Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 159014
Mô phân sinh là nhóm các tế bào:
- A. đã phân hoá
- B. chưa phân hoa, duy trì được khả năng nguyên phân
- C. đã phân chi
- D. chưa phân chia
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 159015
Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
- A. cây có vòng đời dài
- B. cây có vòng đời trung bình
- C. vòng năm
- D. cây có vòng đời ngắn
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 159016
Gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn sẽ có bao nhiêu biểu hiện sau đây?
I. Mào nhỏ. II. Chân không có cựa.
III. Không biết gáy. IV. Mất bản năng sinh dục.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 159017
Khi nói về mô phân sinh có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mô phân sinh là một nhóm tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
II. Mô phân sinh gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng
III. Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đinh, chồi nách và chồi rễ của cây Một là mâm và cây Hai là mầm.
IV. Mô phân sinh bên chỉ có ở cậy Hai là mầm và mô phân sinh lóng có ở tất cả các loài cây Một là mầm.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 159018
Những hoocmôn nào sau đây thuộc nhóm ức chế sinh trường?
I. Auxin. II. Axit abxixic. III. Êtilen.
IV. Giberêlin. V. Xitôkinin.
- A. I, III, IV
- B. II, III
- C. II, III, V
- D. I, IV, V
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 159019
Hoocmôn nào sau đây làm chậm quá trình già của tế bào thực vật?
- A. Auxin.
- B. Axit abxixic.
- C. Xitôkinin.
- D. Giberelin.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 159020
Hoocmôn nào sau đây có vai trò thúc quá chóng chín và làm rụng lá?
- A. Auxin.
- B. Axit abxixic.
- C. Êtilên.
- D. Gibêrêlin.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 159021
Hiện tượng xuân hóa là sự ra hoa của cây phụ thuộc vào:
- A. Hoocmon ra hoa
- B. Tuổi của cây
- C. Quang chu kì
- D. Nhiệt độ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 159022
Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ:
- A. 14
- B. 15
- C. 12
- D. 13
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 159023
Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở
- A. Chồi nách
- B. Lá
- C. Đỉnh thân
- D. Rễ
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 159024
Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây:
- A. Bướm → trứng → sâu → nhộng → bướm
- B. Bướm → sâu → trứng → nhộng → bướm
- C. Bướm → nhộng → sâu → trứng → bướm
- D. Bướm → nhộng → trứng → sâu → bướm
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 159025
Testosterone được sinh sản ra ở
- A. tuyến giáp
- B. tuyến yên
- C. tinh hoàn
- D. buồng trứng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 159026
Nếu thiếu vitamin D trong khẩu phần ăn thì trẻ em sẽ mắc bệnh nào sau đây?
- A. Còi xương.
- B. Quáng gà.
- C. Phù thủng.
- D. Thiếu máu.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 159027
Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, nếu thiếu coban (Co) thì gia súc sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố:
- A. Thức ăn
- B. Độ ấm
- C. Nhiệt độ
- D. Ánh sáng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 159028
Ở ếch, quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hoocmon:
- A. sinh trưởng
- B. tiroxin
- C. ơstrogen
- D. testosteron
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 159029
Ecđixơn gây
- A. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
- B. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
- C. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
- D. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 159030
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
- A. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
- B. Cần có 2 cá thể trở lên
- C. Chỉ cần có một cá thể có thể sinh ra các cá thể mới
- D. Không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 159031
Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng
- A. rễ phụ
- B. lóng
- C. thân rễ
- D. thân bò
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 159032
Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là:
- A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
- B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
- C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
- D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 159033
Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản
- A. bằng bào tử
- B. phân đôi
- C. dinh dưỡng
- D. hữu tính
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 159034
Ý nào không đúng khi nói về quả?
- A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
- B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
- C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
- D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 159035
Điều không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là:
- A. cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường
- B. đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể
- C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn
- D. có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 159036
Hình thức sinh sản vô tính nào sau đây dựa vào nguyên phân nhiều lần để tạo thành một chồi con. Chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới?
- A. Trinh sinh.
- B. Nảy chồi.
- C. Phân mảnh.
- D. Phân đôi.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 159037
Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh
- A. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.
- B. tự thụ tinh và thụ tinh chéo.
- C. thụ tinh ngoài và thụ tinh chéo.
- D. thụ tinh trong và tự thụ tinh.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 159038
Tuyến yên tiết ra những chất nào?
- A. FSH, testôstêron.
- B. LH, FSH.
- C. Testôstêron, LH.
- D. Testôstêron, GnRH.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 159039
Thể vàng tiết ra những chất nào?
- A. Prôgestêron và Ơstrôgen.
- B. FSH, Ơstrôgen.
- C. LH, FSH.
- D. Prôgestêron, GnRH.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 159040
Khi nói về hoocmôn tirôxin ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tirôxin được hình thành ở tuyến giáp.
II. Tirôxin kích thích chuyển hoá ở tế bào.
III. Tirôxin kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
IV Tirôxin kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 159041
Khi nói về sinh sản hữu tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Trong sinh sản hữu tính có sự tố hợp lại vật chất di truyền sau mỗi thế hệ.
II. Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
III. Ở thực vật có hoa, các cây mọc lên từ hạt của cây mẹ thường đa dạng di truyền hơn các cây mọc từ cành giâm của cây mẹ.
IV. Khi môi trường sống biến động nhiều thì sinh sản hữu tính tỏ ra có ưu thế hơn sinh sản vô tính.
- A. 1
- B. 2
- C. 4
- D. 3
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 159042
Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở thực vật hai lá mầm mà không có ở thực vật một lá mầm?
- A. Mô phân sinh bên.
- B. Mô phân sinh lóng.
- C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
- D. Mô phân sinh đỉnh thân.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 159043
Loài thực vật nào sau đây sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng?
- A. Bí đỏ.
- B. Khoai lang.
- C. Rêu.
- D. Mướp.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 159044
Trong các tập tính sau đây, những tập tính nào là bẩm sinh?
I. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
II. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản.
III. Người tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại..
IV. Học sinh đi học đúng giờ.
- A. I, II.
- B. II,III.
- C. III, IV.
- D. I, IV.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 159045
Hiện tượng nào sau đây không phải là hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
- A. Phân mảnh ở giun dẹp.
- B. Phân đôi ở trùng biến hình.
- C. Nảy chồi ở thủy tức.
- D. Cua đứt càng mọc lại càng mới.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 159046
Những loài nào sau đây có hình thức thụ tinh trong?
- A. Gà, ếch.
- B. Rắn, gà.
- C. Ếch, rắn.
- D. Ếch, nhái.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 159047
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật?
- A. Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính.
- B. Từ cơ quan sinh sản chưa phân hóa đến phân hóa.
-
C.
Từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài.
- D. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 159048
Bướm trưởng thành thường hút mật hoa và không gây hại cho cây trồng vì trong ống tiêu hóa của bướm
- A. chỉ có enzim saccaraza tiêu hóa đường saccarôzơ.
- B. đã có đầy đủ chất dinh dưỡng do thế hệ trước để lại.
-
C.
đã có đầy đủ chất dinh dưỡng do trứng để lại.
- D. không có enzim saccaraza để tiêu hóa đường saccarôzơ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 159049
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sinh sản ở thực vật?
I. Ở hình thức sinh sản vô tính, chỉ có một cây mẹ vẫn có thể sinh ra các cây con.
II. Ở hình thức sinh sản hữu tính, chỉ có một cây thì không thể sinh ra các cây con.
III. Sinh sản hữu tính tạo ra sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa.
IV. Ở thực vật có hoa, mỗi quả luôn có ít nhất một hạt.
- A. 1
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 159050
Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi có ánh sáng yếu), sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng vì tia tử ngoại tác động lên da biến
- A. tiền vitamin A thành vitamin A có vai trò chuyển hóa magiê để hình thành xương.
- B. tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò chuyển hóa magiê để hình thành xương.
-
C.
tiền vitamin A thành vitamin A có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương.
- D. tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 159051
Trong nhân giống thực vật bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để
- A. nước di chuyển từ cành ghép xuống gốc ghép không bị chảy ra ngoài.
- B. dòng mạch rây dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.
-
C.
chất hữu cơ di chuyển từ cành ghép xuống gốc ghép không bị chảy ra ngoài.
- D. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 159052
Trong cấu tạo của xináp hóa học, các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
- A. chùy xináp.
- B. màng trước xináp.
- C. khe xináp.
- D. màng sau xináp.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 159053
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô tính ở động vật?
- A. Tạo ra các thế hệ con cháu rất đa dạng về mặt di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
- B. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
-
C.
Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
- D. Tạo ra các thế hệ mới đồng nhất về đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.