Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 449548
Hành vi nào của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
"L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc".
- A. Tự ý vào phòng của H mà chưa được sự đồng ý.
- B. Tự ý xem nhật kí của H mà chưa được sự đồng ý.
- C. Liên hệ với P yêu cầu P chấm dứt tình cảm với H.
- D. Chia sẻ chuyện riêng tư của H cho bố mẹ H biết.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 449549
Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
- A. Nghe thấy chuông điện thoại của K reo, B đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.
- B. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.
- C. Anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.
- D. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 449550
Trong trường hợp dưới đây, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
"K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí".
- A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
- B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
- C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
- D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 449551
Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ hậu quả nào sau đây?
- A. xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
- B. gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
- C. ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
- D. người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 449552
Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị xử lí như thế nào?
- A. bị xử phạt hành chính.
- B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
- C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 449557
Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảm đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi nào?
- A. bảo quản bưu phẩm đường dài.
- B. tự tiêu hủy thư gửi nhầm địa chỉ.
- C. chủ động định vị nơi giao nhận.
- D. thay đổi phương tiện vận chuyển.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 449562
Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều được pháp luật quy định như thế nào?
- A. được bảo vệ.
- B. bị nghiêm cấm.
- C. được khuyến khích.
- D. không vi phạm pháp luật.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 449564
Theo quy định pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa những gì?
- A. tài liệu, bí mật kinh doanh.
- B. công cụ, phương tiện phạm tội.
- C. giấy ủy quyền giao dịch dân sự.
- D. giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 449566
Trong trường hợp dưới đây, hành vi của chị A đã vi phạm quyền nào của công dân?
"Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty)".
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.
- B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
- C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- D. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 449567
Trong tình huống sau, nếu là anh V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?
"Là bạn thân của nhau, nhưng M thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh V (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh V giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người".
- A. Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.
- B. Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
- C. Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.
- D. Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.