YOMEDIA
NONE

Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu


Trong bài học này chúng ta sẽ làm quen với nội dung bài Thu thập và phân loại dữ liệu. Với bài học này, các em sẽ biết cách thu thập dữ liệu và phân loại số liệu. Đây là một bài toán căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em học tập thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thu thập dữ liệu

Nhận xét:

Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như: Thu thập từ các nguồn có sẵn, phỏng vấn, lập phiếu câu hỏi, quan sát, làm thí nghiệm,...Chúng ta cần tìm phương pháp phù hợp với lĩnh vực, mục đích cần thu thập.

 

1.2. Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí

Dữ liệu định tính được chia thành hai loại:

 - Dữ liệu định tính là dữ liệu thể hiện cách gọi tên.

 Ví dụ: giới tính, màu sắc, nơi ở, nơi sinh,...

 - Dữ liệu biểu thị thứ bậc là dữ liệu thể hiện sự hơn kém.

 Ví dụ: mức độ hài lòng, trình độ tay nghề, khối lớp,...

 

Dữ liệu định lượng nhận giá trị thực và được chia thành hai loại:

 - Loại rời rạc là dữ liệu chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm.

 Ví dụ: cỡ giày, số học sinh, số ngày công, số vật nuôi,...

 - Loại liên tục là dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó.

 Ví dụ: chiều dài, khối lượng, thu thập, thời gian,...

 

1.3. Tính hợp lí của dữ liệu

 Có thể kiểm tra định dạng của dữ liệu hoặc mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu thống kê để nhận biết tính hợp lí của dữ liệu và các kết luận dựa trên các dữ liệu thống kê đó.

Bài tập minh họa

Bài 1. Đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu cho các vấn đề sau:

a) So sánh tổng số huy chương vàng nhận được ở SEA Games 32 của Việt Nam và Thái Lan.

b) Số học sinh đạt điểm 8 trở lên môn Ngữ Văn của học sinh lớp 7A.

c) Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng nền tảng mạng xã hội Facebook.

d) Tổng số học sinh Giỏi của một trường Trung học cơ sở.

 

Hướng dẫn giải

a) Phương pháp thu thập: Thu thập từ nguồn có sẵn như sách, báo, Internet, …

b) Phương pháp thu thập: Lập phiếu khảo sát, phỏng vấn các học sinh trong lớp.

c) Phương pháp thu thập: Phỏng vấn, lập phiếu khảo sát.

d) Phương pháp thu thập: Thu thập từ nguồn có sẵn như báo, Internet,… hoặc phỏng vấn, lập phiếu khảo sát.

 

Bài 2. Cho các dữ liệu sau:

- Các môn thể thao yêu thích của lớp 7A: Đá bóng, bóng rổ, cầu lông, bơi;

- Đánh giá của các bạn học sinh về chất lượng bài giảng: Tốt, Xuất sắc, Khá, Trung bình;

- Cân nặng (đơn vị kilôgam) của 5 bạn trong lớp: 43, 42, 45, 48, 50;

- Tên một số môn học của khối 7: Toán, Ngữ văn, Địa lí, …

- Màu sắc khi chín của một số loại trái cây: vàng, cam, đỏ, …;

- Điểm trung bình môn Toán của một số bạn học sinh: 5,5; 6,5, 7,8; …

a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục? Vì sao?

 

Hướng dẫn giải

a) Các môn thể thao yêu thích của lớp 7A; Đánh giá của các bạn học sinh về chất lượng bài giảng; Tên một số môn học của khối 7; Màu sắc khi chín của một số loại trái cây là các dữ liệu định tính.

Cân nặng (đơn vị kilôgam) của 5 bạn trong lớp; Điểm trung bình môn Toán của một số bạn học sinh là các dữ liệu định lượng.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu “Đánh giá của các bạn học sinh về chất lượng bài giảng” có thể so sánh hơn kém.

c)Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu “Cân nặng (đơn vị kilogam) của 5 bạn trong lớp” là dữ liệu liên tục vì nó có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó.

3. Luyện tập Bài 1 Chương 4 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Qua bài học này, các em sẽ hoàn thành một số mục tiêu mà bài đưa ra như sau: 

- Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệu.

- Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục.

- Kiểm tra được tính hợp lí của dữ liệu.

3.1 Trắc nghiệm Bài 1 Chương 4 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chương 4 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 91 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Khám phá 1 trang 91 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Thực hành 1 trang 92 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Vận dụng 1 trang 92 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Vận dụng 2 trang 92 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Khám phá 2 trang 92 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Thực hành 2 trang 93 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Vận dụng 3 trang 94 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Khám phá 3 trang 94 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Thực hành 3 trang 95 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Vận dụng 4 trang 96 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Bài 1 trang 96 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Bài 2 trang 96 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Bài 3 trang 96 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Bài 4 trang 97 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

Bài 5 trang 97 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST

4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 4 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF