Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Anh Tông do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Tài liệu giới thiệu đến các em các đề thi giữa học kì 1. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em lớp 8 chuẩn bị thật tốt cho kì thi. Chúc các em học tập tốt!
BỘ 4 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 8 CÓ ĐÁP ÁN
NĂM 2021-2022 TRƯỜNG THCS TRẦN ANH TÔNG
1. Đề số 1
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là:
A. Thích việc gì làm việc đó.
B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.
c. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.
D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.
Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:
A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.
B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.
C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.
D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Câu 3: Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là:
A. Nói phải củ cải cũng nghe.
B. Ăn có mời làm có khiến.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Áo rách cốt cách người thương.
Câu 4: Hoạt động chính trị - xã hội thuộc hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng là:
A. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
C. Chống chiến tranh, giữ gìn hoà bình.
D. Tham gia phong trào Trần Quốc Toản.
Câu 5: Di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, đó là:
A. Phong Nha - Kẻ Bàng.
B. Rừng Cúc Phương,
C. Biển Nha trang.
D. Quần thể cố đô Huế.
Câu 6: Hành vi không tôn trọng người khác là:
A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh.
B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
D. Lắng nghe ý kiến mọi người.
Câu 7: Hành vi không tôn trọng lẽ phải là:
A. Phê phán việc làm sai.
B. Không dám nói sự thật.
C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí.
D. Chấp hành nội quy nơi mình ở.
Câu 8: Câu tục ngữ không nói về tình bạn là:
A. Học thầy không tày học bạn.
B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.
D. Không thầy đố mày làm nên.
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3,5 điểm): Em hãy cho biết pháp luật và kỉ luật có những điểm nào khác nhau. Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2 (2 điểm): Trong các ý kiến sau. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
a. Sự đoàn kết trong nhóm, trong đó không bao giờ người này chống đối lại người khác, luôn luôn tán thành, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng che chở cho các thành viên trong nhóm. Đó mới là tình bạn thật sự.
b. Kỉ luật và pháp luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do cá nhân.
Câu 3 (1 điểm): Theo em điều kiện, cơ sở để xác lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau là gì?
Câu 4 (l,5điểm): Thế nào là lao động sáng tạo? Nêu một biểu hiện lao động sáng tạo mà em biết.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
D |
A |
D |
A |
C |
B |
D |
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3,5 điểm): Giữa pháp luật và kỉ luật có những điểm nào khác nhau sau, ví dụ:
PHÁP LUẬT |
KỈ LUẬT |
- Quy tắc xử sự chung. |
- Quy định, quy ước của cộng đồng, tập thể, ... |
Câu 2 (2 điểm):
a. Em không đồng ý với ý kiến này, bởi vì: Mỗi người chúng ta ai cũng có những thiếu sót, sai lầm, mắc những khuyết điểm mà chúng ta có thể không nhận thấy, nếu là một người bạn thật sự thì phải chỉ ra cho bạn biết để bạn sửa chữa để ngày một tốt hơn chứ không nên bao che cho bạn.
b. Em không đồng ý với ý kiến này, bởi vì: Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. Ngoài việc xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người, pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng nhất định. Bởi vậy, kỉ luật và pháp luật không làm cho con người bị gò bó, mất tự do cá nhân.
Câu 3 (1 điểm): Theo em, điều kiện, cơ sở để xác lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau đó là sự tôn trọng. Vì vậy, tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
Câu 4 (1,5 điểm)
- Lao động sáng tạo là: Luôn luôn suy nghĩ cải tiến tìm tòi cái mới.
- Nêu một biểu hiện lao động sáng tạo mà em biết là: Tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm nâng cao chất lượng.
2. Đề số 2
Câu 1. Biểu hiện của liêm khiết là?
A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.
D. Cả A,B,C.
Câu 2. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?
A. Cô V là người trung thực.
B. Cô V là người thẳng thắn.
C. Cô V là người sống trong sạch.
D. Cô V là người ham tiền của.
Câu 3. A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
Câu 4. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì ?
A. Sống không trong sạch, giả dối.
B. Sống tiết kiệm.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
Câu 5. Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?
A. Liêm khiết.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Cần cù.
Câu 6. Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cả A,B,C.
Câu 7. Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ?
A. Tôn trọng lẽ phải.
B. Tiết kiệm.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn.
Câu 8.Biểu hiện củả tôn trọng lẽ phải là?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Cả A,B,C.
Câu 9. Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?
A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
B. Dung túng cho kẻ giết người.
C. Đánh chửi cha mẹ.
D. Cả A,B,C.
Câu 10. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
D. Đạp thật nhanh về nhà.
Câu 11. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với A đánh B cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 12. Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
Câu 13. Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Không trung thực.
C. Không chín chắn.
D. Không có ý thức.
Câu 14. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Tôn trọng người khác.
Câu 15. Biểu hiện tôn trọng người khác là?
A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.
B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
C. Giúp đỡ người khuyết tật.
D. Cả A,B,C.
Câu 16. Biểu hiện không tôn trọng người khác là?
A. Vu khống cho người khác.
B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.
C. Cười nói to trong đám ma.
D. Cả A,B,C.
Câu 17. Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?
A. Coi thường người khác.
B. Tôn trọng người khác.
C. Không tôn trọng người khác.
D. Xỉ nhục người khác.
Câu 18. Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
Câu 19. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?
A. Thể hiện lối sống có văn hóa.
B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.
C. Thể hiện lối sống thực dụng.
D. Thể hiện lối sống vô cảm.
Câu 20. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
B. Cử chỉ và lời nói.
C. Cử chỉ và hành động.
D. Lời nói và hành động.
Câu 21. Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
Câu 22. Biểu hiện của giữ chữ tín là?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
C. Quyết tâm làm cho đến cùng.
D. Cả A,B,C.
Câu 23. Biểu hiện không có chữ tín là?
A. Hứa suông.
B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
C. Nói một đằng làm một nẻo.
D. Cả A,B,C.
Câu 24. Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?
A. Bà A coi thường người khác.
B. Bà A không tôn trọng người khác.
C. Bà A giữ chữ tín.
D. Bà A không giữ chữ tín.
Câu 25. Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
A. B là người không giữ chữ tín.
B. B là người giữ chữ tín.
C. B là người không tôn trọng người khác.
D. B là người tôn trọng người khác.
Câu 26.Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì ?
A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
B. Giúp mọi người đoàn kết.
C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 27. Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì ?
A. Giữ chữ tín.
B. Giữ lòng tin.
C. Giữ lời nói.
D. Giữ lời hứa.
Câu 28. Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù sãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?
A. Bà P là người giữ lời hứa.
B. Bà P là người thật thà.
C. Bà P là người giữ chữ tín.
D. Bà P là người tốt bụng.
Câu 29. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?
A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
B. Giữ đúng lời hứa.
C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
D. Cả A,B,C.
Câu 30. Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?
A. Pháp luật.
B. Kỉ luật.
C. Chữ tín.
D. Liêm khiết.
Câu 31. Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là ?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Pháp luật.
D. Kỉ luật.
Câu 32. Biểu hiện của pháp luật là?
A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
D. Cả A,B,C.
Câu 33. Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Nội quy lớp học.
B. Quy chế thi cử.
C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.
D. Cả A,B,C.
Câu 34. Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm quy định.
Câu 35. Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là?
A. Rủ bạn nghỉ học chơi game.
B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.
C. Rủ bạn chơi ma túy.
D. Cả A,B,C.
Câu 36. Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?
A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 37. A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi ; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
B. Tình yêu.
C. Tình anh em.
D. Tình đồng nghiệp.
Câu 38. D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì ?
A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.
C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.
Câu 39. Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
B. Tình bạn đầy toan tính.
C. Tình bạn để vụ lợi.
D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.
Câu 40. Tình bạn trong sáng có ở giới tính nào?
A. Chỉ có ở giới nam.
B. Chỉ có ở giới nữ.
C. Chỉ có ở giới tính thứ 3.
D. Cả A và B.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
11 |
A |
21 |
D |
31 |
C |
2 |
C |
12 |
A |
22 |
D |
32 |
D |
3 |
A |
13 |
A |
23 |
D |
33 |
D |
4 |
A |
14 |
D |
24 |
D |
34 |
A |
5 |
A |
15 |
D |
25 |
A |
35 |
D |
6 |
D |
16 |
D |
26 |
D |
36 |
D |
7 |
A |
17 |
C |
27 |
A |
37 |
A |
8 |
D |
18 |
A |
28 |
C |
38 |
A |
9 |
D |
19 |
A |
29 |
D |
39 |
A |
10 |
B |
20 |
A |
30 |
B |
40 |
D |
3. Đề số 3
Câu 1. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?
A. Không chơi với bất kì ai.
B. Chỉ nên chơi với người xấu.
C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.
D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.
Câu 2. Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ?
A. Tình yêu.
B. Tình bạn.
C. Tình đồng chí.
D. Tình anh em.
Câu 3. Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?
A. Hướng dẫn bạn làm những bài khó.
B. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.
C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm.
D. Cả A,B,C.
Câu 4. Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là?
A. Rủ bạn nghỉ học chơi game.
B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.
C. Rủ bạn chơi ma túy.
D. Cả A,B,C.
Câu 5. Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?
A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 6. Các hành động : Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm quy định.
Câu 7. Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E ?
A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
C. Gia đình bà E sống ích kỉ.
D. Gia đình bà E sống vô cảm.
Câu 8. Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?
A. V là người sống vô tâm.
B. V là người sống vô trách nhiệm.
C. V là người vô cảm.
D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.
Câu 9. Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?
A. Nhà nước.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do.
D. Cả A và B.
Câu 10. Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?
A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.
C. Cảm thấy yêu đời hơn.
D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.
Câu 11. Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Văn hóa.
D. Cả A,B,C.
Câu 12. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ?
A. Tôn trọng các dân tộc khác.
B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
C. Học hỏi các dân tộc khác.
D. Giúp đỡ các dân tộc khác.
Câu 13. Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?
A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
D. Cả A,B,C.
Câu 14. Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
D. Cả A,B,C.
Câu 15. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh.
D. Khoa học - Kĩ thuật.
Câu 16. Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?
A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước về Kĩ thuật.
Câu 17. Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
Câu 18. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?
A. Thể hiện lối sống có văn hóa.
B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.
C. Thể hiện lối sống thực dụng.
D. Thể hiện lối sống vô cảm.
Câu 19. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
B. Cử chỉ và lời nói.
C. Cử chỉ và hành động.
D. Lời nói và hành động.
Câu 20. Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
Câu 21. Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Sang đánh nhà hàng xóm.
C. Sang chửi nhà hàng xóm.
D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.
Câu 22. Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?
A. Lòng chung thủy.
B. Lòng trung thành.
C. Giữ chữ tín.
D. Lòng vị tha.
Câu 23. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Giữ chữ tín.
Câu 24. Biểu hiện của giữ chữ tín là?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
C. Quyết tâm làm cho đến cùng.
D. Cả A,B,C.
Câu 25. Biểu hiện không có chữ tín là?
A. Hứa suông.
B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
C. Nói một đằng làm một nẻo.
D. Cả A,B,C.
Câu 26.Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?
A. Bà A coi thường người khác.
B. Bà A không tôn trọng người khác.
C. Bà A giữ chữ tín.
D. Bà A không giữ chữ tín.
Câu 27. Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì ?
A. Đức tính khiêm tốn.
B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính trung thực.
Câu 28. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn.
Câu 29. Biểu hiện của không liêm khiết là?
A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.
C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.
D. Cả A,B,C.
Câu 30. Biểu hiện của liêm khiết là?
A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.
D. Cả A,B,C.
Câu 31. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?
A. Cô V là người trung thực.
B. Cô V là người thẳng thắn.
C. Cô V là người sống trong sạch.
D. Cô V là người ham tiền của.
Câu 32. Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
Câu 33. Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Không trung thực.
C. Không chín chắn.
D. Không có ý thức.
Câu 34. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
D. Cả A,B,C.
Câu 35. Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm.
Câu 36. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.
B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.
C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.
Câu 37. Những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Pháp luật.
D. Kỉ luật.
Câu 38. Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?
A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.
D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.
Câu 39. Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ?
A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
Câu 40. Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?
A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.
B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm.
C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè.
D. Cả A,B,C.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
11 |
D |
21 |
D |
31 |
C |
2 |
B |
12 |
B |
22 |
C |
32 |
A |
3 |
D |
13 |
D |
23 |
D |
33 |
A |
4 |
D |
14 |
D |
24 |
D |
34 |
D |
5 |
D |
15 |
A |
25 |
D |
35 |
A |
6 |
B |
16 |
A |
26 |
D |
36 |
A |
7 |
A |
17 |
A |
27 |
B |
37 |
D |
8 |
D |
18 |
A |
28 |
A |
38 |
A |
9 |
D |
19 |
A |
29 |
D |
39 |
A |
10 |
B |
20 |
D |
30 |
D |
40 |
D |
4. Đề số 4
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: (0,5đ)
Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải?
A. Phê phán gay gắt những người có ý kiến khác với mình.
B. Chỉ làm những việc mà mình thích.
C. Chấp hành tốt những quy định chung nơi mình sống, học tập, làm việc.
D. Khi thấy mọi người tranh luận thì im lặng, không đưa ra ý kiến riêng.
2: (0,5đ)
Em tán thành thái độ, hành vi nào sau đây?
A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài.
B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam.
D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
3: (1đ)
Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng nhất.
A. Hành vi |
|
a. Không tham ô, không nhận hối lộ. |
1. Tôn trọng người khác |
b. Đã hứa với ai, việc gì là làm đến nơi đến chốn. |
2. Liêm khiết |
c. Thường xuyên tham gia giữ gìn trật tự trị an ở thôn xóm, đường phố. |
3. Tôn trọng lẽ phải |
d. Ủng hộ việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái. |
4. Giữ chữ tín |
5. Tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội. |
4: (1đ) Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học:
a) “ Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là………………………………….;
b) Luôn tìm hiểu và tiếp thu………………………………………; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình’’.
II. TỰ LUẬN :(7 điểm)
5: (2,5đ)
Có người cho rằng trong một tập thể, cách xử sự khôn ngoan là tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình và luôn tán thành, làm theo ý kiến của đa số. Vận dụng bài học “ Tôn trọng lẽ phải’’ để nêu ý kiến của em về vấn đề này
6: (1,5đ)
Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống
7: (3 đ)
Trong buổi thảo luận về lao động tự giác và sáng tạo ,Loan đã phát biểu như sau:
Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có.
– Em có đồng ý với ý kiến của Loan không? Vì sao?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1: (0,5đ): Chọn câu C
2: (0,5đ): Chọn câu B
3: ( 1đ): yêu cầu kết nối như sau:
A nối với 2; b nối với 4; d nối với 3 ;C nối vớ 5.
4 (1đ) : yêu cầu điền theo thứ tự sau:
a – Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc vào chỗ trống thứ nhất.
b – Những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc vào chỗ trống thứ hai.
II. TỰ LUẬN:( 7đ)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
5 |
Học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được những ý sau: – Không tán thành quan điểm trên – Giải thích: ( 2đ, mỗi ý 0,5đ) + Đó không phải là cách xử sự khôn ngoan mà là thụ động và ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình. + Trong một tập thể, mọi người phải quan tâm, chăm lo đến công việc chung và như vậy thì mới có thể biết được đúng, sai và có suy nghĩ, hành động đúng. + Những người luôn làm theo đa số là những người quen thói dựa dẫm, ba phải, thiếu bản lĩnh. + Trong thực tế, không phải bao giờ đa số cũng là đúng.
|
(0,5đ)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ |
6 |
Yêu cầu nêu được 3 trong những cách ứng xử như: – Chia buồn cùng bạn, quan tâm, hỏi han xem bạn gặp khó khăn gì. – Giúp bạn khắc phục khó khăn tuỳ theo sức lực và khả năng của mình – Trao đổi với các bạn khác trong lớp để cùng chia sẻ, giúp đỡ bạn đó
|
0,5đ 0,5đ
0,5đ |
7 |
– Em không đồng tình với quan điểm đó Vì: – Con người cần phải rèn luyện để phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực. Cần luôn tự giác và sáng tạo trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày -Tự giác : Tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực nào .
|
0,75đ
0,75đ
0,75đ 0,75đ |
---
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Anh Tông. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!