Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 445664
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần làm gì?
- A. khuyến khích, cổ vũ.
- B. lên án, ngăn chặn.
- C. thờ ơ, vô cảm.
- D. học tập, noi gương.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 445665
Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
- A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
- B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
- C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
- D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 445666
Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:
"Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu".
- A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
- B. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
- C. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
- D. Cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 445667
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
- A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
- B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- C. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
- D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 445668
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động?
- A. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
- B. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
- C. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
- D. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 445669
Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với khách hàng là gì?
- A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
- B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
- C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
- D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 445670
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
- A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
- B. Đối xử công bằng, bình đẳng với nhân viên.
- C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
- D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 445671
Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
- A. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
- C. Doanh nghiệp M đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
- D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp C chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 445672
Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào?
- A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.
- B. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.
- C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
- D. Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 445673
Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
- A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- B. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
- C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
- D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.