Phần hướng dẫn giải bài tập Toán 8 Kết nối tri thức Bài 27 Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Toán 8 Tập 2 – Kết nối tri thức.
-
Mở đầu trang 40 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Hình 7.1 là biểu đồ đoạn thẳng mô tả sản phẩm tiêu thụ ô tô của thị trường Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020. Em hãy cho biết trong tháng nào thì số lượng ô tô tiêu thụ là ít nhất?
-
Hoạt động 1 trang 40 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Quãng đường đi được S (km) của một ô tô chuyển động với vận tốc 60km/h được cho bởi công thức \(S=60t\), trong đó t(giờ) là thời gian ô tô di chuyển.
a) Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của S khi t nhận các giá trị lần lượt là 1, 2, 3, 4 (giờ)?
b) Với mỗi giá trị của t, ta xác định được bao nhiêu giá trị tương ứng của S?
-
Hoạt động 2 trang 40 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Nhiệt độ T (°C) tại các thời điểm t (giờ) của Hà Nội vào một ngày được cho trong bảng sau:
t (giờ)
0
4
8
12
16
20
T (°C)
24
25
27
30
28
27
a) Hãy cho biết nhiệt độ của Hà Nội vào thời điểm 12 giờ trưa ngày hôm đó?
b) Với mỗi giá trị của t, ta xác định được bao nhiêu giá trị tương ứng của T?
-
Luyện tập 1 trang 41 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Viết công thức tính thời gian di chuyển trên quãng đường dài 150 km với vận tốc không đổi v (km/h). Thời gian di chuyển t có phải là một hàm số của vận tốc v không? Tính giá trị của t khi v=60 (km/h)?
-
Vận dụng trang 41 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Trở lại tình huống mở đầu, em hãy cho biết:
a) Tháng nào thì số lượng ô tô tiêu thụ ít nhất và số lượng ô tô tiêu thụ trong tháng đó là bao nhiêu?
b) Nếu gọi y là số lượng ô tô tiêu thụ trong tháng x (x ∈ {1; 2; 3; 4; 5}) thì y có phải là một hàm số của x không? Tính giá trị của y khi x=5?
-
Câu hỏi trang 42 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Hãy cho biết toạ độ của gốc O?
-
Luyện tập 2 trang 43 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
a) Xác định tọa độ của các điểm M, N, P, Q trong Hình 7.5?
b) Xác định các điểm R(2; - 2) và S(- 1; 2) trong Hình 7.5?
-
Tranh luận trang 43 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
- Pi: Những điểm có cả hoành độ và tung độ đều âm nằm ở góc phần tư thứ mấy?
- Vuông: Em nghĩ nằm ở góc phần tư thứ II.
- Tròn: Không đúng, em nghĩ nằm ở góc phần tư thứ III.
Ý kiến của em thế nào?
-
Hoạt động 3 trang 44 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Hàm số \(y=f(x)\) được cho bởi bảng sau:
x
-2
-1
0
1
2
y= f(x)
-1
0
1
2
3
a) Viết tập hợp {(x; y)} các cặp giá trị tương ứng của x và y?
b) Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số trên. Tập hợp các điểm này gọi là đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) đã cho?
-
Luyện tập 3 trang 44 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Vẽ đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) cho bởi bảng sau:
x
-3
-1
1
2,5
y
4
3,5
2
0
-
Bài 7.18 trang 44 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y cho bởi các bảng sau. Đại lượng y có phải là một hàm số của x không?
-
Bài 7.19 trang 45 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Cho hàm số: \(y=f\left( x \right)=\frac{4}{x}\).
a) Tính f(- 4); f(8)?
b) Hoàn thành bảng sau vào vở?
x
-2
?
2
3
?
y = f(x)
?
-4
?
?
8
-
Bài 7.20 trang 45 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
a) Xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D trong Hình 7.8?
b) Xác định các điểm E (0; - 2) và F (2; - 1) trong Hình 7.8?
-
Bài 7.21 trang 45 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Hàm số \(y=f(x)\) được cho bởi bảng sau:
x
-2
-1
0
1
2
y=f(x)
-5
-2,5
0
2,5
5
Vẽ đồ thị của hàm số \(y = f(x)\)?
-
Bài 7.22 trang 45 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Cân nặng và tuổi của bốn bạn An, Bình, Hưng, Việt được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ như Hình 7.9.
Do số liệu về tuổi và cân nặng rất chênh lệch nên tỏng Hình 7.9, ta đã lấy một đơn vị dài trên trục tung bằng 5 lần đơn vị dài trên trục hoành. Hãy cho biết:
a) Ai là người nặng nhất và nặng bao nhiêu?
b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?
c) Bình và Việt ai nặng hơn và ai nhiều tuổi hơn?
d) Thay dấu "?" bằng số thích hợp để hoàn thành bảng sau vào vở:
Tên
An
Bình
Hưng
Việt
Tuổi
?
?
?
?
Cân nặng (kg)
?
?
?
?
Theo bảng đã hoàn thành, cân nặng có phải hàm số của tuổi không?
-
Bài 7.23 trang 45 SGK Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 - KNTT
Hình 7.10 là đồ thị của hàm số mô tả nhiệt độ T (°C) tại các thời điểm t (giờ) của một thành phố ở châu Âu từ giữa trưa đến 6 giờ tối.
a) Tìm T(1), T(2), T(5) và giải thích ý nghĩa các con số này?
b) Trong hai giá trị T(1) và T(4), giá trị nào lớn hơn?
c) Tìm t sao cho T (t) = 5?
d) Trong khoảng thời gian nào thì nhiệt độ cao hơn 5°C?
-
Bài tập 7.17 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y cho bởi các bảng dưới đây. Đại lượng y có phải là một hàm số của x không ?
a)
b)
-
Bài tập 7.18 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Mối quan hệ giữa số tháng tuổi x (tháng) và cân nặng y (kg) của một em bé trong 6 tháng đầu đời được cho bởi bảng sau:
Hỏi cân nặng y của em bé đó có phải là hàm số của số tháng tuổi x không?
Hãy xác định cân nặng của em bé đó lúc 4 tháng tuổi.
-
Bài tập 7.19 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Cho hàm số y = f(x) = 2x2 – 1.
a) Tính f(0); f(–1).
b) Hoàn thành bảng sau:
c) Tìm tất cả các giá trị x sao cho y = 17.
-
Bài tập 7.20 trang 26 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
a) Xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D trong hình bên.
b) Xác định các điểm E(0; – 1) và F(–2; 3) trong hình bên.
-
Bài tập 7.21 trang 27 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Hàm số y = f(x) được cho trong bảng sau:
Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x).
-
Bài tập 7.22 trang 27 SBT Toán lớp 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Hệ thức y2 + x2 = 1 có xác định một hàm số y = f(x) không? Vì sao?
-
Bài tập 7.23 trang 27 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy biểu thị diện tích S của hình chữ nhật dưới dạng một hàm số của chiều dài x nếu chiều dài của hình chữ nhật gấp đôi chiều rộng?
-
Bài tập 7.24 trang 27 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Đồ thị sau biểu diễn vận tốc xe máy v (tính bằng km/h) của anh Nam dưới dạng một hàm số của thời gian t (tính bằng phút).
Dựa vào đồ thị trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Anh Nam đi nhanh nhất trong khoảng thời gian nào ?
b) Vận tốc của anh Nam bằng 0 trong khoảng thời gian nào ?
c) Vận tốc của anh Nam trong khoảng thời gian từ 2 phút đến 4 phút là bao nhiêu ?
d) Trong khoảng thời gian nào anh Nam đi với vận tốc 38 km/h ?