Câu hỏi (23 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 82453
Cho các loại bạch cầu sau :
(1) Bạch cầu mônô (2) Bạch cầu trung tính (3) Bạch cầu ưa axit
(4) Bạch cầu ưa kiềm (5) Bạch cầu limphô
Những loại bạch cầu tham gia vào hoạt động thực bào là
- A. (1), (2)
- B. (3), (4), (5)
- C. (1), (2), (3)
- D. (3), (4), (5)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 82456
Yếu tố khoáng ảnh hưởng đến sự đông máu là:
- A. Natri
- B. Kali
- C. Canxi
- D. Clo
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 82459
Tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng khi cơ thể bị:
- A. Nhiễm kim loại nặng
- B. Nhiễm khuẩn cấp tính
- C. Nhiễm vi rút
- D. Nhiệt độ cơ thể giảm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 82467
Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch ?
- A. Bệnh nước ăn chân
- B. Bệnh tay chân miệng
- C. Bệnh thấp khớp
- D. Bệnh á sừng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 82469
Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
- A. Hình đĩa, lõm hai mặt
- B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
- C. Màu đỏ hồng
- D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 82472
Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào ?
- A. Hồi tràng
- B. Hỗng tràng
- C. Dạ dày
- D. Tá tràng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 82477
Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng ?
- A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột
- B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên
- C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét)
- D. Tất cả A, B, C đúng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 82480
Enzim amilaza trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện PH:
- A. 5,2
- B. 6,2
- C. 7,2
- D. 8,2
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 82484
Qua cơ quan tiêu hóa ở người, tinh bột được chuyển hóa thành đường đơn có thành phẫn các nguyên tố là: 40% C; 6,67% H còn lại là oxi. Ở điều kiện thích hợp tỉ khối hơi của đường so với khí oxi là 5,625. Công thức hóa học của đường là:
- A. CH2O
- B. C2H4O2
- C. C3H6O3
- D. C6H12O6
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 82486
Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra:
- A. Nồng độ CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ phế nang vào máu
- B. Nồng độ O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu
- C. Sự khuyếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn
- D. Sự khuyếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 82488
Cử động hô hấp là:
- A. Một lần hít vào và một lần thở ra
- B. Tập hợp của các lần hít vào trong 1 phút
- C. Tập hợp của các lần thở ra trong 1 phút
- D. Các lần hít vào và thở ra trong 1 phút
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 82490
Hoạt động hô hấp bình thường được điều hòa nhờ:
- A. Cơ chế thần kinh, thể dịch
- B. Cơ chế tự điều chỉnh
- C. Ý thức của con người
- D. Co dãn của cơ hô hấp
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 82491
Khi hoạt động mạnh, nhịp hô hấp và nhịp tim tăng vì:
- A. Hàm lượng O2 và CO2 tăng lên
- B. Hàm lượng O2 và CO2 giảm đi
- C. Hàm lượng O2 và CO2 không thay đổi
- D. Hàm lượng O2 giảm và CO2 tăng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 82492
Trong cơ thể có các loại mô chính là
- A. mô cơ, mô liên kết
- B. mô cơ, mô thần kinh
- C. mô mỡ, mô xương, mô cơ, mô liên kết
- D. mô thần kinh, mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 82493
Những người bị tai nạn gãy xương được băng bột một thời gian xương liền lại được là nhờ:
- A. sự phân chia của tế bào màng xương
- B. sự phân chia của tế bào mô xương cứng
- C. sự phân chia của tế bào khoang xương
- D. sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 82494
Hai bộ phận của hệ thần kinh sinh dưỡng là:
- A. Thần kinh cơ - xương và thần kinh giao cảm
- B. Thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm
- C. Thần kinh vận động và thần kinh cơ - xương
- D. Thần kinh đối giao cảm và thần kinh vận động
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 82495
Trung khu của các phản xạ không điều kiện nằm ở:
- A. Tủy sống và trụ não
- B. Vỏ não và não trung gian
- C. Trụ não và vỏ não
- D. Tiểu não và não trung gian
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 82496
Phát biểu nào sau đây là chính xác?
- A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng
- B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược
- C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược
- D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 82497
Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?
- A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
- B. Nơron cảm giác và nơron vận động
- C. Nơron liên lạc và nơron cảm giác
- D. Nơron liên lạc và nơron vận động
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 82498
Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ?
1. Xung thần kinh li tâm 2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
3. Xung thần kinh thông báo ngược 4. Xung thần kinh hướng tâm
- A. 1, 2
- B. 2, 3
- C. 1, 4
- D. 1, 3
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 82501
a) Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? Vai trò của hoạt động bài tiết đối với cơ thể người?
b) Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 82508
a) Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?
b) Vì sao nói: tuyến tuỵ là tuyến pha?
c) Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 82516
1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất côlesteron?
2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 -140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.