệ tài sản nhà nước vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu vai trò của pháp luật và 4 việc làm của bản thân thể hiện đã thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp, pháp luật.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
B |
C |
D |
B |
C |
A |
B |
B |
D |
II. Tự luận(5,0 điểm)
Câu 1
Tác hại của HIV/AIDS:
- Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng cong người;
- Phá hoại hạnh phúc gia đình
- Hủy hoại tương lai, nòi; giống dân tộc;
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước.
Biện pháp : Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy, mại dâm.
Câu 2
- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân.
- Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi giao quản lí tài sản nhà nước.
- Việc làm:
Trồng và chăm sóc cây xanh trong sân trường;
Câu 3
Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.
Bốn việc là: Không gây gỗ đánh nhau, không trộm cắp, Không sử dụng ma túy, không mê tín dị đoan.
2. Đề số 2
I. PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) - Em hãy chọn và viết đáp án đúng vào bảng
Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Tuyên truyền phòng chống Tệ nạn xã hội. B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác.
C. Tuyên truyền đoàn kết trong nhân dân. D. Tuyên truyền vận động nhân dân không mê tín dị đoan.
Câu 2: Để đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, nhà nước cần có trách nhiệm gì?
A. Xử lý và truy tố đến tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo.
B. Công dân có thể sử dụng quyền tố cáo để vu khống người khác.
C. Xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước và công dân.
D. Không bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận?
A. Là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước.
B. Là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội.
C. Là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
D. Là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
Câu 4: Công dân thực hiện quyền khiếu nại cần:
A. nắm vững qui định của cơ quan. B. tích cực năng động, sáng tạo.
C. trung thực, khách quan, thận trọng. D. nắm vững điểm yếu của đối phương.
Câu 5: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội.
B. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả.
C. Cãi nhau, lăng mạ, xúc phạm nhau trên Facebook.
D. Trao đổi thông tin không đúng về người khác
Câu 6: Người đi tố cáo cần có trách nhiệm:
A. đảm bảo lợi ích cho người mình thân C. báo cáo vấn đề mình được nghe kể lại
B. báo cáo vấn đề theo chủ quan của mình D. trình bày trung thực về nội dung tố cáo.
Câu 7: Hiến pháp là
A. luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
C. qui định những vấn đề nền tảng, nguyên tắc mang tính định hướng đường lối của đất nước
D. văn bản luật buộc tất cả công dân nước Việt Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành
Câu 8: Trình tự ban hành và sửa đổi Hiến pháp được qui định tại điều
A. 117 của Hiến pháp 2013 B. 118 của Hiến pháp 2013
C. 119 của Hiến pháp 2013 D. 120 của Hiến pháp 2013
Câu 9: Cơ quan nào có quyền ban hành, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp?
A. Chính Phủ B. Quốc hội
C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao D. Toà án nhân dân tối cao
Câu 10: Lợi ích công cộng gắn liền với công trình nào sau đây?
A. Căn hộ của người dân B. Phòng khám tư nhân
C. Đường quốc lộ D. Khách sạn tư nhân
Câu 11: Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 là bản Hiến pháp được
A. bổ sung B. làm mới C. sửa đổi D. sửa đổi và bổ sung
Câu 12: Từ năm 1945 đến nay nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. 5 bản Hiến Pháp B. 4 bản Hiến pháp C. 3 bản Hiến pháp D. 2 bản Hiến pháp
Câu 13: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên mới có quyền góp ý vào Dự thảo Hiến pháp khi được trưng cầu ý kiến?
A.16 tuổi B. 18 tuổi C. 22 tuổi D. 30 tuổi
Câu 14: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức và cá nhân gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước thì họ có quyền?
A. Khiếu nại B. Tố cáo C. Kiến nghị D. Yêu cầu
Câu 15: Tài sản nào sau đây thuộc sở hữu của nhà nước?
A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp
B. Phần vốn do doanh ngiệp nhà nước đầu tư vào các công ty nước ngoài
C. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
D. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng
Câu 16: Lợi ích công cộng là lợi ích dành cho:
A. các cơ quan nhà nước B. các cá nhân xuất sắc
C. mọi người và xã hội D. các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 17: Hiến Pháp 2013 của nước ta gồm có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
A. 10 chương 150 điểu B. 15 chương 110 điều
C. 11 chương 120 điều D. 14 chương 127 điều
Câu 18: Nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tài sản của nhà nước?
A. Không được dùng đến tài sản của nhà nước B. Chỉ sử dụng khi có nhu cầu riêng cá nhân.
C. Sử dụng khi có nhu cầu chung cho xã hội. D. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không lãng phí
Câu 19: Nhà nước quản lý tài sản của mình bằng cách:
A. cử bảo vệ trông giữ hàng ngày đối với các tài sản của nhà nước.
B. bằng các qui định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản.
C. cất giữ cẩn thận trong các kho bạc của nhà nước.
D. cho người dân tại tổ dân phố quản lý.
Câu 20: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Bài kiểm tra bị cộng nhầm điểm. B. Vi phạm nội quy bị nhà trường kỷ luật
C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích D. Phát hiện người có hành vi cướp đoạt tài sản
II. PHẦN 2. TỰ LUẬN (5điểm)
Câu 1: (2.5 điểm) Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Theo một thống kê được đăng trên trang The National Missing Persons Coordination Centre, có tới 87% người dân ở Úc sử dụng Internet mỗi ngày. Bác sĩ Mubarak Rahamathulla (chuyên gia về Internet và sức khỏe tâm thần ở Trường ĐH Flinders - Úc) cũng đã khuyến cáo rằng những người sử dụng Internet thường xuyên, nhất là người nghiện Internet thường dễ có xu hướng lệch lạc hành vi. Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh việc liên tục "cắm mặt" vào máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành…Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào Facebook. 3/4 trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 - 34. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc, nó còn gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần. (THEO TRÍ THỨC TRẺ 08:39 13/10/2017)
a. (1. điểm) Hãy chỉ ra những dấu hiệu cho thấy người sử dụng đang bị nghiện mạng xã hội?
Hậu quả của việc nghiện mạng xã hội là gì?
b. ( 1,5 điểm) Em tự đánh giá bản thân có phải là người nghiện mạng xã hội facebook không? Vì sao? Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận trên facebook mỗi người cần lưu ý điều gì?
Câu 2: (1 điểm)
So sánh điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân?
Câu 3: (1 điểm) Kể tên 5 quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013?
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0.25đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
A |
D |
B |
D |
B |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
A |
B |
B |
B |
C |
C |
D |
B |
A |
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 |
a. – Dấu hiệu của người nghiện mạng xã hội: sử dụng nhiều giờ, quên ăn, ngủ,.. cảm giác khó chịu khi không được sử dụng, lâu dẫn vật vã, tiêu cực chán nản. - Hậu quả của việc nghiện mạng xã hội: bỏ bê học tập, làm việc kém hiệu quả mất việc, ảnh hưởng cuộc sống, ảnh hưởng sức khỏe và có thể mắc bệnh tâm thần. |
||||||||||||||||||||||||||||
b. – Học sinh tự đánh giá bản thân: có hoặc không và giải thích hợp lí - Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội facebook cần: tuân thủ đạo đức, kỉ luật và pháp luật…. |
|||||||||||||||||||||||||||||
Câu 2 |
|
||||||||||||||||||||||||||||
Câu 3: |
- Kể tên 5 quyền trong các quyền công dân mà con đã được học: + Quyền sở hữu + Khiếu nại, tố cáo + Quyền từ do ngôn luận + ….( hs kể bất cứ quyền nào mà hs nhớ) - Các quyền ghi nhận chương 2- của hiến pháp 2013 - Tên chương 2: quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?
A. Tham gia đánh bạc. B. Vận chuyển ma túy.
C. Chặt phá cây chứa chất ma túy. D. Tham gia đua xe.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không phải biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Làm giàu bằng mọi hình thức. B. Biết được tác hại của tệ nạn xã hội.
C. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. D. Sống giản dị, lành mạnh.
Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến các tệ nạn xã hội?
A. Không làm chủ được bản thân. B. Không được đi học.
C. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn. D. Học lực yếu .
Câu 4: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Phải xa lánh người nhiễm HIV/AIDS. B. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
C. Hút thuốc lá không có hại cho trẻ em. D. HIV/AIDS chỉ lây qua đường máu.
Câu 5: Công dân có quyền khiếu nại khi nào?
A. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật. B. Chứng kiến hành vi nhũng nhiễu dân.
C. Bản thân bị kỉ luật oan. D. Biết về vụ việc tham nhũng.
Câu 6: Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân cần:
A. sắp xếp thời gian của mình. B. tích cực, năng động, sáng tạo.
C. nắm được điểm yếu của đối phương. D. trung thực, khách quan, thận trọng.
Câu 7: Các việc làm sau đây , việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Thảo luận phương pháp để học tập tốt . B. Gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế.
C. Tố cáo hành vi trộm cắp tài sản của Nhà nước. D. Im lặng, nghe theo ý của mọi người.
Câu 8: Tự do ngôn luận là:
A. tự do đem chuyện của người khác ra bàn tán và đánh giá.
B. tự do thảo luận các vấn đề chung của đất nước và xã hội.
C. tự do xuyên tạc chính sách của Đảng.
D. tự do nói xấu cán bộ nhà nước.
Câu 9: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về quyền tự do ngôn luận?
A. Học ăn, học nói, học gói học mở. B. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
C. Giàu vì bạn, sang vì vợ. D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu 10: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của :
A. mọi tầng lớp trong xã hội. B. Đảng Cộng Sản Việt Nam.
C. giai cấp tư sản. D. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 11. (1,5điểm).
Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Câu 12: (2điểm).
So sánh sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo về đối tương, mục đích khiếu nại tố cáo.
Câu 13: (1 điểm).
a. Nêu một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
b. Bản thân em đã thực hiện bổn của mình với anh chị em như thế nào?.
Câu 14: (0,5điểm)
Em sẽ làm gì trong trường hợp có người thân sa vào tệ nạn cờ bạc?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu |
ĐA |
Câu |
ĐA |
1 |
C |
6 |
D |
2 |
A |
7 |
A |
3 |
A |
8 |
B |
4 |
B |
9 |
B |
5 |
C |
10 |
D |
II. TỰ LUẬN:
Câu 11. (1,5điểm).
Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
Câu 12: (2điểm).
- Khiếu nại:
+ Đối tượng: Người có quyền lợi phợp pháp bị xâm hại.
+ Mục đích: Khôi phục quyền lợi của người bị xâm hại.
- Tố cáo:
+ Đối tương: Bất kì công dân nào biết về vụ việc vi phạm pháp luật ...
Mục đích: Ngăn chặn thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luât gây ra.
Câu 13: (1 điểm).
a. Câu tục ngữ: (0,5điểm) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
b. Liên hệ bản thân (0,5điểm): Thương yêu, chăm sóc em.....
Câu 14: (0,5điểm)
HS Trả lời có ý sau.
- Xác định đó là tệ nạn xã hội, không học theo,
- Khuyên răn...
- Nếu không được thì báo với công an.
4. Đề số 4
Phần trắc nghiệm : (3đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong những quyền và nghĩa vụ sau đây, quyền và nghĩa vụ nào là thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi công dân?
a. Lao động b. Học tập
c. Bảo vệ tổ quốc d. Nộp thuế cho nhà nước.
Câu 2:.Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bảo vệ
a. cách mạng b.Tổ quốc Việt Nam
c. Đảng cộng sản Việt Nam d. bảo vệ nhân dân lao động.
Câu 3: Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phải được thực hiện
a. khi Tổ quốc thực sự lâm nguy b.khi Tổ quốc bị xâm lăng
c.khi nổ ra chiến tranh d.cả trong thời chiến và thời bình.
Câu 4: Công dân nam, nữ trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự phải
a. đăng kí nghĩa vụ quân sự b. nhập ngũ
c.tham gia huấn luyện quân sự d.phục vụ trong quân đội
Câu5: Công dân nam giới ở độ tuổi nào phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
a.Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi b. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
c. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi d. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi
Câu 6: Vị tướng trẻ tuổi nào đã từng phất cao ngọn cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” trong cuộc chiến chồng giặc Mông – Nguyên?
a.Trần Bình Trọng b.Yết Kiêu
c.Trần Quốc Toản d.Phạm Ngũ Lão
Phần tự luận: (7đ)
Câu 7: ( 2 điểm): Thế nào là vi phạm pháp luật & trách nhiệm pháp lý của công dân? Kể tên các loại vi phạm pháp luật & trách nhiệm pháp lý tương đương?
Câu 8: (2,5 điểm ) Tại sao bảovệ tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó?
Câu 9: ( 1,5 điểm ).Tình huống:
Ông A & ông B là hàng xóm của nhau. Có một lần giữa hai ông sảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi cọ. Trong lúc lời qua tiếng lại, ông A đe dọa sẽ giết chết ông B. Ông B cho rằng hành vi đe dọa của ông A là vi phạm pháp luật Hình sự. Do đó ông B đã viết đơn tố cáo hành vi của ông A đối với cơ quan công an. Ông A phản đối đơn tố cáo của ông B vì ông cho rằng, mình mới đe dọa chứ chưa hành động gây hậu quả, do đó ông không có tội.
? Em đồng ý với cách lập luận của ông A hay ông B? Tại sao?
Câu 10: (1 điểm): Bằng kiến thức của mình, em hãy cho biết đất nước của chúng ta hiện nay đã hoàn toàn giành được độc lập, thống nhất, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ hay chưa? Tại sao?
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
B |
D |
A |
D |
C |
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Câu 7 2điểm |
* VPPL: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các QHXH được pháp luật bảo vệ. * Các loại VPPL - VPPL hình sự < -> TNPL hình sự - VPPL hành chính <-> TNPL hành chính - VPPL dân sự <-> TNPL dân sự - Vi phạm lỷ luật <-> Trách nhiệm kỉ luật *Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan VPPL phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. |
Câu 8 2,5điểm |
* Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, mỗi người dân Việt Nam hôm nay luôn sẵn sàng dâng hiến, hy sinh đánh đổi tính mạng và con tim, khối óc của mình để thực hiện trách nhiệm thiêng liêng trước tổ quốc, quê hương. * Là học sinh: - Luôn biết đoàn kết, sáng tạo, chia sẻ và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ để trở thành những công dân có ích cho tổ quốc. - Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước và cảnh giác trước các âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù, tích cực tham gia luyện tập quân sự, tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. - Khi phát hiện các trường hợp đe dọa, gây rối, vi phạm đến an ninh, quốc phòng à trật tợ xã hội ở địa phương cần phải thông báo cho cha mẹ, thầy cô hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương biết để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. |
Câu 9 1,5điểm |
- Đồng ý với cách lập luận của ông B. - Bởi vì hành vi đe dọa giết người của ông A là vi phạm pháp luật. Đe dọa giết người là một hành vi nguy hiểm đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN & sẽ bị xử lý theo quy định của PL. |
Câu 10 1điểm |
Trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, chịu nhiều đau thương mất mát, hy sinh, đất nước Việt Nam đã giành lại được độc lập ,chủ quyền, thống nhất. Tuy nhiên sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta vẫn bị xâm phạm. Vì vẫn còn một số quốc gia đang xâm phạm đến chủ quyền biển đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa. |
5. Đề số 5
I.TRẮC NGHIỆM(5 điểm)
Phần 1:Khoanh vào ô em cho là đúng nhất( 3 điểm)
1. Nội dung nào sau đây thuộc về qui định của Hiến Pháp:
A. Chế độ chính trị, kinh tế nhà nước.
B. Các quyền dân sự của công dân.
C. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế,quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
D. Quản lí sử dụng ngân sách nhà nước.
2.Yêu cầu nào sau đây của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo :
A. Tự tin B. Khách quan C. Trả thù D. Hoà đồng
3.Người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là:
A.Chủ tịch nước B.Chủ tịch Quốc hội C.Tổng Bí Thư D.Thủ tướng Chính phủ
4.Trong các tài sản dưới đây,tài sản không thuộc quyền sỡ hửu của công dân là:
A.Tiền lương ,tiền thưởng B.Xe máy,máy giặt cá nhân được trúng thưởng.
C.Cổ vật cá nhân khi đào móng làm nhà. D.Tiền tiết kiện của công dân gủi trong ngân hàng.
5. Việc làm nào sau đây vi phạm pháp luật?
A.Không giúp người cao tuổi lúc sang đường.
B.Gây gỗ đánh nhau với người trong xóm
C. Trả lại của rơi cho người mất.
D.Cãi vã với anh chị em trong gia đình
6. Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do ngôn luận?
A.Góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi hiến pháp.
B.Học sinh góp ý kiến vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của lớp mình.
C.Chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì họp tiếp xúc cử tri.
D.Báo cho cơ quan có thẩm quyền biết một tụ điểm tiêm chích ma túy.
Phần 2: Hãy đánh dấu P vào những ô em cho là đúng nhất (1 điểm)
Ý |
Đúng |
Sai |
1.Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. |
|
|
2. Công dân quảng cáo trên báo, đài các sản phẩm do cơ sở mình sản xuất nhưng chưa qua kiểm định của cơ quan Nhà nước. |
|
|
3.Tự do ngôn luận là thể hiện quyền làm chủ nhà nước,làm chủ xã hội của công dân. |
|
|
4. Anh G phải nhận một quyết định kỉ luật không thỏa đáng.Anh G có quyền tố cáo. |
|
|
Phần 3: Điền vào các câu sau sao cho thành một câu có ý hoàn chỉnh(1 điểm)
1.Quyền sở hữu tài sản gồm quyền…………………….……,quyền……………….……..và quyền định đoạt.(0,5 điểm)
2.Bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là: Nhà nước ta là……………………………………...
do nhân dân ,……………………….(0,5 điểm)
II.TỰ LUẬN(5 điểm)
1.So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?Thế nào là quyền tự do ngôn luận? ( 3 điểm)
2. Cho tình huống: Cô Nga mua hai cuốn băng nhạc thiếu nhi cho con mình tại cửa hàng sách của Nhà nước.Khi đem về sử dụng,cô phát hiện nhân viên cửa hàng đã đưa nhầm cho cô hai cuốn băng có nội dung không lành mạnh.
Hỏi:
a/Theo em,cô Nga nên khiếu nại,tố cáo với cơ quan nào?
b/Nếu người quản lí cửa hàng đề nghị đổi lại hai cuốn băng khác cho cô Nga và mong cô bỏ qua sự việc này để tránh phiền phức thì đó có phải là cách giải quyết ổn thỏa nhất không?Vì sao?
ĐÁP ÁN
I/Trắc nghiệm:
Phần 1:
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
B |
D |
Phần 2: Đ S Đ S
Phần 3:
1. Chiếm hữu,sử dụng
2. Nhà nước của nhân dân ,vì nhân dân
II/Tự luận
1. * Giống nhau:
-Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992.
- Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước ,của tập thể và của cá nhân.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước,quản lí xã hội.
* Khác nhau:
Quyền khiếu nại |
Quyền tố cáo |
-Công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. |
-Bất cứ công dân đều có quyền. |
-Về các quyết định hành chính và các hành vi hành chính. |
-Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước,quyền lợi ích hợp pháp của công dân ,cơ quan,tổ chức. |
-Cơ sở là quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
|
-Cơ sở là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. |
-Mục đích để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
|
-Mục đích nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. |
*Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước,xã hội
2. Cô Nga nên sử dụng quyền tố cáo để tố cáo hành vi tàng trữ băng, đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng sách nói trên.
Nếu người bán hàng đề nghị đổi cuốn băng khác để tránh phiền phức thì cô Nga không nên bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của cửa hàng nói trên. Vì hành vi xấu vẫn không bị tố giác có thể ảnh hưởng không tốt đến nhiều người khác, nhất là trẻ em khi xem những băng đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !