Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 446327
Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thiết lập quan hệ.
- B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực cá nhân.
- D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 446328
"Anh V có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh".
Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh V?
- A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
- B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
- D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 446329
Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- B. Năng lực chuyên môn.
- C. Năng lực định hướng chiến lược.
- D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 446330
Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thiết lập quan hệ.
- B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực cá nhân.
- D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 446331
Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- B. Năng lực chuyên môn.
- C. Năng lực định hướng chiến lược.
- D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 446332
Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- B. Năng lực chuyên môn.
- C. Năng lực định hướng chiến lược.
- D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 446333
Việc làm của chị M trong trường hợp dới đây đã thể hiện năng lực nào của chủ thể kinh doanh?
"Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần".
- A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
- B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- D. Năng lực thiết lập quan hệ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 446334
Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thiết lập quan hệ.
- B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực cá nhân.
- D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 446335
Sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin của các chủ doanh nghiệp đem đến các lợi ích gì cho doanh nghiệp đó?
- A. Có thêm được những điểm khác biệt trong việc kinh doanh.
- B. Thực hiện được các khả năng kinh doanh vượt trội hơn.
- C. Nắm bắt được các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.
- D. Đưa ra được các kế sách cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 446336
Vì sao việc có ý chí trong kinh doanh lại cần thiết?
- A. Để tạo ra được các giá trị cần thiết trong công việc.
- B. Để có được động lực vượt qua khó khăn và thử thách, chống lại các cám dỗ trong thương trường.
- C. Làm tốt được các nhiệm vụ đề ra trong quá trình kinh doanh.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.