Bài tập ôn tập Học kì môn Vật lý 8 năm 2020 có lời giải chi tiết trường THCS Duy Tân là tài liệu tham khảo cần thiết mà HỌC247 giới thiệu đến các em, nhằm giúp các em tăng cường khả năng tự luyện tập, đồng thời ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THCS DUY TÂN
BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN VẬT LÝ 8 NĂM 2020
Câu 1 . Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao?
HD: Vì khi xe đang chuyển động thì người chuyển động cùng với xe . Nhưng khi xe thắng gấp thì phần chân của hành khách dừng lại cùng với sàn xe, nhưng vì phần đầu và phần thân của hành khách có quán tính nên hành khách sẽ ngã về phía trước
Câu 2 .Tại sao khi lên cao nhanh quá, như ngồi trong máy bay, người ta thấy ù tai?
HD:
Khi cơ thể bị đưa nhanh lên cao, áp suất không khí trong tai giữa chưa kịp cân bằng với áp suất khí quyển. Màng tai lúc đấy bị đẩy ra phía ngoài và người ta cảm thấy ù tai, đau tai.
Câu 3. Tại sao vỏ bánh xe có rãnh?
HD:
Để làm tăng lực ma sát. Bánh xe bám vào mặt đường mà không bị trơn trượt.
Câu 4 . Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại?
a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
b. Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy
c. Giày đi mãi đế bị mòn.
d. Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp.
e. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở đàn kéo nhị (đàn cò)
HD:
a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này là có ích.
b. Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn, khi đó lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường quá nhỏ nên bánh xe ô tô bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong trường hợp này là có lợi.
c. Giày đi mãi đế bị mòn vì ma sát của mặt đường với đế giày làm mòn đế. Ma sát trong trường hợp này có hại.
d. Khía rãnh ở mặt bánh lốp ô tô vận tải phải có độ sâu hơn mặt lốp xe đạp để tăng thêm độ ma sát giữa lốp với mặt đường. Ma sát này có lợi để tăng độ bám của lốp xe với mặt đường lúc xe chuyển động. Khi phanh, lực ma sát giữa mặt đường với bánh xe đủ lớn làm xe nhanh chóng dừng lại. Ma sát ở trường hợp này là có lợi.
Câu 5 . Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo?
HD:
Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, chó còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.
Câu 6 . Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc?
HD:
- Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt. Rễ vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ nhanh chóng mọc lại.
Câu 7. Tại sao chạy lấy đà trước, ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay?
HD:
Trong trường hợp này chuyển động theo quán tính được cộng thêm vào chuyển động xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
Câu 8 . Khi bị trượt chân hay bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào?
HD:
- Khi một người bị vấp thì hai chân dừng bước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động, vì thế người đó bị ngã về phía trước
Câu 9 . Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai? Tại sao?
HD:
Cả hai ngươi đều đúng, sở dĩ họ có nhận xét khác nhau là vì chuyển động có tính tương đối. Chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào cách chọn vật làm mốc.
Trong trường hợp này, cả hai người đứng ở hai vị trí khác nhau, có thể Minh đang đứng trên đu quay nên thấy khoảng cách từ mình đến tâm đu quay cũng như tới em bé là không đổi => Thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay không đổi nên cho rằng em bé đứng yên.
Còn Nam có thể đang đứng trên mặt đất nên thấy khoảng cách từ mình đến tâm đu quay cũng như tới em bé là thay đổi => thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động.
Câu 10. Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy.
Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói rằng tàu mình đứng yên.
Ai nói đúng? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau
HD:
Tương tự Câu 9, cả hai người đều đúng, sở dĩ họ có nhận xét khác nhau là vì chuyển động có tính tương đối. Chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào cách chọn vật làm mốc. Ở đây 2 người chọn hai vật làm mốc khác nhau nên có nhận xét khác nhau.
Vật làm mốc của Long là một tàu khác đang chuyển động nên thấy vị trí tương đối giữa tàu của mình và tàu kia thay đổi nên nói tàu mình đang chạy.
Còn Vân chọn vật làm mốc là bến tàu nên thấy vị trí tương đối giữa tàu của mình và bến tàu không đổi nên nói rằng tàu mình đứng yên.
Câu 11. Một xe chuyển động từ A về B. Nửa quãng đường đầu vận tốc của xe là v1, nửa quãng đường sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
HD:
Gọi S là độ dài quãng đường AB, gọi v là vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
Thời gian đi từ A về B là t = \(\frac{S}{v}\) (1)
Mặt khác, theo bài ra ta có t =\(\frac{{{S_{}}}}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{S}{v} = \frac{S}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}}\\ \Rightarrow v = \frac{{2{v_{1.}}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}} \end{array}\)
Câu 12. Một xe chuyển động từ A về B. Nửa quãng đường đầu vận tốc của xe là v1 = 40km/h, nửa quãng đường sau vận tốc của xe là v2 = 60km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
HD:
Gọi S là độ dài quãng đường AB, gọi v là vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
Thời gian đi từ A về B là t = \(\frac{S}{v}\) (1)
Mặt khác, theo bài ra ta có t = \(\frac{{{S_{}}}}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}} = \frac{{{S_{}}}}{{2.40}} + \frac{S}{{2.60}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\frac{S}{v} = \frac{S}{{2.40}} + \frac{S}{{2.60}} \Rightarrow v = 48km/h.\)
Với cách làm tương tự ta có thể tính được vận tốc thành phần khi biết vận tốc trung bình.
Câu 13. Một xe chuyển động từ A về B. Nửa quãng đường đầu vận tốc của xe là v1 = 40km/h, nửa quãng đường sau vận tốc của xe v2. Tính v2 biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là v = 48km/h.
HD:
Gọi S là độ dài quãng đường AB, gọi v là vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
Thời gian đi từ A về B là t = \(\frac{S}{v}\) (1)
Mặt khác, theo bài ra ta có t = \(\frac{{{S_{}}}}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}}\) = \(\frac{{{S_{}}}}{{2.40}} + \frac{S}{{2.{v_2}}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\frac{S}{{48}} = \frac{S}{{2.40}} + \frac{S}{{2.{v_2}}} \Rightarrow {v_2} = 60km/h.\)
Câu 14. Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là v1 = 40km/h, trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường tiếp theo là v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3 = 30km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
HD:
Gọi S là độ dài quãng đường AB, gọi v là vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
Thời gian đi từ A về B là t = \(\frac{S}{v}\)(1)
Mặt khác, theo bài ra ta có:
t = \(\frac{{{S_{}}}}{{3{v_1}}} + \frac{S}{{3{v_2}}} + \frac{S}{{3{v_3}}} = \frac{S}{{120}} + \frac{S}{{180}} + \frac{S}{{90}} = \frac{S}{{40}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\frac{S}{v} = \frac{S}{{40}} \Rightarrow v = 40km/h.\)
Câu 15. Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là v1 = 40km/h, trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường tiếp theo là v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3. Tính v3 biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là v = 40km/h.
HD:
Gọi S là độ dài quãng đường AB, gọi v là vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
Thời gian đi từ A về B là t = \(\frac{S}{v}\) (1)
Mặt khác, theo bài ra ta có:
t = \(\frac{{{S_{}}}}{{3{v_1}}} + \frac{S}{{3{v_2}}} + \frac{S}{{3{v_3}}} = \frac{S}{{120}} + \frac{S}{{180}} + \frac{S}{{3.{v_3}}} = \frac{S}{{72}} + \frac{S}{{3.{v_3}}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\frac{S}{{40}} = \frac{S}{{72}} + \frac{S}{{3.{v_3}}} \Rightarrow {v_3} = 30km/h.\)
Câu 16. Một xe chuyển động từ A về B. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
HD:
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe.
Độ dài quãng đường AB là: S = v.t (1)
Theo bài ta có: S = \({v_1}.\frac{t}{2} + {v_2}.\frac{t}{2}\) (2)
...
---Để xem tiếp nội dung phần các bài tập ví dụ minh họa, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập ôn tập Học kì môn Vật lý 8 năm 2020 có lời giải chi tiết trường THCS Duy Tân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !