Bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về thời tiết nhằm giúp các em nắm được những từ ngữ về thời tiết. Đồng thời, bài học này còn rèn luyện kĩ năng cho các em sử dụng dấu chấm, dấu chấm than một cách phù hợp. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Câu 1 trang 18 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng):
- Mùa xuân.
- Mùa hạ.
- Mùa thu.
- Mùa đông.
Gợi ý:
- Mùa xuân: ấm áp.
- Mùa hạ: nóng bức, oi nồng.
- Mùa thu: se se lạnh.
- Mùa đông: mưa phùn gió bấc, giá lạnh.
1.2. Câu 2 trang 18 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,…):
a. Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?
b. Khi nào trường bạn nghỉ hè?
c. Bạn làm bài tập này khi nào?
d. Bạn gặp cô giáo khi nào?
Gợi ý:
a. Lúc nào (bao giờ, mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?
b. Tháng mấy (lúc nào) trường bạn nghỉ hè?
c. Bạn làm bài tập này lúc nào (bao giờ) ?
d. Bạn gặp cô giáo lúc nào (mấy giờ, tháng mấy)?
1.3. Câu 3 trang 18 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào chỗ trống?
a. Ông Mạnh nổi giận, quát:
- Thật độc ác ...
b. Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét:
- Mở cửa ra ...
- Không ... Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào ...
Gợi ý:
a. Ông Mạnh nổi giận, quát:
- Thật độc ác!
b. Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét:
- Mở cửa ra!
- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Hiểu hơn những từ ngữ về thời tiết.
+ Biết cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm than cho phù hợp.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Mùa nước nổi để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.