YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Chánh Nghĩa

Tải về
 
NONE

Kì thi học kì 2 là kì thi rất quan trọng đối với các em học sinh. Vì vậy, Hoc247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Chánh Nghĩa nhằm giúp các em làm quen với các dạng đề học kì 2. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI HK2 NĂM 2021 MÔN GDCD LỚP 8

TRƯỜNG THCS CHÁNH NGHĨA

1. Đề số 1

Câu 1 (3 điểm). Hiến pháp là gì? Ai có quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp? Nội dung của Hiến pháp quy định những gì?

Câu 2 (3 điểm). So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại với quyền tố cáo.

Câu 3 (4 điểm) Tình huống:

Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.

Hoàng tự nhủ: "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng; với lại mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa."

a) Theo em, ý nghĩ của Hoàng là đúng hay sai?

b) Nếu là Hoàng em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

  • Nêu được khái niệm Hiến pháp. (1đ)
  • Trả lời được: Quốc hội có quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. (1đ)
  • Nêu được nội dung của Hiến pháp. (1đ)

Câu 2:

* Giống: (1đ)

  • Là quyền của CD được quy định trong Hiến pháp.
  • Là phương tiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của CD.
  • Là công cụ để CD tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác: (2đ)

 

QUYỀN KHIẾU NẠI

QUYỀN TỐ CÁO

Người thực hiện (là ai?)(0,5đ)

Chỉ CD có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Bất cứ CD nào.

Đối tượng (vấn đề gì?) (0,5đ)

Các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước.

Cơ sở (vì sao?) (0,5đ)

Quyền và lợi ích bản thân người khiếu nại bị xâm phạm.

Lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của CD, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại.

Mục đích (để làm gì?) (0,5đ)

Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi vi phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của CD, cơ quan, tổ chức.

Câu 3:

a) Ý nghĩ của Hoàng là sai. Vì hê-rô-in là hàng Quốc cấm, nếu vận chuyển thì sẽ vi phạm pháp luật. (2đ)

b) Nếu là Hoàng, em sẽ:

  • Kiên quyết từ chối lời đề nghị của bà hàng nước. (1đ)
  • Thú nhận tội lỗi với mẹ, xin mẹ tha thứ. (1đ)

2. Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)        

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.25 đ/câu)

Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Vận chuyển ma túy.                                   

B. Chặt phá cây chứa chất ma túy.

C. Tham gia đua xe.                                        

D. Tham gia đánh bạc.

Câu 2: Con đường nào sau đây sẽ lây nhiễm HIV?

A. Ho, hắt hơi.                       

B. Dùng chung bơm, kim tiêm và quan hệ tình dục. 

C.Dùng chung nhà vệ sinh.   

D. Bắt tay với người nhiễm HIV.

Câu 3: Theo em, chất và vật nào sau đây không gây nguy hiểm cho con người?

A. Lương thực, thực phẩm                 

B. Súng săn, súng các loại.

C. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.   

D. Bom, mìn, đạn pháo.

Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng?

A. Không lãng phí điện nước.

B. Lấy tiền nhà nước cho vay để lấy lãi cho mình.

C. Trồng cây gây rừng.                      

D. Tham gia lao động công ích.

Câu 5: Tài sản nào sau đây không thuộc sở hữu của Nhà nước?

A. Nhà ở cá nhân.                                 

B. Đất đai, sông hồ, rừng núi.   

C. Các mỏ khoáng sản.                         

D. Tài nguyên biển và dầu mỏ.

Câu 6: Tài sản nào dưới dây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân?    

A. Tiền lương lao động.

B. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.

C. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng nhà. 

D. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.

Câu 7: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

A. Chính phủ.           B. Hội đồng nhân dân.

C. Quốc hội.            D. Ủy ban nhân dân.

Câu 8: Tự do ngôn luận :                                                                             

A. tự do thảo luận và bàn bạc các vấn đề chung của nhà nước và xã hội.

B. tự do xuyên tạc chính sách chủ trương, đường lối của Đảng.

C. tự do nói xấu cán bộ nhà nước.

D. tự do đem chuyện của người khác ra bàn tán và đánh giá.

Câu 9: Công dân có quyền khiếu nại khi nào?

A. Chứng kiến hành vi nhũng nhiễu dân.      

B. Bản thân bị kỉ luật oan.

C. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật của một cá nhân.            

D. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật.                      

Câu 10Ý kiến nào nêu dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân?
A. Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng.
B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước.
C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác.
D. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 11: Tình huống nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận?

A. Chất vấn đại biểu Quốc hội.          

B. Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.

C. Tham gia trộm cướp.                   

D. Phóng xe nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.

Câu 12: Theo em, nguyên nhân trực tiếp nào sau đây khiến thanh thiếu niên sa vào tệ nạn ma túy?

A. Do gia đình túng thiếu phải bươn trải kiếm sống.            

B. Do tò mò, thích bắt trước.

C. Do bị lây nghiện từ người khác.               

D. Do nạn buôn bán ma túy còn tồn tại trong xã hội

Câu 13: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về quyền tự do ngôn luận?

A. Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 

B. Giàu vì bạn, sang vì vợ.

C. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.                               

D. Học ăn, học nói, học gói học mở.          

Câu 14: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng?        

A. Hút thuốc là có lợi cho sức khỏe.             

B. Hút thuốc lá có hại cho trẻ em.

C. HIV/AIDS chỉ lây qua đường máu.   

D. Phải xa lánh người nhiễm HIV/AIDS.

Câu 15: Nhìn thấy bạn An cùng trường lấy trộm xe đạp của Huy ở lớp em, em sẽ?

A. Báo cáo công an xã.               B. Không nói gì.

C. Gọi cả lớp ra đánh An.             D. Báo cáo cô giáo chủ nhiệm.

Câu 16: Ý kiến nào sau đây không phải biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.

B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

C. Sống giản dị, lành mạnh.

D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái?

Câu 17: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Mua dâm, bán dâm.                      

B. Tiêm chích ma túy.

C. Các hành vi lây truyền.     

D. Gần gũi và giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng.

Câu 18: Công dân không có quyền sở hữu những tài sản:

A. Của cải để giành.                                                    C. Tư liệu sinh hoạt.

B. Di tích lịch sử địa phương.        D. Vốn trong doang nghiệp mà mình tham gia.

Câu 19: Hành vi nào trong các hành vi sau thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

A. Nhặt của rơi trả lại cho chủ sở hữu.

B. Khi vay nợ tuy trả không đúng hẹn nhưng đầy đủ.

C. Bồi dưỡng theo quy định của pháp luật khi làm hư hỏng tài sản mượn.

D. Giữ gìn cẩn thận khi mượn tài sản người khác.

Câu 20: Đặc điểm sau đây không phải của pháp luật là:

A. Tính chất bắc buộc.                                       B. Tính thống nhất.

C. Tính vi phạm phổ biến.                              D. Tính xác định chặt chẽ.

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Em hiểu gì về Hiến pháp? Vì sao mọi người phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”?

Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Em hãy nêu 3 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em?

Câu 3: (2,0 điểm) Cho tình huống sau: Anh C đi xe máy vào đường ngược chiều đã bị cảnh sát giao thông phạt tiền, nhưng không đưa hóa đơn cho anh C.

Theo em:

a. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đó đã vi phạm điều gì?

b. Anh C phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

A

B

A

C

C

A

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

B

A

B

D

D

D

C

C

C

II. Tự luận: (5,0 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) 

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn pháp khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp (0,75 đ)

Chúng ta phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, vì: Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo pháp luật và bắt buộc phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật (0,75 đ)

Câu 2: (1,5 điểm)

Phải phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, vì:

a. Những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt đối với trẻ em (0,5 đ)

b. Bốn hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em là (0,5 đ) nêu đủ 3 hành vi được 0,5đ

- Nghịch các thiết bị điện.

- Đốt pháo.

- Tiếp xúc với thuốc diệt chuột.

- Ăn các loại thức ăn hôi thiu.

- Nghịch bình xịt thuốc trừ sâu.

- Chơi những vật lạ nhặt được.

Câu 4: (2.0 điểm) Theo em

a. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đã vi phạm điều: thủ tục xử lý vi phạm hành chính (1.0 đ)

b. Anh C phải khiếu nại đến cấp trên của anh cảnh sát giao thông để bảo vệ quyền lợi cho mình (1.0 đ)

3. Đề số 3

I. LÍ THUYẾT: (3 ĐIỂM )

Câu : (1,5 điểm) HIV là gì? AIDS là gì? Em hãy nêu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS?

Câu 2: (1,5 điểm) Em hãy nêu các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các

chất độc hại ? Nêu 2 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

II. BÀI TẬP: (7 ĐIỂM)

Câu 1: (1 điểm) Em sẽ xử lí như thế nào trong các tình huống sau:

a. Khi em nghe rò rỉ ga.

b. Khi em thấy có đám cháy xảy ra.

Câu 2: (1 điểm)

Theo em những hành vi sau đây, công dân nên thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo?

a. Phát hiện người ăn cắp xe máy của người dân đậu trước nhà.

b. Ông A xây nhà trái phép làm hỏng nhà ông N.

Câu 3: (1,5 điểm) Em hãy nhận xét các hành vi sau đây:

a. Nhặt được của rơi đem tặng cho người nghèo.

b. Cha mẹ chia tài sản cho con cái.

c. Tùy ý sử dụng những báo vật, cổ vật đào được trên khu đất do mình đứng tên chủ quyền.

Câu 4: (1,5 điểm) Em hãy kể tên một vài chuyên mục trên đài phát thanh, đài truyền hình và một số báo để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc phản ánh nguyện vọng của mình?

Câu 5: (2 điểm) Cho tình huống:

Linh mượn xe đạp của Mai để đi ra thị trấn. Khi mượn, Linh nói sẽ trả lại cho Mai sau 3 giờ. Khoảng gần 3 giờ sau, Linh về đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng đã hỏi mượn chiếc xe này. Linh ngập ngừng, vì chiếc xe này không không phải của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Linh do dự, Hằng nói: “Cậu đã mượn xe của Mai thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định như vậy mà!”

a. Theo em, trong trường hợp này Linh có quyền quyết định cho Hằng mượn xe của Mai không? Vì sao?

b. Theo em, khi mượn xe của Mai, Linh có quyền và nghĩa vụ gì?

ĐÁP ÁN

I. LÝ THUYẾT: (3 ĐIỂM)

Câu 1: (1.5 điểm)

HS nêu được khái niệm HIV: 0,5 điểm

HS nêu được khái niệm AIDS: 0,5 điểm

HS nêu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS: 0,5 điểm

Câu 2: (1,5 điểm)

HS nêu được các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại: 1

điểm

HS nêu được 2 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: 0,5 điểm

II. BÀI TẬP: (7 ĐIỂM)

Câu 1: (1 điểm)

HS nêu được cách giải quyết đúng: 0,5 điểm/ 1 tình huốg.

Câu 2: (1 điểm)

a.Quyền tố cáo: 0,5 điểm

b.Quyền khiếu nại: 0,5 điểm

Câu 3: (1.5 điểm)

HS nêu được nhận xét đúng sai: 0,5 điểm/ 1 tình huống

Câu 4: (1.5 điểm)

HS kể được tên một vài chuyên mục trên đài phát thanh, đài truyền hình và một số báo để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc phản ánh nguyện vọng của mình: 1,5 điểm

Câu 5: (2 điểm)

HS trả lời đúng và giải thích được vì sao: 1 điểm

HS nêu được quyền và nghĩa vụ của Linh khi mượn xe: 1điểm

4. Đề số 4

Câu 1.  HIV lây truyền qua con đường nào sau đây? (0,5 điểm)

A. Muỗi đốt                   B. Bắt tay             C. Truyền máu     D. Dùng chung bát đũa 

Câu 2Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại (0,5 điểm)

A. Tài nguyên cạn kiệt                       B. Vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy

C. Ô nhiễm môi trường                      D. Dùng súng truy bắt tội phạm

Câu 3Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận (0,5 điểm)

A. Chất vấn đại biểu Quốc hội.                  B. Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.

C. Tham gia trộm cướp.                        D. Phóng xe nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.

Câu 4Điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo là. (0,5 điểm)

A. Về quyền chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp

B. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

C. Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội

D. Đối tượng đi khiếu nại, tố cáo.

Câu 5: (4 điểm)
 Trong những ý kiến sau đây, theo em ý kiến nào đúng (Hãy đánh chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào đầu câu)

1. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết.

2. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lao động, thích hưởng thụ.

3. Không mang hộ đồ vật cho người khác khi không biết rõ đó là gì, cho dù được trả tiền.

4. Pháp luật xử lí nghiêm người hành nghề mại dâm vì họ vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

5. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.

6. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ tránh xã được tệ nạn xã hội.

7. Tệ nạn xã hội mọi người không cần ngăn chặn vì đã có công an ngăn chặn.

8. Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS? (1 điểm)

Câu 2. Pháp luật là gì? Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? (2.0 điểm)

Câu 3: (1.0 điểm)

Hòa là học sinh lớp 8 chậm tiến bộ, bạn thường xuyên vi phạm nội quy, quy định của nhà trường: đi học muộn, trong giờ học mất trật tự, không làm bài tập trước khi đến lớp, đôi lúc Páo còn đánh các bạn trong lớp.

a, Theo em, ai là người có quyền xử lí các hành vi vi phạm của Hòa? Căn cứ xử lí Hòa là gì?

b, Trong các hành vi vi phạm trên của Hòa, hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?
ĐÁP ÁN

I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

A

D

Câu 5.  Mỗi ý trả lời đúng đ­ược 0,5 điểm
Đáp án đúng : 3, 4, 6, 8.
II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu

Nội dung 

Câu 1
(1,0 điểm)
 

* Các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS:
- Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạm xã hội, đặc biệt là ma tuý, mại dâm.
- Không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng.

Câu 2
(2,0 điểm)
 
 
 
 
 
 
Câu 3 (1 điểm)
 

*Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
* Trách nhiệm công dân:
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật
- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia,
- Chấp hành những nguyên tắc, sinh hoạt cộng đồng.
* Giải quyết tình huống:
- Người có quyền xử lí hành vi vi phạm của Hòa: Thầy, cô giáo chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường.
- Căn cứ xử lí: các hành vi vi phạm của Hòa đã vi phạm nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật.
-  Hành vi vi phạm pháp luật: đánh nhau.

5. Đề số 5

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1. Người có quyền khiếu nại là ai?

A. Mọi công dân, tổ chức biết về việc làm trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.

B. Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

C. Người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật.

D. Người biết về việc làm trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của công dân.

Câu 2. Để phòng ngừa tai nạn về cháy, nổ chúng ta nên làm gì?

A. Cẩn thận khi sử dụng bếp ga, bếp điện.

B. Sử dụng điện thoại tại các điểm bán xăng.

C. Dùng thuốc nổ để làm pháo.

D. Sử dụng điện để bẫy chuột bảo vệ hoa màu.

Câu 3. Việc làm nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước?

A. Bảo vệ, giữ gìn, quản lí tốt tài sản nhà nước được giao quản lí.

B. Nhắc nhở mọi người sử dụng tiết kiệm điện, nước trong cơ quan.

C. Sử dụng tài sản được giao đúng mục đích theo quy định của cơ quan, đơn vị.

D. Tranh thủ sử dụng tài sản Nhà nước giao quản lí để thu lợi cho cá nhân.

Câu 4. Pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nào?

A. Thuyết phục.

B. Tuyên truyền, giáo dục.

C. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

D. Bắt buộc.

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 1.

Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?

Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyền tự do ngôn luận. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2.

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, điều đó thể hiện như thế nào? Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

Câu 3.

Cho tình huống sau: Nam nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Nam đã vứt các giấy tờ đi, còn tiền thì Nam giữ lại để tiêu sài.

Câu hỏi:

a) Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của Nam là đúng hay sai? Vì sao?

b) Nếu là Nam, trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

D

C

Thang điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

B. Phần tự luận:(8,0điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

1

Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?

Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyền tự do ngôn luận. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

3 điểm

- Quyền tự do ngôn luận: Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

1,0

- Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách:

+ Góp ý kiến trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ họp dân phố, thôn, xóm, phường, xã, trường, lớp…), trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài).

+ Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân.

+ Góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước.

 

1,0

- Không tán thành ý kiến đó. Vì học sinh tuy nhỏ nhưng cũng là một công dân nên có quyền tự do ngôn luận. Học sinh có thể thực hện quyền tự do ngôn luận tùy theo sự hiểu biết của mình bằng cách tích cực tham gia đóng góp kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường; khi thấy có vấn đề, có ý kiến muốn đề xuất có thể kiến nghị với nhà trường hoặc gửi cho báo, đài.

1,0

 

 

2

 

 

 

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, điều đó thể hiện như thế nào? Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

2 điểm

- Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, điều đó có nghĩa:

Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

- Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp.

1,0

 

 

 

1,0

 

3

 

 

 

Cho tình huống sau: Nam nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Nam đã vứt các giấy tờ đi, còn tiền thì Nam giữ lại để tiêu sài.

Câu hỏi:

a, Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của Nam là đúng hay sai? Vì sao?

b, Nếu là Nam, trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

3 điểm

a,

- Hành vi của Nam là sai.

- Giải thích:

+ Quyền sở hữu công dân gồm 3 quyền cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nam không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên không có quyền gì đối với chiếc ví.

+ Nghĩa vụ của công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác.

0,5

1,5

 

 

 

 

b, Nếu là Nam, em sẽ: Giữ nguyên chiếc ví và tìm cách trả lại cho người mất, cụ thể:

+ Nếu có điều kiện, theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người mất.

+ Tìm cách báo cho người mất ví đến nhận lại.

+ Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người mất.

+ Nộp cho cơ quan công an.

1,0

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 8 Trường THCS Chánh Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF