YOMEDIA
NONE

Bài 1: Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất


Bài giảng Bài 1: Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có nội dung trình bày về sản xuất vật chất và vai trò của nó, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo và học tập!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó

1.1 Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tính thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chât là cơ sỏ của sự tồn tại và phát triển xã hội. Theo Ph. Ăngghen, “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất. Như vậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người - đó cũng chính là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử vầ tính sáng tạo.

Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó chính là phương thức sản xuất. Vậy, khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuât của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.

Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với những đặc điểm riêng. Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỹ thuật đánh bắt tự nhiên ở trình độ hết sức thô sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo công nghiệp và công nghệ cao.

Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế. Hai phương diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương diện kỳ thuật của phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để làm biến đổi các đối tượng của quá trình sản xuất. Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thông, phương thức kỹ thuật chủ yếu của quá trình sản xuất là các công cụ kỹ thuật thủ công với quy mổ nhỏ và khép kín về phương diện kinh tế. Ngược lại, trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất lại được tiến hành với phương thức kỹ thuật cồng nghiệp và tế chức kinh tế thị trường với những quy mô ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển theo hướng phân tách và phụ thuộc vào nhau giữa các khâu kỳ thuật và tổ chức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội.

1.2 Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội

Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuât vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội; là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.

Khác với các quan điểm duy tâm về lịch sử, C. Mác đã xuất phát từ “con người hiện thực” và đi đến kết luận rằng: tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sông đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muôn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uôrig, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. Cũng vì vậy, có thể khẳng định: con người với tư cách “người”, được bắt đầu bằng sự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.

Để tiến hành quá trình sản xuất vật chất - tức quá trình cải biến giới tự nhiên, con người tất yếu phải thiết lập nên những mối quan hệ nhất định với nhau, đó chính là những quan hệ sản xuất và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà làm phát sinh những mối quan hệ xã hội khác: chính trị, đạo đức, pháp luật,... Theo c. Mác, “việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta”.

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình, sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sông xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, suy đốn cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nền sản xuất của xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đúng đắn các vân đề của đời sống xã hội thì cần phải tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ tinh trạng phát triển của nền sản xuât vật chất của xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở trình độ cao hơn nền sản xuất phong kiên chính là vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất dựa vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất công nghiệp và hình thức tổ chức kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, cũng nhờ đó mà nó có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều phương thức sản xuất phong kiến với trình độ lao động căn bản là thủ công, với hình thức tổ chức kinh tế tự cấp tự túc, khép kín. Chính vì vậy, có thể nói: các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuât ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào, với công cụ gì.

Với việc phát hiện ra vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trinh độ phát triển của nền sản xuất xã hội và do đó, với trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất. Sự thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất phản ánh xu hướng tất yếu khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người từ trình độ thấp đến trình độ ngày càng cao hơn: phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại, V.V.. Tính chất tuần tự trong quá trình thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất cũng chính là quy luật chung trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nhưng với mỗi cộng đồng xã hội nhât định, tùy theo điều kiện khách quan và chủ quan mà có thể có những biểu hiện đa dạng về con đường phát triển của nó: có tính chất đan xen giữa các phương thức sản xuâl trong một thời kỳ phát triển hoặc có những bước bỏ qua một hay một vài phương thức sản xuất nào đó (với tư cách là phương thức sản xuất có tính chât phổ biến, giữ vai trò chủ đạo) và tiến thẳng Iên phương thức sản xuất cao hơn. Đó chính là sự biểu hiện của tính thống nhất trong tính đa dạng về con đường phát triển của mỗi cộng đồng người nhât định, tạo nên tính chất phong phú của lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, dù lịch sử của mỗi cộng đồng người có phát triển phong phú, đa dạng như thế nào, thậm chí có những giai đoạn phát triển phải trải qua những con đường vòng nhưng rốt cuộc lịch sử vẫn tuân theo xu hướng chung là phát triển theo chiều hướng đi lên từ phương thức sản xuât ở trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

2.1 Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức,... của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trĩnh sản xuất,...). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lượng sản xuất của các quá trình sản xuât Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tô'vật chất và tinh thần tạo thành sức manh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Như vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trĩnh độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.

Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, “người lao động” là nhân tố giữ vai trò quyết định. Bởi vì, suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh phục giới tự nhiên.

Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuât. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được, mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức xã hội của quá trình sản xuất ấy.

Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thôrìg nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thông nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là “hình thức xã hội ” của quá trình đó. Trong đời sống hiện thực, không có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đôi tượng vật chat tự nhiên nào lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó. Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phô’ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và phân phối kết quả của quá trình sản xuất. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thế được duy trì, khai thác - sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thế được duy trì, khai thác - sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế - xã hội nhất định.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuẫt chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuâl là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu phù hợp sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, không phù hợp sẽ có tác dụng tiêu cực.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thông nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt dối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế - xã hội xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất, tái sản xuâl của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhát của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa chúng. Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác đã từng chỉ ra rằng: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chát của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có..., trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát trien. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuât, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuât cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuât mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới.

Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình di từ sự thông nhát đến những khác biệt và đối lập, xung đột, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những sự thay đôi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trinh phát triển của nền sản xuât xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự, lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.

Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nội dung cơ bản của “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất, nền sản xuất vật chât và do đó là sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON