YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hồng Bàng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hồng Bàng với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: GDCD 8

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

A. Tệ nạn.   

B. Tệ nạn xã hội.             

C. Thói hư tật xấu.

D. Hành vi sai trái.

Câu 2. Theo em, lối sống nào sau đây dẫn con người vào tệ nạn xã hội?

A. Sống có đạo đức, kỉ luật tốt.                    

B. Nhường nhịn, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tôn trọng lẽ phải, công bằng, không thiên vị.              

D. Lười biếng, thích ăn chơi đua đòi.

Câu 3. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái.... Điền vào dấu ...? 

A. kinh tế xã hội.   

B. giống nòi, dân tộc.                

C. kinh tế nước nhà.                  

D. đạo đức.  

Câu 4. Nam được một người bạn rủ đi hít thử hê-rô-in. Theo em, Nam nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Tuyệt đối không nghe theo bạn.

B. Đi theo bạn.

C. Rủ thêm các bạn khác cho vui.                           

D. Không phản ứng gì.

Câu 5. Tình huống nào sau đây vi phạm tệ nạn xã hội?

A. Nghi ngờ việc mờ ám đến báo công an.                       

B. Không nhận lời người lạ chuyển gói hàng.                   

C. An rủ Bình vào quán chơi điện tử ăn tiền.                                       

D. Vận động mọi người không trồng cây thuốc phiện.      

Câu 6. Các tệ nạn xã hội gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình cộng đồng và xã hội như thế nào?

A. Lây nhiễm HIV/AIDS.                                                  

B. Tốn nhiều tiền.

C. Gây mất trật tự an ninh xã hội.                                                 

D. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại kinh tế, gây mất trật tự an ninh xã hội. 

Câu 7. Người nghiện ma túy là người như thế nào?

A. Là người có hành vi mua bán và có sử dụng ma túy.

B. Người tiếp xúc thường xuyên với ma túy.

C. Người sử dụng thuốc hướng thần thường xuyên và có nhu cầu sử dụng.                               

D. Người sử dụng thường xuyên chất ma túy, chất hướng thần, chất gây nghiện và bị lệ thuộc vào các chất này.         

Câu 8. HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây?

A. Bắt tay người nhiễm HIV.                       

B. Truyền máu.

C. Quan hệ tình dục.                           

D. Dùng chung bơm, kim tiêm. 

Câu 9. Để phòng, chống HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định như thế nào?

A. Nghiêm cấm các hành vi mua bán các cổ vật trái phép.

B. Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm và tiêm chích ma túy.

C. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.

D. Nghiêm cấm các hành vi đánh bắt thủy hải sản trái phép.

Câu 10. Với người nhiễm HIV/AIDS, chúng ta cần làm gì?

 A. Không phân biệt đối xử.        

B. Tránh càng xa càng tốt.

C. Ghét bỏ, khinh miệt họ.                    

D. Không quan tâm.

Câu 11. Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của ai?

 A. Các bác sĩ và các bộ ngành y tế.        

B. Gia đình người nhiễm HIV/ AIDS.        

C. Nhà nước.        

D. Mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.        

Câu 12. Nhà nước ta quy định những gì về những người nhiễm HIV/ AIDS?

 A. Có quyền giữ bí mật về tình trạng HIV/AIDS.         

B. Bị cách ly sinh sống ở một khu vực riêng biệt. 

C. Không cần phòng, tránh lây nhiễm cộng đồng.

D. Có nhiều chính sách ưu đãi trong cuộc sống.

Câu 13. Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người?

 A. Kim loại thường.        

B. Thực phẩm.

C. Lương thực.                   

D. Bom, mìn, đạn, pháo.

Câu 14. Hành vi nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

 A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.                                                     

B. Sản xuất tang trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ.

C. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.                                            

D. Phát hiện bọn buôn pháo lậu đến báo công an.

Câu 15. Nhìn thấy một bạn đang chơi pháo, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Coi như không biết gì.                                       

B. Bảo bạn cho mình chơi cùng.

C. Im lặng.  

D. Báo cho các cơ quan chức năng.      

Câu 16. Để phòng ngừa tai nạn về cháy, nổ chúng ta không được làm gì?

A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ.

B. Tắt đèn, quạt và thiết bị điện ở cơ quan , lớp học trước khi ra về.

C. Cẩn thận khi sử dụng bếp ga.

D. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện.

Câu 17. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta quy định?

A. không một ai được sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

B. mọi cá nhân đều có quyền sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

C. chỉ những cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc cho phép mới được sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

D. tất cả những sĩ quan, quân nhân trong Quân đội đều được sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại.

Câu 18. Những hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại?

A. Đốt lửa bằng lò sưởi để sưởi ấm.                  

B. Cố ý gây cháy nổ làm thiệt hại tài sản của Nhà nước.

C. Vô tình làm hỏng thiết bị chữa cháy của gia đình.                                  

D. Thắp hương thờ cúng tổ tiên.

Câu 19. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em cần lựa chọn cách xử lý nào sau đây?

 A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

 B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

 C. Mời bạn bè mua pháo. 

 D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 20. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột được xếp vào loại chất nào dưới đây?

 A. Vũ khí.

B. Chất độc hại.

 C. Chất thải.

D. Chất nổ.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm): 

Để phòng chống HIV/AIDS, Pháp luật nước ta quy định như thế nào? Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng chống nhiễm HIV/ AIDS.

Câu 2. (3 điểm): 

Năm nay, Hoa 15 tuổi thi đậu vào lớp 10 nên được bố mẹ tặng một chiếc xe đạp để đi học. 

a. Hoa có những quyền gì và không có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó? Vì sao?

b. Quyền sở hữu tài sản là gì? Thái độ của em đối với tài sản của mình và của người khác

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

B

A

C

D

D

A

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

D

B

D

A

C

B

A

B

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

- Để phòng chống HIV/ AIDS, Pháp luật nước ta quy định: 

+ Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình, cho xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS.

+ Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/ AIDS khác. 

+ Người bị nhiễm HIV/ AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình, không bị phân biệt đối xử, nhưng phải thực hiện việc phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

- Mỗi chúng ta cần phải có đầy đủ hiểu biết về HIV/ AIDS để chủ động phòng, chống; không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/ AIDS; tham gia tích cực phong trào phòng, chống HIV/ AIDS.

2 điểm

 

2

- Hoa có quyền chiếm hữu  và quyền sử dụng

- Hoa không có quyền định đoạt

- Vì:

+ Chiếc xe đạp đó là do bố mẹ mua cho

+ Hoa 15 tuổi thì đang chịu sự quản lí của bố mẹ    

+ Chỉ bố mẹ Hoa mới có quyền định đoạt

- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm:

+ Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ và quản lý tài sản.

+ Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản .....

+ Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho....

- Thái độ: Biết bảo vệ và quản lí tài sản của mình...tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản cá nhân, tập thể, tổ chức...

3 điểm

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG- ĐỀ 02

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Tệ nạn xã hội bao gồm?

A. Ma túy, cờ bạc, cá độ.

B. Ma túy, mại dâm, cờ bạc.               

C. Ma túy, mại dâm, đá gà.

D. Ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ, đá gà.

Câu 2. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng?

A. Sức khỏe, tinh thần.                       

B. Sức khỏe.

C. Sức khỏe, tinh thần, rối loạn xã hội, suy thoái giống nòi.                 

D. Sức khỏe, rối loạn xã hội.

Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội? 

A. Do hoàn cảnh gia đình.        

B. Đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ.             

C. Muốn có nhiều tiền, lười lao động.           

D. Do hoàn cảnh gia đình, đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ, lười lao động.    

Câu 4. Y kiến dưới đây về tệ nạn xã hội là đúng?

A. Dùng thử ma túy một lần thì không bị nghiện.

B. Chỉ có người lớn mới sa vào các tệ nạn xã hội.

C. Khi mắc tệ nạn xã hội sẽ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.                           

D. Pháp luật nước ta không bắt buộc người nghiện ma túy phải đi cai nghiện.

Câu 5. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.                     

B. Từ 3 năm đến 5 năm.            

C. Từ 2 năm đến 7 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.  

Câu 6. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

A. 12 năm.                                 

B. 13 năm.

C. 14 năm.                                            

D. 15 năm.  

Câu 7. Hành vi nào sau đây cần phải thực hiện khi cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện hoạt động mại dâm?

A. Không phải làm gì, đó là việc của Nhà nước.     

B. Sỉ nhục đối tượng để không tái diễn.

C. Phải thông báo hoặc tố giác kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Tránh xa đối tượng để không gây ảnh hưởng đến cho bản thân.

Câu 8. Theo em, hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Nói chuyện.                                                      

B. Truyền máu.

C. Ho, hắt hơi.                                             

D. Dùng chung nhà vệ sinh.      

Câu 9. Thời gian dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tốt nhất là trong thời gian nào?

A. 1 tiếng.

B. 1 tuần.

C. Ngay sau 2-3 giờ đầu.

D. 1 tháng.

Câu 10. Tội cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu?

 A. Từ 1 năm đến 3 năm.        

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 3 năm đến 10 năm.                    

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 11. Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần thực hiện việc làm nào dưới đây?

 A. Tránh xa, không tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS.        

B. Xa lánh những người đã từng nghiện ma túy.        

C. Tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV/AIDS.        

D. Kì thị với những người đã từng hoạt động mại dâm.

Câu 12. HIV/AIDS có liên hệ chặt chẽ với nhóm tệ nạn xã hội nào sau đây?

A. Uống rượu, hút thuốc.          

B. Đánh bạc, cá độ bóng đá.     

C. Ma túy, mại dâm.                           

D. Đua xe trái phép, mê tín dị đoan. 

Câu 13. Chất nào dưới đây không gây tai nạn nguy hiểm cho con người?

 A. Thuốc bảo vệ thực vật.        

B. Xăng dầu.

C. Lúa gạo.                   

D. Thuốc trừ sâu.

Câu 14. Những hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

 A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.                                  

B. Cho người khác mượn vũ khí.

C. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

D. Báo cháy giả.

Câu 15. Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là?

A. Vũ khí.

B. Tang vật.

C. Chất độc hại.    

D. Chất gây nghiện.        

Câu 16. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là?

A. Quân đội nhân dân.

B. Dân quân tự vệ.

C. Kiểm lâm.

D. Cả A, B, C.

Câu 17. Khi có cháy nổ xảy ra ta nên gọi?

A. 113.

B. 114.

C. 115.

D. 119.

Câu 18. Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.                 

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.                                  

D. Cả A,B,C.

Câu 19. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây tác hại cho ai?

 A. Cho mỗi gia đình và xã hội.                     

 B. Cho xã hội và mỗi cá nhân.

 C. Cho người bán vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.    

 D. Cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 20. Để phòng ngừa tai nạn về cháy, nổ, chúng ta cần làm gì?

 A. Không sử dụng bếp ga.                  

B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy nơi công cộng.

 C. Hút thuốc gần cây xăng.                                    

D. Cẩn thận khi sử dụng các chất dễ cháy.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

D

C

C

D

C

B

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

C

C

C

A

D

B

D

D

D

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. HIV: là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

b. AIDS: là giai đoạn cuối của sự nhiễm hIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng con người.

c. HIV lây nhiễm qua 3 con đường

- Đường tình dục           

- Đường máu                    

- Mẹ sang con

* Vì thế trẻ em cũng có thể bị nhiễm HIV.

2 điểm

 

2

 

- Hành vi của Mai là sai vì:

+ Quyền sở hữu của công dân gồm có 3 quyền cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Mai không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên Mai không có quyền gì, cụ thể là không có quyền sử dụng và định đoạt đối với chiếc ví.

+ Nghĩa vụ của mỗi  công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác

- Nếu là Mai, cần phải giữ nguyên trạng chiếc ví và tìm cách trả lại cho người bị mất, cụ thể yêu cầu học sinh nêu được 2 cách trong các cách sau: 

+ Tìm cách báo cho người bị mất đến nhận.

+ Theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người bị mất.

+ Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người bị mất.

+ Nộp cho cơ quan công an.

3 điểm

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG- ĐỀ 03

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Ý kiến nào dưới đây về tệ nạn xã hội là sai?

A. Khi mắc tệ nạn xã hội sẽ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.       

B. Cha mẹ quá nuông chiều, cũng khiến con cái dễ sa vào tệ nạn xã hội.

C. Cho trẻ em uống rượu, hút thuốc cũng là vi phạm pháp luật.

D. Dùng thử ma túy một lần thì không bị nghiện.

Câu 2. Tệ nạn xã hội là gì?

A. Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.                        

B. Là những hành vi sai lệch với phong tục, tập quán.

C. Là những hành vi sai lệch quy định của tập thể.           

D. Là những hành vi sai lệch với yêu cầu của cấp trên.

Câu 3. Dòng nào sau đây nêu không đúng tác hại của tệ nạn xã hội? 

A. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 

B. Tệ nạn xã hội làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.              

C. Tệ nạn xã hội khiến con người trở nên vô tâm hơn.                

D. Tệ nạn xã hội gây suy thoái giống nòi, dân tộc.  

Câu 4. Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật?

A. Đánh bạc.

B. Đua xe trái phép.

C. Chơi game.                           

D. Mua, bán dâm.

Câu 5. Để phòng chống tệ nạn mại dâm, pháp luật nước ta đã nghiêm cấm?

A. Hành vi mại dâm, dẫn dắt, dụ dỗ mại dâm.

B. Hành vi mua dâm, tổ chức mua dâm.       

C. Hành vi bán dâm, tổ chức bán dâm.

D. Cưỡng bức, ép buộc mại dâm.        

Câu 6. Để phòng chống tệ nạn xã hội, trẻ em không được?

A. Đánh nhau, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại.

B. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại.

C. Đánh bạn, dùng chất kích thích có hại, uống rượu.                                      

D. Dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. 

Câu 7. Để không bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào con đường sử dụng ma túy, em lựa chọn phương án nào sau đây?

A. Không quan hệ bạn bè.                                                   

B. Không nghe theo sự cám dỗ, mời mọc, thách thức của bạn bè.

C. Không tập hút thuốc lá.                                                  

D. Không tham gia các hoạt động tập thể.     

Câu 8. HIV là?

A. Tên một loại vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch ở người.                            

B. Tên một loại kí sinh trùng gây suy giảm miễn dịch ở người.

C. tên một loại vi sinh vật gây suy giảm miễn dịch ở người.       

D. tên một loại virut gây suy giảm miễn dịch ở người.      

Câu 9. AIDS là gì?

A. Là giai đoạn đầu của sự nhiễm HIV, đe dọa tới tính mạng con người.

B. Là giai đoạn đầu của sự nhiễm HIV, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

C. Là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

D. Là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, đe dọa tới tính mạng con người.

Câu 10. HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây?

 A. Qua đường máu.        

B. Qua giao tiếp thông thường.

C. Qua quan hệ tình dục.                    

D. Từ mẹ sang con.

Câu 11. Sau khi bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ dần chuyển qua giai đoạn?

 A. Đau đớn.        

B. Mệt mỏi.

C. Khỏe mạnh.                   

D. AIDS.

Câu 12. Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần thực hiện việc làm nào dưới đây?

 A. Tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV/AIDS.        

B. Kì thị với những người đã từng hoạt động mại dâm.        

C. Tránh xa, không tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS.        

D. Xa lánh những người đã từng nghiện ma túy.

Câu 13. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

 A. Sử dụng súng tự chế.        

B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.

C. Dùng dao để đánh nhau.                   

D. Cả A,B,C.

Câu 14. Theo luật Phòng cháy chữa cháy, nhóm chất nào dưới đây là “Chất nguy hiểm về cháy, nổ”?

 A. Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ.

B. Là chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ.

C. Là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ.

D. Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng.

Câu 15. Người bị thương tật do bom mìn và vật liệu nổ gây ra là những người?

A. Cuộc sống coi như kết thúc, không còn tương lai phía trước.

B. Là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

C. Người bị thương tật do bom mìn và vật liệu nổ gây ra vẫn có thể sống có ích cho gia đình và xã hội.   

D. Không còn hạnh phúc.  

Câu 16. Những loại bom mìn và vật liệu chưa nổ bé như quả ổi, quả dứa và đã bị rỉ sét do thời gian có thể?

A. Không phát nổ và không gây nguy hiểm.

B. Có thể phát nổ gây chết người hoặc gây thương tật suốt đời.

C. Tùy từng loại, có thể nguy hiểm, có thể không nguy hiểm.

D. Không đủ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.  

Câu 17. Bom mìn và vật liệu nổ gây nên tác hại nào sau đây?

A. Chết người hoặc bị thương tật suốt đời.

B. Làm ô nhiễm môi trường.

C. Làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 18. Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chưa nổ chúng ta cần phải làm gì?

A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

B. Đứng gần hoặc đứng xa để xem.

C. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.                                  

D. Đứng quan sát vì nó không gây nguy hiểm được cho mình.

Câu 19. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là?

 A. Quân đội nhân dân, bảo vệ trường học.                       

 B. Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ.

 C. Kiểm lâm, nông dân.  

 D. Kiểm lâm, công nhân.

Câu 20. Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

 A. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.

B. Cẩn thận khi sử dụng bếp ga.

 C. Tự ý bắn pháo hoa dịp tết nguyên đán.                                  

D. Sử dụng súng tự chế.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Biết tin anh Quang – người cùng xóm đã bị nhiễm HIV, ông Duy tổ trưởng đã đến nhà anh Quang và yêu cầu anh phải ở nhà, không được ra ngoài tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, ông Duy còn nói cho bà con hàng xóm biết về bệnh tình của anh Quang để mọi người tự phòng tránh. 

a. Em có đồng tình với cách làm của ông Duy không? Vì sao?

b. Nếu là ông Duy trong tình huống trên, em sẽ làm gì?

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

C

D

B

B

D

D

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

D

D

C

B

D

C

B

B

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. Em không đồng tình với cách xử lí của ông Duy.

- Vì HIV lây nhiễm qua các con đường như: con đường máu, truyền từ mẹ sang con, tình dục không an toàn chứ không lây qua con đường giao tiếp với người bệnh.

- Pháp luật nước ta quy định người nhiễm HIV có quyền được giữ kín về tình trạng bệnh, không bị phân biệt đối xử.

- Như vậy, hành vi của ông Duy khi nói cho bà con hàng xóm biết bệnh của anh Quang và yêu cầu anh không được ra ngoài là vi phạm pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS.

b. Nếu là ông Duy, trong trường hợp trên em sẽ đến nhà thăm hỏi bệnh tình và động viên anh Quang, đồng thời giúp đỡ anh thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền bệnh cho người khác.

2 điểm

 

2

 

a.

- Tài sản của Nhà nước gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội....cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. Tài sản nhà nước là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Công dân có nghĩa vụ hiểu, nhận thức đúng về tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng; tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:

- Vì là tài sản của toàn dân nên một số tài sản mà quần chúng nhân dân được sử dụng công cộng trong một giới hạn nào đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng rất nhiều tài sản công hiện nay đang được sử dụng một cách bừa bãi chưa kể tới nhiều người không có ý thức trong vấn đề sử dụng tài sản nhà nước hiện nay.

- Như vậy, để tài sản nhà nước được gìn giữ và sử dụng một cách hợp lý thì không chỉ cần sự quản lý chặt chẽ từ các cấp, chính quyền mà còn sự chung tay, đồng lòng của toàn thể người dân. Bảo vệ tài sản nhà nước cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.

b.

- Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì trường, lớp bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, hợp lí.

- Bản thân em:

+ Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt…

+ Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm…);

+ Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;

+ Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;

+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

3 điểm

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG- ĐỀ 04

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Dòng nào sau đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội? 

A. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội. 

B. Tệ nạn xã hội gồm những việc làm vi phạm đạo đức.             

C. Tệ nạn xã hội gồm những việc làm vi phạm pháp luật. 

D. Tệ nạn xã hội gồm những việc làm vi phạm nội quy.             

Câu 2. Tệ nạn xã hội gây hậu quả xấu về?

A. Mọi mặt đối với đời sống kinh tế.   

B. Mọi mặt đối với đời sống xã hội.              

C. Mọi mặt đối với đời sống chính trị.

D. Mọi mặt đối với đời sống văn hóa.

Câu 3. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ như thế nào?

A. Mật thiết.                   

B. Chặt chẽ.

C. Tác động lẫn nhau.               

D. Tương trợ.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Mê tín dị đoan.

B. Bạo lực học đường.

C. HIV/ AIDS.

D. Buôn bán trẻ em.

Câu 5. Để phòng chống tệ nạn cờ bạc, pháp luật nước ta đã quy định như thế nào?

A. Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

B. Cấm đánh bạc, cấm lôi kéo dụ dỗ người khác đánh bạc.

C. Nghiêm cấm tổ chức đánh bạc, cấm người chưa thành niên đánh bạc.

D. Cấm sản xuất, mua bán, tàng trữ các vật dụng liên quan đến việc đánh bạc.

Câu 6. Những người nghiện ma túy bắt buộc phải?

 A. Đi lao động công ích.        

B. Đi cải tạo.

C. Bị giam giữ.                    

D. Đi cai nghiện.

Câu 7. Dòng nào nêu không đúng quy định pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy?

A. Nghiêm cấm sử dụng các loại ma túy trong mọi trường hợp.

B. Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển các loại ma túy.

C. Nghiêm cấm mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng ma túy.

D. Nghiêm cấm cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. 

Câu 8. HIV /AIDS là?

A. đại dịch của thế giới và Việt Nam.                                           

B. đại dịch của các nước đang phát triển.

C. đại dịch của các nước Châu Phi và Châu Mĩ Latinh.     

D. đại địch của các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

Câu 9. HIV/AIDS là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với?

 A. Sự phát triển của thế giới loài người.         

B. Sự tồn vong của thế giới loài người.

C. Sức khỏe, tính mạng, tương lai nòi giống của dân tộc.                    

D. Kinh tế, xã hội của đất nước.

Câu 10. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất?

A. Làm lây truyền HIV/AIDS.

B. Dẫn đến phạm tội giết người.

C. Dẫn đến tệ nạn xã hội nguy hiểm.   

D. Dẫn đến vi phạm pháp luật ở nước ngoài.

Câu 11. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Cho phép người nhiễm HIV vào nhập cảnh.                          

B. Chấp nhận người bị nhiễm HIV vào làm việc.

C. Bài trừ, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.                          

D. Cho phép người bị nhiễm HIV sinh sống tại địa phương.       

Câu 12. Sau khi bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ dần chuyển qua giai đoạn?

 A. Chết.        

B. AIDS.

C. Nguy hiểm.                   

D. Đau đớn.

Câu 13. Khi phát hiện bom mìn và vật liệu chưa nổ ai được phép tháo gỡ?

 A. Bất kỳ ai nếu phát hiện bom mìn và vật liệu chưa nổ đều được phép tháo gỡ.       

B. Chỉ những tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được tháo gỡ bom mìn và vật liệu chưa nổ.        

C. Cán bộ có thể tháo gỡ khi có dụng cụ phù hợp.                                

D. Người lớn có thể tháo gỡ vì có kiến thức tự bảo vệ mình.

Câu 14. Cần làm gì khi phát hiện các vật nghi là bom mìn hoặc vật liệu chưa nổ?

 A. Nhặt lên và đem báo ngay cho cơ quan chức năng.

B. Cảnh báo cho những người xung quanh biết để không lại gần và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

C. Không làm gì vì chúng không nguy hiểm.

D. Có thể nhặt về mang bán đồng nát vì chúng không thể gây nguy hiểm nữa.

Câu 15. Tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ có thể để lại các hậu quả sau?

 A. Làm chết người hoặc bị thương như cụt tay, chân, mù mắt.

B. Nạn nhân thường xuyên phải chịu đau đớn về thể chất và tinh thần.

C. Nạn nhân luôn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 16. Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

B. Công an dùng vũ khí để trấn áp tội phạm.

C. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.

D. Báo cho cơ quan chức năng về hành vi đốt rừng trái phép.    

Câu 17. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Câu 18. Em sẽ làm gì khi nhìn thấy có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Ngăn cản và giải thích để họ thấy sự nguy hiểm khi làm như vậy.

C. Báo công an.                                  

D. Đứng xem.

Câu 19. Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, Nhà nước đã ban hành Luật gì?

 A. Luật Báo chí.                       

 B. Luận Bảo vệ môi trường.

 C. Luật Giáo dục.  

 D. Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Câu 20. Học sinh không nên làm gì để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

 A. Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

B. Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

 C. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các loại vũ khí, các chất cháy, nổ và các chất độc hại.                                   

D. Tố cáo hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao? 

 “Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người đã bị nhiễm HIV/AIDS.”

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

B

C

A

D

A

A

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

B

B

D

C

A

B

D

C

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Không đồng ý.

- Vì: Có thể người đó trông khoẻ mạnh nhưng bên trong người đó có bệnh vì người đó đã có quan hệ tình dục, hoặc tiêm chung kim tiêm với người đã bị HIV/AIDS, đang ở giai đoạn đầu, bệnh chưa phát nên trông vẫn khoẻ mạnh.

2 điểm

2

a. Minh làm như vậy là sai.

Vì: Tờ giấy dùng để kiểm tra tuy nhỏ nhưng cũng là tài sản của Tùng. Dù là bạn thân cũng không được tự ý lấy dùng, làm như vậy là không tôn trọng tài sản của người khác.

b. Khuyên minh:

- Trả lại giấy kiểm tra cho Tùng, chờ Tùng về xin lỗi và hỏi xin Tùng giấy kiểm tra.

3 điểm

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG- ĐỀ 05

I.TRẮC NGHIỆM : (7,0 điểm)

*Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất mỗi câu ( 0,25 điểm ).

Câu 1: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

B. Bố mẹ không tôn trọng con.

C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Câu 2: Chế độ hôn nhân của nước ta là?

A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.

B. Bình đẳng, một vợ một chồng.

C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.

D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Câu 3: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.

B. Luật Trẻ em.

C. Luật lao động.

D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 4: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.

B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

Câu 5: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì ?

A. Con cái bất hiếu với cha mẹ.

B. Con cái yêu thương cha mẹ.

C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.

D. Con cái tôn trọng cha mẹ.

Câu 6: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, phê phán, tố cáo.

B. Nêu gương.

C. Học làm theo.

D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 7: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì?

A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

B. Anh, em phải trung thực với nhau.

C. Anh, em phải lo cho nhau.

D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?

A. Cha mẹ và con cái

B. Anh chị em.

C. Ông bà và con cháu.

D. Cả A,B,C.

Câu 9 : Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là ?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 10: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy.

C. Mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 11: Tác hại của tệ nạn xã hội là?

A. Chỉ ảnh hưởng tới bản thân, không ảnh hưởng đến ai cả

B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Hạnh phúc

D. Cả A,B,C

Câu 12: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Cờ bạc, rượu chè.

B. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.

C. Ma túy,mại dâm .

D. rượu chè

Câu 13: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?

A. Tử hình.

B. Chung thân.

C. Phạt tù.

D. Cảnh cáo.

Câu 14: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 2 năm đến 7 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 15: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.

B. Cảnh cáo.

C. Phạt tù.

D. Khuyên răn.

Câu 16: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

A. 12 năm.

B. 13 năm.

C. 14 năm.

D. 15 năm.

Câu 17: Tội cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác bị phạt tù bao nhiêu lâu?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 3 năm đến 10 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 18: Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

A. HIV.

B. AIDS.

C. Ebola.

D. Cúm gà.

Câu 19: HIV/AIDS lây qua con đường nào?

A. Quan hệ tình dục.

B. Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

C. Dùng chung ống kim tiêm.

D. Cả A,B,C.

Câu 20: HIV/AIDS không lây qua con đường nào?

A. Giao tiếp : bắt tay, vỗ vai.

B. Hiến máu.

C. Quan hệ tình dục.

D. Dùng chung ống kim tiêm.

Câu 21:Việc làm phòng, chống HIV/AIDS là?

A. Tuyên truyền tới mọi người tác hại của ma túy để mọi người phòng chống.

B. Không tham gia các hoạt động phòng, chống tại địa phương.

C. Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy.

D. Cả A,B,C.

Câu 22: Tác hại của AIDS/HIV là?

A. Nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

B. Ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc.

C. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A,B,C.

Câu 23: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 24: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.

D. Cả A,B,C.

Câu 25: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Sử dụng súng tự chế.

B. Phát hiện hành vi vi phạm báo lên chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền.

C. Dùng dao để đánh nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 26: Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là?

A. Chất độc màu da cam.

B. Súng tự chế.

C. Các chất phóng xạ.

D. Cả A,B,C.

Câu 27: Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là?

A. Vũ khí.

B. Tang vật.

C. Chất độc hại.

D. Chất gây nghiện.

Câu 28: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

TRẮC NGHIÊM ( 7.0 điểm )

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐÁP ÁN

A

D

A

B

A

A

A

D

A

D

B

C

A

C

CÂU

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

ĐÁP ÁN

A

D

C

A

D

A

A

D

A

D

B

D

A

A

TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu1:(2.0 điểm)

Trách nhiệm:

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng ngừa.....

- Tuyên truyền, vận động, gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định

- Tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi dục người khác vi phạm

 

0,5 đ

 

1,0 đ

 

0,5 đ

Câu 2:(1.0 điểm)

- Theo em cả Sơn và mẹ Sơn đều có lỗi trong việc này.

- Bởi vì Sơn đu đòi ăn chơi không làm đúng nghiã vụ cảu một người con trong gia đình là phải học hành chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ Sơn quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lí con, giáo dục con không đến nơi đến chốn, cho nên Sơn sa vào nghiện ngập.

0,5đ

 

0,5 đ

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hồng Bàng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF