YOMEDIA
NONE

Bài 2: Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin


Nội dung chính của bài giảng Bài 2: Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trình bày về đối tượng, mục đích học tập, nghiên cứu, một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Đối tượng, mục đích học tập, nghiên cứu

  • Đối tượng của việc học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là

Những quan điểm cơ bản mang tính chân lý bền vững của chủ nghĩa Mác - Lên in trong ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành nó.

Trong phạm vi triết học Mác - Lênin, đó là những quan điểm cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, bao gồm những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhần lý luận của thế giới quan khoa học; phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong phạm vi kinh tế học chính trị Mác - Lênin, đó là những quan điểm cơ bản trong học thuyết giá trị; học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; khái quát những quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển cao và tất yếu sẽ suy tàn của nó; đồng thời, làm phát sinh phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học, đó là những quan điểm cơ bản về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề có tính quy luật của quá trình hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và những định hướng cho hoạt động của giai cấp công nhân trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

  • Mục đích của học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là:

Nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin; hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hổ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng; trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu

Quá trình học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cần thực hiện được một số yêu cầu cơ bản sau đây:

  • Thứ nhất, những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện trong những bối cảnh cụ thể khác nhau, nhằm giải quyết những vẫh đề cụ thể khác nhau nên hình thức thể hiện tư tưởng cũng khác nhau. Vì vậy, học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải hiểu đúng tình thần, thực chất của nó; chống xu hướng kinh viện, giáo điều.
  • Thứ hai, sự hình thành, phát triển những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là một quá trình. Trong quá trình ấy, những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau. Vì vậy, học tập, nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin phải đặt chúng trong môi liên hệ với các luận điểm khác, ỗ các bộ phận cấu thành khác để thấy được sự thống nhất trong tính đa dạng và nhâ't quán của mỗi tư tưỏng nói riêng, của toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.
  • Thứ ba, học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưỏng của Đảng. Vì vậy, phải gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn thời đại để thấy sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện trong từng giai đoạn lịch sử.
  • Thứ tư, học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để đáp ứng những yêu cầu của con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời cũng phải là quá trình giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống cộng đồng xã hội.
  • Thứ năm, chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là hệ thống lý luận khép kín nhất thành bất biến, mà trái lại đó là hệ thống lý luận không ngừng phát triển trên cơ sở phát triển của thực tiễn thời đại. Vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời cũng phải là quá trình tổng kết, đúc kết kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học và tính nhân văn vốn có của nó; mặt khác, việc học tập, nghiên cứu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cần phải đặt nó trong lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại bởi nó là sự kế thừa và phát triển tính hoa của lịch sử đó.

Một số yêu cầu trên thống nhất hữu cơ với nhau, giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu không chỉ kế thừa được tình hoa của chủ nghĩa Mác - Lênin mà quan trọng hơn, nó giúp người học tập, nghiên cứu vận dụng được tính hoa ấy trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON