YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đống Đa

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Đống Đa sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc- hiểu (3đ): Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,

Vài cụ già chống gậy bước lom khom,

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)

Câu 1. Xác định từ tượng hình có trong hai khổ thơ trên? Tìm và gọi tên một trường từ vựng có trong khổ thơ thứ nhất trong phần trích trên?

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố miêu tả có trong đoạn thơ? Nêu nội dung của đoạn thơ?

Phần II: Làm văn (7đ):

Tưởng tượng sau một thời gian con trai lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Các từ tượng hình: lon xon, lom khom, ôm ấp, tưng bừng

- Xanh, đỏ, trắng, hồng, lam: Trường từ vựng chỉ màu sắc

Câu 2:

- Yếu tố miêu tả: dải mây trắng đỏ, sương hồng lam ôm ấp, con đường viền trắng, người các ấp tưng bừng, cỏ biếc, áo đỏ chạy lon xon, bước lom khom, che môi cười lặng lẽ

- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi của mọi người trong buổi chợ Tết.

II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

b. Xác định đúng kiểu bài, nhân vật, sự việc

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, miêu tả và biểu cảm phù hợp với nhân vật, có suy nghĩ sâu sắc về số phận nhân vật…

d, Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

* Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh trở về của con trai Lão Hạc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1 (1.0 đ). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích.

Câu 2 (1.0 đ). Các từ “mây”, “gió”, “sương” thuộc trường từ vựng nào?

Câu 3 (1.0 đ). Tìm từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn 2 và 3.

Câu 4 (1.0 đ). Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng “tôi”?

Câu 5 (1.0 đ). Em có nên trân trọng và gìn giữ những kỉ niệm ấy không? Vì sao?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 đ)

Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2:

- Các từ “mây”, “gió”, “sương” thuộc trường từ vựng: Thời tiết / thiên nhiên.

Câu 3:

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn 2 và 3 là: ấy

Câu 4:

- Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.

- Sự hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng “tôi”.

Câu 5:

- HS có ý kiến riêng của mình, có thể trả lời có hoặc không, miễn sao lí giải hợp lí.

- Chẳng hạn: Có, vì trân trọng kỉ niệm đẹp sẽ mở cửa tương lai đẹp. Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay - ngày đầu tiên cắp sách tới trường.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm)

Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

* Yêu cầu chung:

- HS sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân.

b. Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

---(Để xem tiếp đáp án phần Tạo lập văn bản của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần đọc hiểu: (3.0 điểm)

Cho đoạn văn:

Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Cho biết năm sáng tác của văn bản đó?

b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật nào?  Kể lại sự việc gì?

c. Tìm những từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn? Nêu ngắn gọn giá trị của các từ tượng thanh, tượng hình đó?

d. Qua đoạn văn, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên?

II. Phần tự luận: (8.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết đoạn văn phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn văn sau:

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi

(Trích ''Trong lòng mẹ '' - Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)

Câu 2 (5.0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm xúc động của em với người thân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần đọc hiểu:

a. Văn bản: Lão Hạc. Nam Cao. Năm sáng tác: 1943

b. Đoạn văn nhắc đến nhân vật lão Hạc. Sự việc: Nói về cái chết của lão Hạc

c. Các từ tượng thanh, tượng hình: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. Những từ tượng thanh, tượng hình đó đã thể hiện cái chết đầy dữ dội, đau đớn, thương tâm của lão Hạc trong tình cảnh bế tắc.

d. Vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: Sáng ngời về tình thương con vô bờ bến, giàu đức hi sinh và lòng tự trọng.

II. Phần tự luận:

Câu 1:

* Yêu cầu chung:

- Các phép tu từ trong đoạn văn: nói quá, điệp ngữ và liệt kê.

- Các phép tu từ đó đã diễn tả nỗi uất ức, căm giận tột cùng của cậu bé Hồng trước những cổ tục lạc hậu đã đày đoạ mẹ khổ cực. Đồng thời cũng toát lên tình yêu thương mẹ cháy bỏng.

- Trình bày bằng một đoạn văn ngắn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu...

* Về biểu điểm:

- Điểm 3.0: Đạt tất cả các yêu cầu trên.

- Điểm từ 2.0 - < 3.0: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên song còn mắc lỗi nhỏ dùng từ.

- Điểm < 2.0: Trình bày ý chưa thật đầy đủ, diễn đạt còn lủng củng, gạch xóa...

- Điểm 0: Sai về nội dung, phương pháp hoặc bỏ không làm.

Câu 2:

a. Yêu cầu chung

- Viết đúng kiểu bài văn tự sự, biết chọn sự việc hợp lí: một kỉ niệm với người thân như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè.

- Chọn ngôi kể 1 phù hợp, sắp xếp các sự việc theo một trình tự để câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc...

- Bài viết có bố cục ba phần:

* Mở bài: Giới thiệu sự việc và nhân vật cần kể -> Một kỉ niệm với người thân của mình

* Thân bài: Lần lượt kể theo một trình tự

- Hoàn cảnh và thời gian xảy ra câu chuyện...

- Đó là kỉ niệm gì với người thân: sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện...

- Kỉ niệm đó gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU: (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại :

- Mày dại quá ! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.

Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)                                                                                                      

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích.

Câu 2 (1.0 điểm). Xác định tình thái từ trong câu: “Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.”.

Câu 3 (1.0 điểm). Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (…).” và “Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”.

Câu 4 (1.0 điểm). Đoạn trích diễn tả tình cảm gì?

Câu 5 (1.0 điểm). Em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với người mẹ của mình?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm)

Kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2:

- Tình thái từ: chứ.

Câu 3:

- Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (…)” và “Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”.

-> Từ ngữ liên kết: Nhưng

Câu 4:

- Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng, không gì có thể chia cắt được.

Câu 5:

- HS có ý kiến riêng của mình.

- Tùy theo mức độ trả lời của HS mà GV ghi điểm.

- Chắng hạn: Yêu thương, trân trọng, biết ơn mẹ…

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm)

Kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) sau một thời gian xa cách ( chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

* Yêu cầu chung:

- HS sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu - diễn biến - kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân.

b. Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) sau một thời gian xa cách ( chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

c. Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý:

- Mở bài: Lí do (duyên cớ), tình huống gặp (thời gian, địa điểm).

- Thân bài: Diễn biến câu chuyện

+ Miêu tả quang cảnh.

+ Từ xa thấy người thân như thế nào? (Tả bao quát).

+ Lại gần thấy ra sao? Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo…

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Đống Đa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON