YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Lương Thế Vinh

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Lương Thế Vinh, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. (2 điểm)

Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ, giọng điệu trong đoạn văn.

Câu 2. (2 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3. (6 điểm)

Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: (2 điểm)

- Chép chính xác đoạn văn sau: (0,5 điểm)

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

(Sai 3 lỗi chính tả trừ 0,25đ)

- (1,0 điểm) Cách sử dụng câu văn biền ngẫu (0,5đ) các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vi chủ tướng đối với quân giặc. (0,5đ)

Câu 2: (2 điểm)

a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán (1 điểm)

Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào…(0,5đ) dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.(0,5đ)

* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay! (0,5 điểm)

- Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. (0,5 điểm)

Câu 3: (6 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp.

b.Yêu cầu về kiến thức:

* Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề: Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh...

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau:

Mở bài (1 điểm):

– Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ)

– Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ)

Thân bài (4 điểm):

a. (1 đ): giải thích học là gì:

– Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm … nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ)

– Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.

Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ)

b. (1,5đ): Tại sao học đi đôi với hành:

Tức là học với hành phải đi đôi không phải tách rời hành chính là phương pháp.

– Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức, có lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì học chẳng để làm gì cả vì tốn công sức thì giờ vàng bạc…(0,75đ)

– Nếu hành mà không có lý luận chỉ đạo lý thuyết soi sáng dẫn đến mò mẫm sẽ lúng túng trở ngại thậm chí có khi sai lầm nữa, việc hành như thế rõ ràng là không trôi chảy….(Có dẫn chứng).(0,75đ)

c. (1,5đ): Người học sinh học như thế nào:

– Động cơ thái độ học tập như thế nào: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống (0,5đ); Luyện tập như thế nào: Chuyên cần, chăm chỉ…. (0,25đ)

– Tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức.(0,5đ) Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ.(0,25đ)

Kết bài (1 điểm):

– (0,5đ) Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập.

– (0,5đ) Suy nghĩ bản thân.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (2,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.

                                             (Ngữ văn 8 – Tập hai)

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) 

b. Đoạn trích đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Vậy mục đích đó là gì? Hãy cho biết mục đích học tập của bản thân em ? (1 điểm) 

Câu 2 (1 điểm)

  1. Câu văn: Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.” thuộc kiểu câu gì?
  2. Nêu đặc điểm, hình thức và chức năng của kiểu câu trên.

II. LÀM VĂN (7,5 điểm)

Câu 1: ( 1,5 điểm)

Viết một đoạn văn hội thoại có nội dung về học tập. Xác định vai xã hội của những người tham gia cuộc hội thoại trên.

Câu 2: (6 điểm) Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ (như: cờ bạc, tiêm chích ma tuý, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,…)         

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Đoạn trích trên trích trong văn bản: Bàn luận về phép học.

- Tác giả: Nguyễn Thiếp

- Mục đích chân chính của việc học: Học để làm người.

- HS nêu được mục đích học tập của bản thân:  Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Câu 2.

  1. Câu văn  ”Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”. Thuộc kiểu câu cầu khiến
  2. Đặc điểm hình thức và chức năng:

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, chớ, đừng,…đi, thôi, nào…hay ngữ liệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị khuyên bảo,…

- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

- Viết đúng được đoạn văn hội thoại theo yêu cầu

- Xác định đúng vai xã hội của từng người tham gia cuộc thoại.

Câu 2.

* Yêu cầu chung:

- Đề bài yêu cầu viết một bài nghị luận, cần kết hợp giải thích với chứng minh vấn đề.

- Dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc sống.

- Bài văn đầy đủ ba phần (MB,TB, KB), kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biều cảm trong  bài làm và trình bày sạch, đẹp.

* Yêu cầu cụ thể:

1) Mở bài :

- Giới thiệu tác hại của các tệ nạn nói chung và một tệ nạn nào đó cần trình bày: Một thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội - không ngừng xuất hiện và gia tăng.

2) Thân bài :

 1. Thế nào là tệ nạn xã hội ?

 2. Tác hại của tệ nạn xã hội.

  - Với bản thân: Về sức khỏe, thời gian, nhân cách.

  - Với gia đình: Về kinh tế, tinh thần.

  - Với xã hội: Về an ninh, văn minh, sự phát triển kinh tế.

3. Hãy nói không với tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể.

c) Kết bài :

- Quyết tâm vì một xã hội an toàn, lành mạnh, không có tệ nạn..

- Rút ra bài học tu dưỡng đạo đức.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1: (2 điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu 2: (2 điểm) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:

“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? ( 2)

Chị Dậu gạt nước mắt: ( 3)

Không đau con ạ! ( 4)”

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

Câu 3. Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đường đời, vượt qua ngàn gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 2.

(1) Câu trần thuật

(2) Câu nghi vấn

(3) Câu trần thuật

(4) Câu phủ định

Câu 3. Dàn ý Nghị luận tác hại của trò chơi điện tử

1. Mở bài:

Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử.

Nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài:

a. Hiện trạng:

Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng.

Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.

Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa…

b. Nguyên nhân:

Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.

Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ.

Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…

c. Tác hại:

d. Giải pháp khắc phục, lời khuyên:

3. Kết bài:

Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận.

Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.

Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Lương Thế Vinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF