YOMEDIA
NONE

Bài 2: Làm việc với hệ điều hành Windows 7 trong môi trường đồ hoạ


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Làm việc với hệ điều hành Windows 7 trong môi trường đồ hoạ sau đây để tìm hiểu về phiên làm việc hệ điều hành Windows, giao tiếp trong môi trường đồ hoạ Windows.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Phiên làm việc hệ điều hành Windows

Để làm việc với máy tính, đầu tiên người sử dụng cần phải cài chương trình hệ điều hành (Windows) vào máy tính. Tại mỗi phiên làm việc, hệ điều hành Windows gồm các công việc cụ thể sau:

Nạp hệ điều hành: Bắt đầu phiên làm việc với máy tính, người sử dụng cần nạp chương trình hệ điều hành bằng cách bật công tắt nguồn (khi máy đang ở trạng thái tắt), nhấn nút reset (nếu máy đang ở trạng thái hoạt động và trên máy có nút này). Khi nạp hệ điều hành, các chương trình có sẵn trong ROM sẽ kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được kết nối với máy tính. Sau đó, thực hiện tìm chương trình khởi động (thường đặt ở ổ C) dể nạp vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó. Chương trình khới động sẽ tìm các mô đun cần thiết của hệ điều hành trên đĩa khởi động và nạp chúng vào bộ nhớ trong.

Đăng nhập hệ thống: Khởi động chương trình hộ điều hành, có hai trường hợp xảy ra:

  • Hệ diều hành tự động khởi động (không cần đăng nhập), nếu máy tính đang đặt chế độ đăng nhập tự động.
  • Người sử dụng phải nhập mật khẩu đăng nhập vào ô Password để đăng nhập vào hệ thống, nếu không đặt chế độ đăng nhập tự động (hình 2.1).

Hình 2.1. Chọn tài khoản dăng nhập và màn hình đăng nhập trong Windows XP

Làm việc trong môi trường giao tiếp hệ điều hành Windows: Hệ điều hành Windows cho phép người sử dụng làm việc với các chương trình máy tính trong một môi trường thân thiện thông qua các thiết bị ngoại vi phổ biến là chuột, bàn phím và màn hình. Các thao tác cụ thể được thực hiện trên các biểu tượng, cửa sổ và menu rất trực quan.

Ra khỏi hệ thống: Kết thúc phiên làm việc, phải chọn chế độ ra khỏi hệ thống bằng cách nhấp chuột vào nút Start và chọn Turn Off Computer, một hộp thoại sõ xuất hiện như Hình 2.2, nhấp chuột dể chọn chế độ thoát ra khỏi hệ thống tương ứng. Các lựa chọn ra khỏi hệ thống bao gồm:

Hình 2.2. Cửa sỗ chọn chế độ thoát khỏi hệ thống

Tắt máy (Shut Down hoặc Turn Off): Khi chọn chế độ này, hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống, sau đó tắt nguồn. Chế độ này là cách tắt máy an toàn, mọi thay đổi trong thiết đặt hệ thống dược lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt. Dữ liệu trong RAM bị xoá đi.

Tạm ngừng (Stand By): Chọn chế độ này đế máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động trở lại ngay lập tức. Khi ở chế độ này, nếu xảy ra mất điện (nguồn bị tắt) các thông tin trong RAM sẽ bị mất. Vì vậy, trước khi tắt máy bằng Stand By, cần phải lưu thông tin về các công việc đang được thực hiện. Người ta thường chi chọn chế dộ này khi muốn tạm ngừng hoạt động của máy tính trong một thời gian ngắn.

Ngủ đông (Hibernate): Chọn chế độ này để tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng. Khi khởi động, lại máy tính, toàn bộ trạng thái làm việc của các chương trình trước khi hibernate được khôi phục trở lại, các chương trình vẫn đang thực hiện như cũ. 

Restart: Chọn nút này máy tính sẽ thực hiện liên tiếp hai công việc là tắt máy để kết thúc phiên làm việc hiện tại, sau đó nạp hệ điều hành để bắt đầu khởi động phiên làm việc tiếp theo.

2. Giao tiếp trong môi trường đồ hoạ Windows

2.1 Sử dụng chuột (mouse)

Thiết bị chuột giúp người sử dụng thao tác nhanh và tiện lợi hơn trong Windows. Chuột thường gồm hai phím bấm trái (left) và phải (right). Một số chuột còn có thêm thêm nút cuộn để di chuyển các vùng làm việc bị khuất. Còn có một diổm đánh dấu trên màn hình gọi là con trỏ (cursor); khi chuột di chuyên, con trỏ này cũng di chuyên theo, cỏ năm thao tác cơ bản với chuột dưới đây:

  • Click (kích, nhấn, nháy hay nhấp) trỏ chuột vào dối tượng và nhấn nút trái chuột rồi thả ngay. Thao tác này thường dùng để chỉ định một đối tượng hoặc kích hoạt một công việc. Ý nghĩa của việc bấm nút trái hay phải là khác nhau. Nhấp chuột trái dùng dể đánh dấu hoặc thi hành, nhấp chuột phải thường để xem thuộc tính (properties) của đối tượng hoặc mở ra một danh sách các công việc có thể làm với dối tượng đó.
  • Double click (nhấp đúp, nhấn đúp, nháy đúp hay kích đúp) trỏ chuột vào đối tượng, nhấn nhanh nút trái hai lần liên tiếp. Nhấp đúp thường được dùng để thi hành công việc tương ứng với đối tượng.
  • Chọn một vùng: nhấn nút trái một lần ở đầu vùng cần chọn, giữ nút trái và di chuyển con trỏ chuột sang phải, xuống dưới đến hểt vùng cần chọn.
  • Chọn nhiều đổi tượng: nhấn và giữ phím Crtl trên bàn phím, đồng thời lần lượt nhấn nút trái vào các đổi tượng cần chọn.
  • Drag and Drop (kéo và thả) trỏ chuột vào đối tượng, nhấn nút trái và giữ nguyên nút nhấn, đồng thời di chuột tới vị trí mới và thả nút nhấn ra. Động tác rê thường dược dùng để chuyển đối tượng từ chỗ này tới chỗ khác.

2.2 Các biểu tượng (icon)

Các đối tượng mà Windows quản lí có thể thể hiện theo nhiều kiểu khác nhau, trong đó có kiểu biểu tượng. Mỗi biểu tượng là một ảnh nhỏ, có sức biểu cảm về đối tượng. Để làm việc với các đối tượng chi cần nhấp đúp chuột vào biểu tượng tương ứng.

Hình 2.3 Biểu tượng trên Desktop

2.3 Thực đơn (menu)

Thực đơn là một bảng chọn các công việc hoặc các đối tượng. Thực đơn là một bảng các dòng chữ, có thể kèm theo cà biểu tượng (Hình 2.4). Thực đơn có thể có nhiều cấp, một chức năng nào đó trong thực đơn lại là một thực đơn khác.

Trong Windows, cấp trên cùng của thực đơn thường được tổ chức dàn theo chiều ngang. Mồi lựa chọn của cấp trên cùng thường tương ứng với một nhóm chức năng. Khi nhấp chọn vào mỗi thực đơn con cấp trên cùng thì một thực đơn mới tương ứng với nhóm chức năng ấy sẽ được hiển thị, che lấp vùng làm việc. Loại thực đơn này gọi là thực đơn kéo thả (pull-down menu).

2.4 Cửa sổ (Windows) 

Trong Windows, vùng làm việc được đặt trong một hình chữ nhật gọi là cửa sổ. Trên mỗi cửa sổ có các nút chức năng để thao tác nhanh như:

  • Thu ứng dụng về thanh taskbar: nhấn nút
  • Mở rộng cửa sổ tới mức tối đa, chiếm toàn bộ màn hình, hoặc nếu đã mờ rộng tới mức tối đa rồi thì thu nhỏ kích thước của cửa sổ: nhấn nút
  • Đóng cửa sổ: nhấn nút 

2.5 Thực đơn Start (Start menu) và thanh tác vụ (Task bar)

Nút Start và thanh tác vụ thường nằm ngang dưới đáy màn hình sau khi khởi động Windows. Thông thường, thanh tác vụ luôn luôn đặt ở chế độ nhìn thấy được.

  • Nút Start: chứa nhóm chức năng cần thiết cho phép người sử dụng làm việc trong môi trường Windows. Thực đơn này luôn có một số thành phần cơ bản sau:
  • All Programs: hiền thị danh sách các chương trình dể có thể lựa chọn và thi hành.
  • Documents: đưa ra danh sách các tài liệu (văn bản, bảng tính,...) đã lưu vào trước đó và có thổ mở ra để làm việc. Đây là một thư mục được tạo mặc định khi cài đặt hệ điều hành Windows.

Hình 2.4. Thực đơn Start và thanh tác vụ

  • Control Panel: là nơi thiết lập cấu hình cho hầu hết tất cả các thành phần của Windows. Người sử dụng có thể tuỳ biến các thành phần này cho phù họp với nhu cầu và sở thích của mình. Ví dụ, thiết lập chế độ âm thanh, thời gian, chuột, tài khoản người sử dụng, cấu hình mạng,...
  • Search programs and files: tìm kiếm thông tin chứa trong bộ nhớ máy tính.
  • Computer: nhấp chuột vào Computer để xem các thông tin dữ liệu chứa trong bộ nhớ ngoài của hệ thống máy tính.
  • Shut Down: vào đây để kết thúc phiên làm việc với hệ điều hành.
  • Thanh tác vụ (Taskbar): Khi thực hiện một chương trình hoặc mở một cửa sổ, trên thanh Taskbar xuất hiện một nút thể hiện chương trình hoặc cửa sổ đang được mở. Tại một thời điểm có thể có nhiều cửa sổ được mở đê làm việc. Người sử dụng có thể chuyển tới các cửa sổ khác nhau bằng cách nhấp chuột vào các nút trên thanh Taskbar hoặc nhấn tô hợp phím Alt + tab trên bàn phím.

2.6 Màn hình nền (Desktop)

Desktop là màn hình đầu tiên hiển thị sau khi khởi động Windows và thường trực trong suốt quá trình làm việc. Desktop được xem là môi trường , làm việc chính của Windows.

Hình 2.5. Màn hình nền Desktop

Trên Desktop của Windows thường được bố trí rất nhiều biểu tượng , khác nhau. Trong đó có nhừng.biểu tượng thông dụng mặc định hiển thị sau khi cài hệ điều hành, ví dụ Recycle Bin (Thùng rác), Computer,...

Các biểu tượng còn lại là do người sử dụng tự tạo hoặc khi cài đặt các \ chương trình ứng dụng (ví dụ Google Chrome trong hình 2.5).

Để thực hiện các thao tác trên màn hình nền, cần di chuyển con trỏ vào vùng trống của màn hình nền, nhấp chuột phải. Một menu lệnh sẽ hiển thị như hình 2.6 cho phép thực hiện các thao tác cơ bản sau:

Hình 2.6. Thực đơn chức năng trên màn hình nền

  • View: chọn chế độ hiển thị cho các đối tượng trên màn hình nền.
  • Sort by: sắp xểp các đối tượng trên màn hình nền.
  • Refresh: làm tưoi mới lại RAM.
  • New: để tạo mới đối tượng tệp hay thư mục.
  • Gadgets: nhúng một số đổi lượng mở rộng như đồng hồ, lịch, hiệu ứng trình chiếu ảnh,... lên màn hình nền.
  • Personalize: để thay dổi các thiết dặt về chế độ hiển thị màn hình như ảnh nền, độ phân giải,...
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON