YOMEDIA
NONE

Bài 1: Giới thiệu chương trinh Windows Movie Maker


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Giới thiệu chương trình Windows Movie Maker sau đây để tìm hiểu về chức năng của Windows Movie Maker, khởi động Windows Movie Maker, màn hình làm việc, các thao tác với dự án phim.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Chức năng của Windows Movie Maker

Windows Movie Maker có hai chức năng chính là dựng phim và chỉnh sửa phim. Người sử dụng có thể tạo ra các đoạn phim từ các tư liệu là các file ảnh, file âm thanh, file video. Cụ thể, WMM cung cấp các kĩ thuật biên tập hình ảnh, âm thanh, kĩ xảo cho phim tương đối đầy đủ. Mặt khác, các công việc chỉnh sửa phim như chia phim thành nhiểu đoạn, ghép các đoạn phim với nhau, cắt bỏ một phần của phim, tách âm thanh, thay đổi phần âm thanh, làm phụ để,... được thực hiện dễ dàng trong WMM. Ngoài ra, WMM cung cấp tính năng xuất phim ra đĩa CD, DVD một cách nhanh chóng, chia sẻ phim thông qua mạng Internet.

Khi bắt đầu việc dựng phim với WMM, cần tạo một file có phẩn mở rộng là MSWMM còn gọi dự án phim (project). File dự án này lưu toàn bộ các thông tin của phim: tư liệu hình ảnh, âm thanh, video; các văn bản chèn vào phim; thông tin về thời lượng của từng phần và toàn bộ phim; các kĩ xảo, hiệu ứng sử dụng trong phim.

2. Khởi động Windows Movie Maker

Khởi động Windows Movie Maker bằng cách nháy chuột vào dòng tên chương trình theo đường dẫn:

  • Start/Programs/Windows Movie Maker 2.0 (đối với Windows XP)
  • Start/All Programs/Windows Movie Maker 2.6 (đối với Window 7)

Một cách khác: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Windows Movie Maker 2.6  (nếu có) trên màn hình nền (Desktop).

Sau khi khởi động, màn hình làm việc của WMM như Hình 5.1.

Màn hình làm việc của Witidown Movie Maker

Hình 5.1. Màn hình làm việc của Witidown Movie Maker

3. Màn hình làm việc

Phía trên màn hình làm việc của WMM gốm có thanh tiêu đế, thanh bảng chọn và thanh công cụ.

Thanh tiêu đề: Giống như mọi màn hình làm việc của các ứng dụng khác, phía trái của thanh tiêu đề là tên của dự án phim (ở Hình 5.1 là Untitled), tiếp đến là tên của ứng dụng Windows Movie Maker, phía bên phải là ba nút lệnh (theo thứ tự từ trái qua phải): (1) Cực tiểu (Minimize)
cửa sổ đe thu nhỏ cửa sổ vế thanh taskbar; (2) Cực đại (Maximize) cửa sổ hoặc khôi phục cửa sổ (Restore down) vể trạng thái trước đó và (3) Đỏng (Close) cửa sổ đang mở.

Thanh bảng chọn (menu): Gồm có bảy nhóm lệnh File, Edit, View, Tools, Clip, Play, Help. Khi nháy chuột vào một nhóm lệnh sẽ xuất hiện một bảng chọn gõm các lệnh trong nhóm. Tiếp tục nháy chuột vào tên một lệnh nào đó để thực hiện. Bên phải tên mỗi lệnh trong bảng chọn nếu có một hoặc một nhóm phím tắt như Page down, F9, Ctrl + c, Ctrl + V, Ctrl + Shift + I,... thì đây là các phím, tổ hợp phím tắt cho lệnh tương ứng. Tức là, nhấn tổ hợp phím tương ứng để thực hiện lệnh thay vì nháy chuột vào nhóm lộnh và vào tên lệnh.

Thanh công cụ: Chứa một sổ nút lệnh thông dụng như New Project (tạo mới dự án), Save Project (lưu dự án), open Project (mở dự án), Task (làm xuất hiện bảng tác vụ),...

Phần giữa màn hình làm việc WMM từ trái sang phải gổm có Movie Task (bảng tác vụ), Collection: Collections (các bộ sưu tập), Preview (màn hình xem trước):

Movie Task: Chứa một số lệnh thông dụng khi biên tập phim và được chia làm 3 nhóm:

  • Capture Video (Nhập dữ liệu cho phim): gồm 3 lệnh để nhập ảnh, nhập âm thanh, nhập đoạn phim chuẩn bị tư liệu để dựng phim.
  • Edit Movie (Hiệu chỉnh phim): chứa các lệnh để thêm hiệu ứng, tiêu đề cho phim.
  • Finish Movie (Xuất bản phim): chứa các lệnh xuất bản phim ra các dạng khác nhau. Các lệnh trong bảng tác vụ cũng có trong thanh bảng chọn, nhưng các lệnh thường xuyên sử dụng được đặt tại bảng tác vụ giúp cho người sử dụng dễ dàng thao tác hơn. Nếu không thấy bảng tác vụ xuất hiện ở phía bên trái màn hình, nháy chuột vào nút Task trên thanh công cụ.

Collections: Gốm có ba bộ sưu tập là Video Effects (các hiệu ứng trên phim), Video Transitions (các hiệu ứng chuyển cảnh) và Collections. Collections chứa các file ảnh, file âm thanh, đoạn phim làm tư liệu để dựng phim. Các tư liệu này được đưa vào Collections khi thực hiện các lệnh trong nhóm lệnh Capture Video. Lưu ý rằng, chi những tư liệu trong Collections mới có thể đưa vào trong phim. Cách đưa tư liệu vào Collections, tạo mới, đặt tên, xoá bỏ các thư mục con của Collections sẽ được trình bày trong mục 5.2.

Preview: Màn hình này giống như một cửa sổ của chương trình Windows Media Player. Sử dụng khung Preview này duyệt phim, nhạc trong Collections để đánh dấu các đoạn cán cắt bỏ, cán tách phim hoặc cần chụp lấy ảnh. Các hiệu ứng trên phim, hiệu ứng chuyển cảnh cũng được quan sát trước tại khung này để xem có phù hợp chèn vào phim hay không. Ngoài ra, có thể xem kết quả đoạn phim dang dựng khi xuất bản sẽ như thế nào (lúc này chưa xuất bản phim), đã phù hợp với yêu cáu đặt ra hay chưa.

Phía dưới màn hình làm việc của WMM là khung Storyboard/Timeline (phản đoạn/thời gian). Tại một thời điểm chỉ hiển thị khung Storyboard hoặc khung Timeline.

Khung Storyboard (Hình 5.2.a): hiển thị cho biết phác thảo của phim gồm phân đoạn nào. Mỗi phân doạn có thể là một ảnh hoặc một đoạn phim. Ngoài ra, còn hiển thị hiệu ứng chuyển cảnh giữa các phân đoạn và hiệu ứng trên từng phân đoạn. Tại khung Storyboard, dễ dàng thực hiện sắp xếp lại thứ tự các phân đoạn, thêm/bớt hoặc thay đổi hiệu ứng cho phim.

Khung Timeline (Hình 5.1.b): hiển thị và cho phép tăng giảm thời lượng của từng phân đoạn, hiệu ứng chuyển cảnh, tiêu dề trong phim. Ngoài ra, có thể thực hiện chia phim thành nhiều đoạn, ghép nhiều doạn phim thành một đoạn phim, cắt bỏ một phần của phim và mọi hiệu chỉnh khác về phần âm thanh cũng được thực hiện tại khung Timeline.

Khung Storyboard

a. Khung Storyboard

Khung Timeline

b. Khung Timeline

Hình 5.2. Khung Storyboard và khung Timeline

Để chuyển đồi hiển thị giữa khung Storyboard và khung Timeline, thực hiện theo một trong các cách sau:

  • Cách 1: Nháy chuột vào nhóm View trên thanh bảng chọn, chọn lệnh Timeline hoặc Storyboard.
  • Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + T.
  • Cách 3: Nhấn vào nút hiển thị khung Storyboard hoặc nút  hiển thị khung Timeline. Hai nút lệnh này nằm ở bên phải phía trên của khung Storvboard/Timeline.

Muốn phóng to/thu nhỏ khung nhìn trong khung Timeline (Hình 5.3), nháy chuột vào hai nút . (Zoom in/Zoom out) tại góc trên bên trái của khung. Hoặc vào thẻ View trên thanh bảng chọn, nháy chọn lệnh Zoom In/ Zoom Out. Với khung Storyboard không thể thay đổi khung nhìn.

Thay đổi khung Timeline sau khi được phóng to

Hình 5.3. Thay đổi khung Timeline sau khi được phóng to

4. Các thao tác với dự án phim

Khi bắt đầu dựng phim, cần tạo mới một dự án theo các cách sau:

  • Cách 1: Nháy vào biểu tượng  (New Project) trên thanh công cụ.
  • Cách 2: Nháy vào thẻ File trên thanh bảng chọn, nháy chọn lệnh New Project.
  • Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.

Tên file dự án mới đưực mặc định là Untitled.

Để lưu dự án phim, thực hiện theo các cách sau:

  • Cách 1: Nháy vào biểu tượng (Save Project) trên thanh công cụ.
  • Cách 2: Nháy vào thẻ File trên thanh bảng chọn, nháy chọn lệnh Save Project.
  • Cách 3: Nhấn tồ hợp phím Ctrl + S.

Khi lưu dự án phim lần đẩu tiên, xuất hiện hộp thoại Save Project As (Hình 5.4), chọn thư mục lưu dự án tại ô Save in, nhập tên dự án tại ô File name, sau dó nháy chọn Save.

Hộp thoại Save Project As

Hình 5.4. Hộp thoại Save Project As

Thiết lập khoảng thời gian tự động lưu dự án phim

Hình 5.5. Thiết lập khoảng thời gian tự động lưu dự án phim

Nếu dự án dã được lưu, khi thực hiện lệnh Save Project, WMM sẽ lưu lại dự án tại thời điểm thực hiện lệnh. Để WMM tự động lưu dự án sau một khoảng thời gian: nháy chuột vào thẻ Tools trên thanh bảng chọn, nháy chọn Options; tại thẻ General, đánh dấu mục Save AutoRecover info every, nhập khoảng thời gian được tính bằng phút vào ổ bên cạnh (Hình 5.5) và nháy chọn OK.

Trong quá trình biên tập phim hoặc xuất phim trên WMM rất dễ xảy ra treo máy. Do vậy, cần lưu dự án phim liên tục trong quá trình thực hiện phim. Một lợi ích khác của việc lưu dự án phim là có thể chỉnh sửa trên file dự án và xuất ra phim mới khi cần.

Mở dự án phim đã có bằng lệnh Open Project: nháy vào biểu tượng  hoặc nháy chọn lệnh open Project trong thẻ File hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + O. Trong hộp thoại Open Project, tại ô Look in chọn thư mục chứa file dự án, nháy chọn file dự án (tại ô File name xuất hiện tên file dự án), nháy vào nút Open (Hình 5.6).

Hộp thoại open Project

Hình 5.6. Hộp thoại open Project

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON