Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 441674
Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là
- A. CnH2nO2.
- B. CnH2n+2O2.
- C. CnH2n+1O2.
- D. CnH2n-1O2.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 441675
Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là
- A. formic acid.
- B. methyl formate.
- C. acetic acid.
- D. alcohol propylic.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 441676
Ngày 2/4/ 2019, trang web của thành phố Osaka đã đăng tải thông tin về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam chứa benzoic acid – một hóa chất bị cấm sử dụng trong tương ớt Nhật Bản.Công thức phân tử của benzoic acid là
- A. C6H6O2
- B. C7H8O2
- C. C7H6O
- D. C7H6O2
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 441677
Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
- A. Cu, CuO, HCl.
- B. NaOH, Cu, NaCl.
- C. Na, NaCl, CuO.
- D. NaOH, Na, CaCO3.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 441678
Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:
(1) Lên men giấm alcohol ethylic.
(2) Oxi hóa không hoàn toàn ethanal.
(3) Oxi hóa không hoàn toàn butane.
(4) Cho methanol tác dụng với carbon oxide.
Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo acetic acid là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 441679
Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:
- A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
- B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
- C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
- D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 441680
Oxalic acid có vị chua của
- A. giấm.
- B. chanh.
- C. me.
- D. khế.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 441681
Malonic acid có công thức là
- A. CH3-COOH.
- B. CH2=CH-COOH.
- C. C6H5-COOH.
- D. HOOC-CH2-COOH.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 441682
Hỗn hợp X gồm acetic acid, formic acid và oxalic acid. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O (đktc). Giá trị của y là
- A. 0,2.
- B. 0,3.
- C. 0,6.
- D. 0,8.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 441683
Acrylic acid (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch
- A. Na2CO3.
- B. Br2.
- C. NaCl.
- D. Ca(HCO3)2.