Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Sương Nguyệt Anh sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
TRƯỜNG THCS SƯƠNG NGUYỆT ANH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ đâu? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,5đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Đoạn trích đã để lại cho em những suy nghĩ gì?
II. Làm văn (6đ):
Thuyết minh về con trâu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
- Đoạn trích được trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng.
Câu 2 (1,5đ):
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh (cổ tục được so sánh với hòn đá, cục thủy tinh).
- Tác dụng: làm cho cái vô hình trở thành một vật thể có hình hài cố định đồng thời thể hiện sự căm ghét, oán hờn của tác giả với những cổ tục đó; dù nó có là những thứ gai góc khó nuốt như hòn đá, cục thủy tinh cũng cố nuốt nó để bảo vệ người mẹ tội nghiệp của mình.
Câu 3 (2đ):
- Đoạn trích để lại cho em suy nghĩ:
+ Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, một người con luôn yêu thương và tin tưởng mẹ mình tuyệt đối, sẵn sàng đứng ra bảo vệ mẹ của mình trước những cổ tục lạc hậu của xã hội dù bản thân mình có bị chà đạp.
+ Những cổ tục lạc hậu của xã hội đã trực tiếp đẩy con người đến những khó khăn, bờ vực của cuộc sống khiến họ vào bước đường cùng, đáng bị xóa bỏ và cải cách để tiến bộ hơn.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý thuyết minh về con trâu
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
b. Lợi ích của con trâu
- Trong đời sống vật chất
+ Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
+ Là tài sản quý giá của nhà nông.
+ Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
- Trong đời sống tinh thần
+ Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
+ Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
+ Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước dịu hiền của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.”
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)
Câu 1 (0,5đ): Những sự vật nào của Huế được nhắc đến trong đoạn trích trên?
Câu 2 (1,5đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Cảm nhận của em về Huế qua đoạn trích trên.
II. Làm văn (6đ):
Thuyết minh về một loại vật nuôi mà em yêu thích.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ): Những sự vật được nhắc đến trong đoạn trích: sông Hương, núi Ngự Bình, chiếc thuyền, mái chèo, cây thanh trà, phượng vĩ.
Câu 2 (1,5đ):
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh (sông Hương - dải lụa xanh, núi Ngự Bình - cái yên ngựa).
- Tác dụng: Làm cho hình ảnh sông Hương và núi Ngự Bình thêm sinh động giúp bạ đọc dễ dàng hình dung ra cảnh vật này hơn.
Câu 3 (2đ):
- Cảm nhận của em về Huế:
- Là một thành phố trong xanh, xinh đẹp, thơ mộng trữ tình làm xao xuyến bao trái tim con người.
- Gợi mở một cuộc sống thanh bình, yên ả, nên thơ.
- Nhắc nhở bản thân có ý thức bảo vệ, giữ gìn những vẻ đẹp thuần túy này của nước nhà.
II. Làm văn:
Dàn ý thuyết minh về một loại vật nuôi mà em yêu thích
1. Mở bài
- Giới thiệu con vật định thuyết minh bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài
a. Phân loại
- Loài vật đó được chia thành những loại nào? Kể tên một số loại tiêu biểu.
b. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng
- Thuyết minh từ khái quát đến cụ thể, từ đầu đến đuôi. Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật.
c. Thuyết minh về đặc điểm sống
- Đặc điểm phát triển cơ thể, đặc điểm sinh sản đặc điểm tổ chức (sống bầy đàn hay riêng lẻ…), đặc điểm sống (các tập tính, thói quen…).
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”
Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,5đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (2đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng.
Câu 2 (1đ):
- Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
Câu 3 (1,5đ):
- Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật bé Hồng
1. Mở bài
- Giới thiệu đoạn trích Trong lòng mẹ và nhân bé Hồng: Nguyên Hồng là một nhà văn với ngòi bút chan chứa tình cảm. Ngòi bút của ông được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Trong lòng mẹ. Chú bé Hồng - chính tác giả hồi nhỏ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
2. Thân bài
a. Tuổi thơ cơ cực của Hồng
- Là đứa con sinh ra trong một gia đình không có tình yêu: bố vì nghiện thuốc phiện mà chết sớm; mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực; em sống cùng với người cô cay nghiệt.
b. Cuộc đối thoại của Hồng và bà cô
- Khi bà cô xoáy sâu vào nỗi đau, sự thiếu thốn tình mẫu tử: em im lặng không nói gì.
- Khi bà cô nhồi nhét vào đầu em những suy nghĩ xấu xa rằng mẹ đã ruồng rẫy em và có con ở Thanh Hóa: trong lòng em căm phẫn những lời nói đó, luôn một mực giữ lòng tin yêu ở mẹ mình.
- Sự tức giận lên đến tột cùng, em căm hờn những hủ tục lạc hậu và miệng đời cay nghiệt đã đày đọa mẹ mình, em ước nó như hòn đá, cục thủy tinh, mẩu gỗ để cắn, nhai, nghiến đến kì nát thì thôi → Tình yêu thương mẹ vô bờ bến, khao khát muốn bảo vệ mẹ trước mọi điều xấu xa.
c. Cuộc gặp gỡ của Hồng và mẹ
- Trong lòng em luôn khao khát mẹ về và được gặp mẹ, khi thấy người ngồi trong xe kéo giống mẹ đã gọi và chạy theo → mẹ luôn hiện hữu trong lòng em.
- Cảm giác xấu hổ với đám bạn nếu đó không phải mẹ mình nhưng trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ.
- Khi biết người ngồi trên xe là mẹ mình: chạy đến, òa khóc nức nở, vỡ òa cảm xúc.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?
Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (1đ):
- Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,…
- Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự,…
Câu 2 (1đ):
- Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những thói quen tốt và thói quen xấu).
- Tác dụng: làm cho người đọc dễ dàng hình dung ra và hiểu biết hơn về khái niệm của thói quen tốt và thói quen xấu.
Câu 3 (2đ):
Học sinh tự nêu ra những hành động giúp bản thân rèn luyện được thói quen tốt.
- Gợi ý:
+ Về học tập: mỗi ngày dành ra một thời gian nhất định để học hành nghiêm túc, tìm hiểu về những kiến thức và không xâm phạm đến thời gian đó; bài nào không hiểu hỏi thầy cô,…
+ Về cuộc sống: dậy sớm, tập thể dục 30 phút mỗi sáng, khi tức giận nên im lặng rồi tìm cách giải quyết, hạn chế sử dụng mạng xã hội,…
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, đoạn trích Tức nước vỡ bờ và nhân vật chị Dậu.
2. Thân bài
a. Bối cảnh
- Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế.
- Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất.
- Hành động: bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những tính từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3 (1đ): Nêu nội dung chính của đoan trích.
Câu 4 (1,5đ): Đoạn trích để lại cho em những suy nghĩ gì? (Trình bày thành đoạn văn ngắn).
II. Làm văn (6đ):
Diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Đoạn trích trên thuộc văn bản Lão Hạc của tác giả Nam Cao.
Câu 2 (0,5đ):
Những tính từ được sử dụng trong đoạn trích: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn, đáng thương, lo lắng, buồn đau, ích kỉ.
Câu 3 (1đ):
Nôi dung chính của đoạn trích: hãy cố gắng thấu hiểu những người xung quanh để nhận ra những giá trị tốt đẹp ẩn sau họ mà đã bị những lo toan bộn bề của cuộc sống che lấp mất.
Câu 4 (1,5đ):
- Những suy nghĩ sau đoạn trích:
+ Cuộc sống ai cũng sẽ có những bộn bề và nỗi lo riêng khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những người xung quanh.
+ Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng ẩn sâu trong con người của họ, hãy cố gắng mở rộng tấm lòng để thấu hiểu, chúng ta sẽ nhận ra những điều đó và từ đó cảm thông với họ hơn.
+ Không nên đánh giá người khác qua vẻ ngoài hoặc qua một vài hành động của họ.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý Diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật chị Dậu.
2. Thân bài
a. Trước khi đánh tên cai lệ
- Chạy vạy khắp nơi kiếm tiền nộp sưu để chồng không bị đánh.
- Chấp nhận bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu cứu chồng.
- Khi chứng kiến cảnh chồng bị bọn chúng đánh đập dã man thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng.
- Khi chồng về nhà trong bộ dạng bị thương nặng chị Dậu ân cần chăm sóc, xót xa trước sự đau đớn của chồng.
→ Một người vợ hết lòng yêu thương chồng, sẵn sàng làm mọi thứ vì chồng.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Sương Nguyệt Anh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !