HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS An Đà. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
TRƯỜNG THCS AN ĐÀ |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõhi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bồng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu
B. Lão Hạc
C. Tắt đèn
D. Tôi đi học
Câu 2. Tác giả của văn bản có đoạn văn trên là ai?
A. Nam Cao
B. Ngô Tất Tố
C. Nguyên Hồng
D. Thanh Tịnh
Câu 3. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm
Câu 4. Người xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?
A. Bé Hồng
B. Bà cô
C. Mẹ
D. Người họ nội
Câu 5. Câu nào dưới đây diễn tả đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên?
A. Cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ
B. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ
C. Cảm xúc của mẹ khi gặp được bé Hồng
D. Hình ảnh về người mẹ của bé Hồng
Câu 6. Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ ?
A. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
B. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
C. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
D. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
Câu 7. Đoạn văn trên không có câu chủ đề, đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Câu 8. Từ ngữ nào diễn tả đúng nhất tâm địa bà cô của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ
A. Xấu xa, đê tiện
B. Lắm lời, thích phỉ báng
C. Hiểm độc và tàn nhẫn
D. Ghen ghét, nhẫn tâm
Câu 9. Cách hiểu nào đúng với tâm trạng bé Hổng được miêu tả trong câu văn: Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm...?
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
B. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình
C. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Câu 10. Câu văn Tôi cười dài trong tiếng khóc nói lên tâm trạng gì của bé Hồng?
A. Quá xót xa cho mẹ
B. Đau đớn và cảm thông vì yêu thương mẹ, căm giận những cổ tục đã đày đoạ mẹ của mình
C. Cố tình chế giễu người cô để che giấu việc mình đang khóc
D. Muốn người cô động lòng thương với mình và mẹ của mình
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về bé Hồng?
A. Sớm chịu nhiều khổ đau, mất mát
B. Tinh tế, nhạy cảm
C. Yêu thương mẹ sâu nặng
D. Đa cảm và không cởi mở
Câu 12. Dòng nào dưới đây không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ
A. Giàu chất trữ tình
B. Sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc
C. Nghệ thuật châm biếm sắc sảo
D. Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
b. Tìm những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau:
Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong trong ánh chớp, nhoáng nhoàng sáng loà và tiêhg sấm ì ầm lúc gần lúc xơ...
Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra, đóng vào rầm rầm.
(Theo Trần Hoài Dương)
Câu 2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của ba văn bản đã học: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. (5,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
1. A
2. C
3. D
4. A
5. A
6. C
7. B
8. C
9. D
10. B
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
a) Nêu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
b) Những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn
- Từ tượng hình: nhoáng nhoàng, ngả nghiêng, nghiêng ngả.
- Từ tượng thanh: ầm ầm, xối xả, ì ầm, rầm rầm.
Câu 2.
* Giống nhau:
- Thể loại: Đều là văn bản tự sự hiện đại.
- Thời gian ra đời: Trước Cách mạng, trong giai đoạn 1930 - 1945.
- Đề tài chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời của các tác giả, đi sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ bị vùi dập.
---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D. Tuỳ bút
Câu 2. Chủ đề của văn bản Tôi đi học nằm ở phần nào?
A. Quan hệ giữa các phần của văn bản
B. Nhan đề của văn bản
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
D. Cả A, B, C
Câu 3. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được trích từ tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu
B. Quê mẹ
C. Tắt đèn
D. Thời kì đen tối
Câu 4. Truyện ngắn Lão Hạc của tác giả nào sau đây?
A. Ngô Tất Tố
B. Nguyên Hồng
C. Nam Cao
D. Thanh Tịnh
Câu 5. Ý kiến nào nói được đầy đủ nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc?
A. Đặt nhân vật vào tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình
B. Để cho nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
D. Cả A, B, C
Câu 6. Các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc cùng có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
C. Miêu tả, nghị luận, tự sự
D. Tự sự, biểu cảm, nghị luận
Câu 7. Tâm lí, tính cách của chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích?
A. Có sự đối lập, mâu thuẫn với nhau
B. Nhẫn nhục chịu đựng từ đầu đến cuối
C. Có sự phát triển nhất quán với nhau
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8. Nhận định nào đúng nhất vể tính chất của truyện ngắn Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)?
A. Là truyện cổ tích thần kì.
B. Là truyện cổ tích cảm động.
C. Là truyện ngắn bi kịch.
D. Là một truyện ngắn có hậu.
Câu 9. Qua các lần quẹt diêm, mộng tưởng của nhân vật “em” trong truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen được diễn ra theo trình tự nào?
A. Lò sưởi, bàn ăn, hai bà cháu bay đi, cây thông Nô-en, người bà
B. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, hai bà cháu bay đi, người bà
C. Hai bà cháu bay đi, người bà, lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en
D. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi
Câu 10. Các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của o Hen-ri làm nghề gì?
A. Diễn viên
B. Bác sĩ
C. Hoạ sĩ
D. Nhà văn
Câu 11. Văn bản Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm văn học của nước nào?
A. Tây Ban Nha
B. Cư-rơ-gư-xtan
C. Mĩ
D. Đan Mạch
Câu 12. Qua câu chuyện của nhà văn O Hen-ri em hiểu một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi:
A. Tác phẩm đó đẹp đặc biệt
B. Tác phẩm đó đồ sộ
C. Tác phẩm đó có ích cho cuộc sống
D. Tác phẩm đó độc đáo
II. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)
Câu 1. Trong văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) có những so sánh mới mẻ, hấp dẫn. Hãy phân tích một so sánh mà em cho là thú vị nhất. (2,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn sau còn thiếu hai từ, em hãy điền hai từ đó vào đúng vị trí trong đoạn và nói rõ tác dụng của chúng. (1,0 điểm)
Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão khóc.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 3. Qua các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, em hiểu được những gì về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam? Viết đoạn văn khoảng 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ của em. (3,5 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
1. C
2. D
3. A
4. C
5. D
6. B
7. C
8. B
9. D
10. C
11. C
12. C
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Câu văn: "Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp".
- Nhân vật "tôi" đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường "là một nơi xa lạ" "cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy "xinh xắn". Tâm trạng một học trò mới "lo sợ vẩn vơ" và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí "oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường.
Câu 2.
- Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
- Tác dụng của hai từ móm mém, hu hu: Miêu tả chân dung ngoại hình và tâm trạng đau đớn, ân hận của lão Hạc khi kể chuyện bán chó... cụ thể, chân thực. Sự kết hợp khéo léo giữa kể và tả đó đã tạo nên giọng điệu và cái hay cho đoạn văn.
---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1.0 điểm)
Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm)
Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Trích từ văn bản: Lão Hạc
- Tác giả: Nam Cao
Câu 2:
- Từ tượng thanh: hu hu
- Từ tượng hình: co rúm, nghẹo, móm mém.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện thuốc ngày càng sút kém.
Thấm vào các tế bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.
Ta đến Viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trường cho biết: Chất ni-cô- tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tác động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá.”
(Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB GD 2018)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? (0.5 điểm)
Câu 2. Xác định thể loại của đoạn văn trên. (0.5
điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (0.5 điểm)
Câu 4. Trong khói thuốc lá có chứa chất gì? Chất đó ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 5. Vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để viết lại câu sau đây mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu: “... có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim.” (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề hút thuốc lá của giới trẻ hiện nay. (2.0 điểm)
Câu 2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam (5.0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
- Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá”
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.
Câu 2
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
Câu 3
- Nội dung chính: đoạn văn trên nói về tác hại đáng sợ của thuốc lá.
Câu 4
- Trong khói thuốc lá có chất:
+ Ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi.
+ Chất hắc ín lại thường gây ra ung thư.
+ Chất ni-cô- tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
Câu 5
- “... có thấy những người 40 – 50 tuổi đã ra đi đột xuất vì nhồi máu cơ tim.”
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1.
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.
+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: suy nghĩ về vấn đề hút thuốc của giới trẻ.
- Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở đoạn
Giới thiệu sơ lược về giới trẻ và nạn hút thuốc.
2. Thân đoạn
- Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội: Hút thuốc lá trở thành thói quen của giới trẻ, số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày một cao.
- Nguyên nhân hút thuốc lá: đua đòi, học theo bè bạn, người lớn.
- Tác hại của việc hút thuốc lá:
+ Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).
+ Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút thút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).
- Lời khuyên:
+ Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
+ Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.
3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề.
Câu 3.
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản thuyết minh.
+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: thuyết minh về chiếc áo dài.
- Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở bài
- Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
- Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS An Đà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !